Ghé thăm Điệp Sơn đảo, trải nghiệm cảm giác đi bộ trên con đường nổi giữa đại dương, thưởng thức hải sản ở làng chài Vạn Giã… sẽ đem lại cho bạn những cảm giác mới mẻ, đầy thú vị.
Cách TP HCM gần 500 km, Điệp Sơn đảo nằm trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn, lôi kéo nhiều du khách. Nơi đây cuốn hút bởi vẻ đẹp hoang sơ và đặc biệt là con đường nổi lênh đênh giữa đại dương độc đáo nhất Việt Nam.
Cách di chuyển
< Tàu ra Điệp Sơn.
Để đến Điệp Sơn, bạn phải tới thị trấn Vạn Giã, Khánh Hòa để bắt tàu ra đảo. Từ TP HCM bạn có thể bắt xe khách đến Nha Trang, thuê xe máy chạy theo hướng bắc khoảng 60 km là tới nơi.
toimedulich
Ngoài ra, bạn có thể lên xe khách ra Phú Yên, rồi thuê xe máy tại thành phố Tuy Hòa chạy theo hướng nam khoảng 60 km để đến Vạn Giã. Nếu đi từ Tuy Hòa, bạn nên chạy men theo con đường ven biển, đi qua những điểm du lịch rất đẹp của Phú Yên như Mũi Điện, vịnh Vũng Rô. Cảm giác vi vu xe máy qua những con đường đèo ven biển ít người cho bạn cảm phiêu du, tự do.
< Con đường nằm dưới mực nước biển độc đáo, du khách có thể đi lại từ đảo này sang đảo khác ở Điệp Sơn.
Từ thị trấn Vạn Giã, đi theo đường Trần Hưng Đạo để đến bến tàu. Thường tàu chạy vào sáng sớm, chuyến cuối lúc 15h. Nếu đi tàu từ bến đò ra Điệp Sơn, bạn phải phụ thuộc vào những hành khách địa phương khác.
Nếu thuê nguyên một con tàu của dân chài để đi ra đảo, bạn hãy đi theo đường Trần Hưng Đạo, đến tìm nhà chú Hai lái đò, cách bến đò khoảng 300 m. Chi phí tham quan và khám phá toàn bộ quần đảo là 500.000 đồng, tàu có thể chở 7 - 8 người. Vì vịnh Vân Phong sóng khá mạnh, ra đảo cũng khá xa (mất khoảng 1h để đến nơi) nên tàu bè thường ra đảo vào buổi sáng để chiều về bến.
Các điểm tham quan, trải nghiệm
< Điệp Sơn thủy đạo, con đường chìm dưới mặt nước biển nối liền 3 hòn đảo lớn nhỏ. 6h hàng ngày, thủy triều rút, con đường cát xuất hiện, dài khoảng 500 m, rộng từ 8 m ở gần đảo, rồi nhỏ dần ra xa còn khoảng 2-3 m. Khi thủy triều dâng, đường nằm chìm dưới mặt biển khoảng 1 m
toimedulich
Điểm trải nghiệm đầu tiên sẽ là con đường trên biển độc đáo. Từ Vạn Giã, sau khoảng 1h lênh đênh trên biển, quần đảo Điệp Sơn với 3 hòn đảo nhỏ sẽ hiện ra rõ nét trên đường chân trời. Các bạn đừng cho tàu chạy thẳng tới Điệp Sơn, hãy dừng lại tại hòn đảo giữa, từ đây có thể nhìn thấy con đường trên biển nằm bên dưới mặt nước, kéo dài khoảng 800 m, nối liền với đảo Điệp Sơn lớn.
Sau khi trải nghiệm con đường này, bạn ghé thăm Điệp Sơn đảo gồm khoảng 80 hộ dân, chủ yếu sống bằng nghề chài lưới. Việc sinh hoạt của người dân trên đảo buổi tối trông chờ vào máy phát điện, mỗi gia đình chỉ có 3 tiếng đồng hồ sử dụng điện hàng ngày. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, du khách có thể kết hợp du lịch và từ thiện.
Thăm thú Điệp Sơn đảo xong, hãy khám phá các hòn đảo nhỏ xung quanh, nổi bật nhất là hòn Một, cách đó khoảng 15 phút đi tàu. Tại đây, điểm thú vị nhất chính là sự hoang sơ, vắng vẻ, bãi biển xanh biếc và một cánh đồng cỏ lau ngút ngàn. Đây sẽ nơi lý tưởng để các bạn chụp ảnh, ghi lại những bức hình kỷ niệm lung linh về vịnh Vân Phong.
Ăn uống
Trên Điệp Sơn đảo rất ít hàng quán ăn, chỉ có một hàng nước ngọt ở đầu làng. Các đảo xung quanh là đảo hoang, vì vậy nếu muốn cắm trại bạn nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống trước.
< Hàng nước giải khát ở Điệp Sơn.
toimedulich
Ngoài ra, các bạn nên dành một buổi tối trải nghiệm thị trấn Vạn Giã. Tại đây, bạn tha hồ thưởng thức hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đi dọc con đường Trần Hưng Đạo, men theo bờ vịnh sẽ thấy có những quán hải sản. Một đĩa hàu tươi ngon đầy ắp hay ốc đập có giá 50.000 đồng...
Lịch trình gợi ý
Thông thường, các bạn có thể khám phá Điệp Sơn trong vòng 2 ngày một đêm. Có hai phương án thích hợp sau:
Sau khi đến Nha Trang hoặc Tuy Hòa vào sáng sớm, các bạn thuê xe máy và chạy ngay đến Vạn Giã rồi lên tàu ra đảo, có thể đem theo lều ngủ trên đảo hay trở về thị trấn Vạn Giã chơi một đêm.
Sau khi đến Nha Trang hoặc Tuy Hòa vào sáng sớm, các bạn thoải mái vui chơi khám phá Nha Trang, hay Tuy Hòa rồi trưa khoảng 14h tới thị trấn Vạn Giã, nghỉ lại một đêm khám phá thị trấn nhỏ này, rồi sáng mai sẽ khởi hành ra đảo sớm.
Lưu ý
Trên đảo rất hoang sơ, và không có dịch vụ nhiều nên các bạn muốn ở lại nên chuẩn bị đầy đủ hành trang, đồ ăn, nước uống…
Ngoài ra, trên đảo hay trên con đường nổi trên biển không có những nơi xử lý rác, các bạn hãy ý thức giữ gìn môi trường và cảnh quan nơi đây sạch đẹp.
Theo Phan Lộc (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Đường nằm dưới biển ở Khánh Hòa
Hòn Bịp - Điệp Sơn
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016
Khám phá rừng lá phong Đà Lạt
Nếu ở một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc… Việt Nam, cây lá phong xuất hiện vài cây đơn lẻ rải rác thì Đà Lạt mới phát hiện rừng phong tự nhiên có số lượng lớn độc nhất. Khi tiết trời Nam Cao nguyên chuyển lạnh, giữa rừng già tự nhiên ở Đà Lạt nổi bật lên màu đỏ tươi của một loài cây xứ ôn đới - cây lá phong.
Gần đây, những người thích du lịch sinh thái và khám phá những góc mới của Đà Lạt đã phát hiện ra một quần thể rừng phong sống tập trung tại một cánh rừng nguyên sinh cuối Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm. Phát hiện thú vị này đã khiến “dân phượt” khắp nơi náo nức, lên đường tìm tới ngắm những cây phong đỏ Đà Lạt đang mùa thay lá.
Từ Khu Du lịch đường hầm đất sét Đà Lạt ở cuối hồ Tuyền Lâm, người đi dùng thuyền kayak để chèo, mất khoảng 1 giờ đồng hồ, thì du khách tới được khu quần thể phong đang mùa chuyển lá.
toimedulich
Không như phần lớn các loại cây khác, khi thay lá, phong thường bắt đầu từ những lá già, khô và rụng. Phong thay lá thì đồng loạt chuyển từ xanh sang vàng, sang đỏ rồi kéo theo nhau rụng bằng những cơn gió nhè nhẹ. Khi lìa cành lá phong vẫn giữ được màu đỏ, vàng tươi rói, nổi bật lên giữa màu xanh của cây lá rừng già.
Ở hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, ước tính có khoảng 30-40 cây, nằm rải rác xen lẫn với những cây cổ thụ xanh lá, có chiều cao trung bình từ 5-15m, đường kính cây lớn nhất đạt 60cm. Màu vàng, đỏ của lá phong nổi bật qua màu xanh của núi rừng Tuyền Lâm gây không ít tò mò cho du khách.
Anh Ngô Anh Tuấn, người phát hiện ra rừng phong này sau những lần đi rừng. Vì cây tự nhiên mọc phân tán nên anh đang có ý định sẽ trồng tập trung những cây con vào một khu.
toimedulich
Kế hoạch này đang được anh triển khai và như thế trong tương lai một rừng phong với sắc đỏ lãng mạn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước bởi phong vốn là giống cây xứ lạnh, đặc trưng ở những nước hàn đới, ôn đới.
Cách Đà Lạt khoảng 50km, ở Vườn quốc gia Bidoup - Búi Bà, những cây phong đỏ cũng đã được tìm thấy. Phong lá đỏ ở đây lớn hơn ở hồ Tuyền Lâm nhưng lại sống không tập trung thành một quần thể.
Có những cây phong cổ thụ chiều cao tới 20m, trên cây có nhiều phong lan, rêu… sống cộng sinh, tạo nên nét độc đáo, hoang dã mà hiếm nơi nào có được.
Tổng hợp từ báo Lâm Đồng, Vietnamplus
Du lịch, GO!
Gần đây, những người thích du lịch sinh thái và khám phá những góc mới của Đà Lạt đã phát hiện ra một quần thể rừng phong sống tập trung tại một cánh rừng nguyên sinh cuối Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm. Phát hiện thú vị này đã khiến “dân phượt” khắp nơi náo nức, lên đường tìm tới ngắm những cây phong đỏ Đà Lạt đang mùa thay lá.
Từ Khu Du lịch đường hầm đất sét Đà Lạt ở cuối hồ Tuyền Lâm, người đi dùng thuyền kayak để chèo, mất khoảng 1 giờ đồng hồ, thì du khách tới được khu quần thể phong đang mùa chuyển lá.
toimedulich
Không như phần lớn các loại cây khác, khi thay lá, phong thường bắt đầu từ những lá già, khô và rụng. Phong thay lá thì đồng loạt chuyển từ xanh sang vàng, sang đỏ rồi kéo theo nhau rụng bằng những cơn gió nhè nhẹ. Khi lìa cành lá phong vẫn giữ được màu đỏ, vàng tươi rói, nổi bật lên giữa màu xanh của cây lá rừng già.
Ở hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, ước tính có khoảng 30-40 cây, nằm rải rác xen lẫn với những cây cổ thụ xanh lá, có chiều cao trung bình từ 5-15m, đường kính cây lớn nhất đạt 60cm. Màu vàng, đỏ của lá phong nổi bật qua màu xanh của núi rừng Tuyền Lâm gây không ít tò mò cho du khách.
Anh Ngô Anh Tuấn, người phát hiện ra rừng phong này sau những lần đi rừng. Vì cây tự nhiên mọc phân tán nên anh đang có ý định sẽ trồng tập trung những cây con vào một khu.
toimedulich
Kế hoạch này đang được anh triển khai và như thế trong tương lai một rừng phong với sắc đỏ lãng mạn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước bởi phong vốn là giống cây xứ lạnh, đặc trưng ở những nước hàn đới, ôn đới.
Cách Đà Lạt khoảng 50km, ở Vườn quốc gia Bidoup - Búi Bà, những cây phong đỏ cũng đã được tìm thấy. Phong lá đỏ ở đây lớn hơn ở hồ Tuyền Lâm nhưng lại sống không tập trung thành một quần thể.
Có những cây phong cổ thụ chiều cao tới 20m, trên cây có nhiều phong lan, rêu… sống cộng sinh, tạo nên nét độc đáo, hoang dã mà hiếm nơi nào có được.
Tổng hợp từ báo Lâm Đồng, Vietnamplus
Du lịch, GO!
Bảy ngày xuân xứ Huế
(KPH) - Người Huế có câu “ba ngày Tết, bảy ngày xuân” để nói về thời điểm thảnh thơi nhất trong năm: tháng Giêng. Nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn, xong ba ngày Tết đã coi như hết Tết, nhưng tại mảnh đất cố đô, nơi hội tụ những làng nghề truyền thống với những lễ nghi chuẩn mực thì ba ngày Tết dường như chỉ là phần lễ còn những ngày còn lại mới thực sự là hội với đa dạng những chương trình đặc sắc.
Hội đu tiên
Cứ hai năm một lần, lễ hội đu tiên được diễn ra sôi nổi tại rất nhiều địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế như hội đu tiên làng Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền), làng Gia Viên (xã Phong Hiền, Phong Điền) nhưng đặc sắc nhất là hội đu tiên tại xã Điền Hòa (Phong Điền) với lịch sử lễ hội hơn 700 năm.
Đu tiên là cách gọi của hình thức đánh đu đôi, tức từng cặp (một nam, một nữ) thanh niên cùng lên đu so tài trong dịp đầu xuân năm mới. Để chơi đu, người ta dựng những cây tre già và thẳng được chọn ở khắp vùng để làm giá, sau đó trồng bên cạnh cây đu một cây cột và treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu.
Khi đánh đu, người chơi phải nhún sao cho đều, nhịp nhàng để đưa đu lên cao và giật lấy chiếc khăn hồng thì được xem là người chiến thắng. Khi đu lên cao, người chơi bay giữa không trung, nhìn thấy những người phía dưới đang cổ vũ rất nhỏ sẽ có cảm giác như đang ở tận cõi tiên. Thêm vào đó, trong một hội đu có nhiều hình thức chơi khác nhau nhưng phổ biến nhất và được ưa chuộng hơn cả là hình thức đu tiên, vì vậy tên gọi này được lấy làm tên của lễ hội.
toimedulich
Từ thế kỷ XIV, trên mảnh đất Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế ngày nay) đã đề cập đến lễ hội đánh đu. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, Lê Văn Hưu... soạn thảo) có viết: “Ất Tỵ, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)…, mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về”.
Với mục đích tạo ra sân chơi vui vẻ, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vụ mùa bội thu, lễ hội đu tiên được diễn ra rất sớm, ngay từ mồng 2, mồng 3 Tết và kéo dài tới tận mồng 10. Thường thì hội đu tiên không có giải thưởng cho những người thắng cuộc nhưng vẫn thu hút được đông đảo các nam thanh, nữ tú tham gia. Những đôi đu vừa cao, vừa nhún đẹp sẽ được tán thưởng bằng câu ca dao: “Nhún mình như thể nhún đu - Càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm”. Cũng có nhiều đôi trai gái nhờ hội đu như vậy mà nên duyên chồng vợ.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hội đu tiên vẫn vững chãi tồn tại trong truyền thống văn hóa của các làng quê xứ Huế. Và những tên gọi Phước Yên, Gia Viên, Điền Hòa như cũng chung một mong ước với hội đu tiên vậy.
Hội đánh bài chòi Thủy Thanh
Cùng thời điểm tổ chức Hội đu tiên, hội đánh bài chòi tại làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy cũng được tổ chức hết sức rầm rộ và kéo dài tới tận mồng 10.
Đánh bài chòi không còn quá xa lạ với bất cứ người dân Việt Nam nào cũng như du khách khi tới Huế và các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Đây được xem là một kho văn hóa truyền miệng quý báu của dân tộc ta, đã “được hình thành và phát triển sau quá trình Nam tiến của người Việt, tức là sau năm 1470” (La Rousse Musicale, Giáo sĩ G.L Bouvier, người Pháp gốc Phần Lan – người từng có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm đầu thế kỷ XX và dành ra một chương trong cuốn sách của mình để nghiên cứu về bài chòi).
toimedulich
Trong quá trình lao động và sinh hoạt, những điệu hò, câu hát đã được hình thành truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với rất nhiều những dị bản tùy vào mỗi vùng miền, trong đó các điệu hò, điệu lý (hò chèo thuyền, hò giã gạo, hò kéo vải... hoặc lý ngựa ô, lý con sáo, lý quét nhà...) thậm chí những câu thơ được sáng tác ngẫu hứng cũng được hòa quyện vào nhau trong những ván chơi với những tràng cười không dứt, tạo nên nét khác biệt cũng như sự đa dạng của đánh bài chòi.
Đánh bài chòi (cũng có thể gọi là hát bài chòi vì khi đánh bài, người chơi sẽ phải hô lên những câu thơ có vần điệu, nhịp nhàng tương ứng với mỗi con bài đang có trên tay) là hoạt động thường niên vào dịp tết Nguyên Đán nhằm mục đích tạo ra sân chơi cho mọi người sau một năm làm lụng vất vả. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương. Bên cạnh người chơi, sẽ có một đội ngũ người điều khiển gồm người phát bài, người gom bài, người trao cờ, thu -chung tiền và quan trọng nhất là người rao bài thường do những bậc cao niên trong làng đảm nhận.
Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu… vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau. Bộ bài gồm 3 pho là pho Văn, pho Vạn và pho Sách, mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài chơi.
Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chẳng hạn khi rút trúng con “xưởng” thì người hô thai phải hô bài hát có chữ “xưởng”: “Hồi nào đói rách có qua - Bây giờ nên xưởng nên nhà thì lơ” là con “sáu xưởng”. Chòi nào trúng tên con “sáu xưởng” thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu một lần thắng. Nếu chòi nào “tam thắng” (tức có 3 lá cờ thể hiện 3 lần thắng) là được hội chơi tặng thưởng tiền tương đương một ván thắng. 9 hiệp chơi (hay còn gọi là ván) là hết một hội chòi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi vãn khách.
toimedulich
Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, trống hòa tấu lên khi có chòi "tới". Đặc sắc là thế cho nên những ngày xuân ở Huế, ai nấy đều nô nức rủ nhau về làng Thanh Thủy Chánh, không chỉ để ngắm cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng mà còn chung vui với hội bài chòi. Có câu : “Ai về cầu ngói Thanh Toàn - Cho em về với một đoàn cho vui”, dấu ấn văn hóa cộng đồng của nền văn minh lúa nước được trui rèn từ những hoạt động văn hóa ấy.
Hội vật
Ở Huế có hai hội vật nổi tiếng là hội vật làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, diễn ra vào ngày mồng 5 tết) và hội vật làng Sình (làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, diễn ra vào ngày mồng 10). Tuy nhiên, do chỉ cách trung tâm thành phố hơn 7km (về phía đông bắc) nên hội vật làng Sình hàng năm thu hút được đông đảo người dân và du khách thập phương tới tham gia hơn. Người dân làng Sình có câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày hội vật thì quay về Sình” hay “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày hội vật mồng Mười tháng Giêng” như nhắc nhở con cháu về vốn truyền thống quý báu của địa phương cần được bảo tồn và phát huy theo năm tháng.
Sau nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của các bô lão tại đình làng, từng hồi trống dồn dập vang lên báo hiệu khai màn hội vật. Nếu như hội vật Thủ Lễ , vật Sình chỉ tiếp nhận những đô vật nghiệp dư tham gia tranh tài. Để vượt qua vòng loại, đô thiếu niên phải thắng 2 keo còn đô thanh niên thì phải 3 lần khiến đối thủ “lấm lưng trắng bụng”.
Người làng Sình quan niệm rằng hội vật năm nào thu hút được càng nhiều người xem thì năm đó càng làm ăn phát đạt và phải xong hội vật thì mọi người mới yên tâm làm việc. Cũng với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và tạo thêm sự hứng khởi cho năm mới, hội vật ở Huế vượt ra khỏi văn hóa của một làng quê cụ thể mà hòa chung vào nét văn hóa truyền thống độc đáo của cả đất nước.
Hội đua ghe
Vào các ngày mồng 7, mồng 8 Tết hàng năm, tại thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) và ở phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy) diễn ra hội đua ghe sông Vực.
toimedulich
Cũng với ý nghĩa như các lễ hội trên, các giải đua ghe hàng năm thu hút được đông đảo các đội chơi đến từ các tổ dân phố, các thôn trên địa bàn, mặc dù giải thưởng chỉ là một lá cờ dài treo trên ngọn tre và tiền thưởng chỉ như chút lộc đầu năm mà thôi. Trong cuộc đua bao giờ cũng có 9 đội tham gia tranh tài bao gồm cả đội hình nam và nữ, xuất phát tại vè trung tâm trước ban tổ chức hay còn gọi là "vè rốn" theo dân địa phương, và hai vè thượng lưu và hạ lưu ở hai đầu của đường đua. Các đội đua đối với nam trải qua một "rộ" tức một chặng đua do ban tổ chức quy định, gồm "3 vòng 6 tráo", đối với nữ là "2 vòng 4 tráo" đi qua các vè cho trước.
Tương ứng với 9 đội thi sẽ có 9 giải được trao cho các đội, trong đó 7 giải dành cho nam và 2 giải dành cho nữ ứng với 7 giải tiền, 1 giải cúng và 1 giải phá. Như kinh nghiệm của các "tay bơi" và người cổ vũ, "giải phá" là giải đáng mong chờ nhất, chứng tỏ sức mạnh và sự bền bỉ đến phút chót của đội ghe năm đó.
Hội đua ghe cũng được tổ chức tại vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc) vào sáng mồng 6 Tết hàng năm, được xem như một điển nhấn du lịch gây nhiều hứng thú cho du khách thập phương khi đến Huế. Đặc sắc nhất, cứ ba năm một lần, giải đua ghe trên phá Tam Giang được tổ chức tại làng Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) vào ngày 12 tháng Giêng gắn liền với lễ hội cầu ngư cũng được đánh giá là một trong những lễ hội độc đáo nhất của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tên gọi làng Thai Dương với ý nghĩa là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của vùng ven biển này càng khiến cho người đi, kẻ ở vẫn hoài nhắc câu ca:
“Vò vọ mà chấm muối rang
Đi mô cũng nhớ Thuận An mà về”.
Lễ hội đền Huyền Trân công chúa
Huyền Trân công chúa là là con gái của vua Trần Nhân Tông, để giữ mối hòa hảo và thắt chặt bang giao mà công chúa được vua cha gả cho vua Chế Mân, trở thành hoàng hậu của đất nước Chiêm Thành khi mới 19 tuổi Hơn một năm sau, vua Chế mân băng hà. Theo tục lệ, hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để tuẫn tiết theo vua. Nghe tin, vua tôi nhà Trần đã cử tướng Trần Khắc Chung sang viếng và tìm cách cứu công chúa. Về nước, theo di nguyện của vua cha, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (Bắc Ninh) và lấy pháp danh Hương Tràng.
toimedulich
Để biết ơn người có công mở mang bờ cõi, tạo nên mảnh đất Thừa Thiên và tỉnh Quảng Trị ngày nay, nhân ngày mất của công chúa Huyền Trân là ngày mồng 9 tháng Giêng, người dân Huế tổ chức lễ hội đền Huyền Trân tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (151 đường Thiên Thai, phường An Tây, thành phố Huế).
Trước ngày lễ hội chính, tại Thiền viện Hương Vân tổ chức đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an rất trọng thể. Đây là một hoạt động đã được duy trì hơn 721 năm với nhiều giá trị truyền thống.
Sau đại lễ, hội đền Huyền Trân công chúa chính thức được bắt đầu với nhiều hoạt động như viết thư pháp, tụng kinh cầu nguyện Quốc thái dân an, chơi cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền, hò giã gạo… hết sức sôi nổi. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng ngàn lượt khách với tấm lòng hướng về nguồn cội.
Hướng đến việc xây dựng thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố Huế nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có đầy đủ cơ sở để phát triển thông qua những hoạt động bảo tồn và phát huy những tầng giá trị văn hóa vốn có của mỗi địa phương, tạo nên hệ thống những “đặc sản” chẳng nơi nào có được. Những giá trị đó sẽ “tiếp thêm sức mạnh của nền văn hóa đương thời và nâng nó lên ngang tầm với sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh của xã hội” như tổ chức UNESCO từng nhận định.
Theo Khám Phá Huế
Du lịch, GO!
Hội đu tiên
Cứ hai năm một lần, lễ hội đu tiên được diễn ra sôi nổi tại rất nhiều địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế như hội đu tiên làng Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền), làng Gia Viên (xã Phong Hiền, Phong Điền) nhưng đặc sắc nhất là hội đu tiên tại xã Điền Hòa (Phong Điền) với lịch sử lễ hội hơn 700 năm.
Đu tiên là cách gọi của hình thức đánh đu đôi, tức từng cặp (một nam, một nữ) thanh niên cùng lên đu so tài trong dịp đầu xuân năm mới. Để chơi đu, người ta dựng những cây tre già và thẳng được chọn ở khắp vùng để làm giá, sau đó trồng bên cạnh cây đu một cây cột và treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu.
Khi đánh đu, người chơi phải nhún sao cho đều, nhịp nhàng để đưa đu lên cao và giật lấy chiếc khăn hồng thì được xem là người chiến thắng. Khi đu lên cao, người chơi bay giữa không trung, nhìn thấy những người phía dưới đang cổ vũ rất nhỏ sẽ có cảm giác như đang ở tận cõi tiên. Thêm vào đó, trong một hội đu có nhiều hình thức chơi khác nhau nhưng phổ biến nhất và được ưa chuộng hơn cả là hình thức đu tiên, vì vậy tên gọi này được lấy làm tên của lễ hội.
toimedulich
Từ thế kỷ XIV, trên mảnh đất Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế ngày nay) đã đề cập đến lễ hội đánh đu. Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, Lê Văn Hưu... soạn thảo) có viết: “Ất Tỵ, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)…, mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về”.
Với mục đích tạo ra sân chơi vui vẻ, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vụ mùa bội thu, lễ hội đu tiên được diễn ra rất sớm, ngay từ mồng 2, mồng 3 Tết và kéo dài tới tận mồng 10. Thường thì hội đu tiên không có giải thưởng cho những người thắng cuộc nhưng vẫn thu hút được đông đảo các nam thanh, nữ tú tham gia. Những đôi đu vừa cao, vừa nhún đẹp sẽ được tán thưởng bằng câu ca dao: “Nhún mình như thể nhún đu - Càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm”. Cũng có nhiều đôi trai gái nhờ hội đu như vậy mà nên duyên chồng vợ.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, hội đu tiên vẫn vững chãi tồn tại trong truyền thống văn hóa của các làng quê xứ Huế. Và những tên gọi Phước Yên, Gia Viên, Điền Hòa như cũng chung một mong ước với hội đu tiên vậy.
Hội đánh bài chòi Thủy Thanh
Cùng thời điểm tổ chức Hội đu tiên, hội đánh bài chòi tại làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy cũng được tổ chức hết sức rầm rộ và kéo dài tới tận mồng 10.
Đánh bài chòi không còn quá xa lạ với bất cứ người dân Việt Nam nào cũng như du khách khi tới Huế và các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Đây được xem là một kho văn hóa truyền miệng quý báu của dân tộc ta, đã “được hình thành và phát triển sau quá trình Nam tiến của người Việt, tức là sau năm 1470” (La Rousse Musicale, Giáo sĩ G.L Bouvier, người Pháp gốc Phần Lan – người từng có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm đầu thế kỷ XX và dành ra một chương trong cuốn sách của mình để nghiên cứu về bài chòi).
toimedulich
Trong quá trình lao động và sinh hoạt, những điệu hò, câu hát đã được hình thành truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với rất nhiều những dị bản tùy vào mỗi vùng miền, trong đó các điệu hò, điệu lý (hò chèo thuyền, hò giã gạo, hò kéo vải... hoặc lý ngựa ô, lý con sáo, lý quét nhà...) thậm chí những câu thơ được sáng tác ngẫu hứng cũng được hòa quyện vào nhau trong những ván chơi với những tràng cười không dứt, tạo nên nét khác biệt cũng như sự đa dạng của đánh bài chòi.
Đánh bài chòi (cũng có thể gọi là hát bài chòi vì khi đánh bài, người chơi sẽ phải hô lên những câu thơ có vần điệu, nhịp nhàng tương ứng với mỗi con bài đang có trên tay) là hoạt động thường niên vào dịp tết Nguyên Đán nhằm mục đích tạo ra sân chơi cho mọi người sau một năm làm lụng vất vả. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương. Bên cạnh người chơi, sẽ có một đội ngũ người điều khiển gồm người phát bài, người gom bài, người trao cờ, thu -chung tiền và quan trọng nhất là người rao bài thường do những bậc cao niên trong làng đảm nhận.
Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu… vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau. Bộ bài gồm 3 pho là pho Văn, pho Vạn và pho Sách, mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài chơi.
Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chẳng hạn khi rút trúng con “xưởng” thì người hô thai phải hô bài hát có chữ “xưởng”: “Hồi nào đói rách có qua - Bây giờ nên xưởng nên nhà thì lơ” là con “sáu xưởng”. Chòi nào trúng tên con “sáu xưởng” thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu một lần thắng. Nếu chòi nào “tam thắng” (tức có 3 lá cờ thể hiện 3 lần thắng) là được hội chơi tặng thưởng tiền tương đương một ván thắng. 9 hiệp chơi (hay còn gọi là ván) là hết một hội chòi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi vãn khách.
toimedulich
Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, trống hòa tấu lên khi có chòi "tới". Đặc sắc là thế cho nên những ngày xuân ở Huế, ai nấy đều nô nức rủ nhau về làng Thanh Thủy Chánh, không chỉ để ngắm cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng mà còn chung vui với hội bài chòi. Có câu : “Ai về cầu ngói Thanh Toàn - Cho em về với một đoàn cho vui”, dấu ấn văn hóa cộng đồng của nền văn minh lúa nước được trui rèn từ những hoạt động văn hóa ấy.
Hội vật
Ở Huế có hai hội vật nổi tiếng là hội vật làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, diễn ra vào ngày mồng 5 tết) và hội vật làng Sình (làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, diễn ra vào ngày mồng 10). Tuy nhiên, do chỉ cách trung tâm thành phố hơn 7km (về phía đông bắc) nên hội vật làng Sình hàng năm thu hút được đông đảo người dân và du khách thập phương tới tham gia hơn. Người dân làng Sình có câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày hội vật thì quay về Sình” hay “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày hội vật mồng Mười tháng Giêng” như nhắc nhở con cháu về vốn truyền thống quý báu của địa phương cần được bảo tồn và phát huy theo năm tháng.
Sau nghi lễ vái tạ Thành Hoàng của các bô lão tại đình làng, từng hồi trống dồn dập vang lên báo hiệu khai màn hội vật. Nếu như hội vật Thủ Lễ , vật Sình chỉ tiếp nhận những đô vật nghiệp dư tham gia tranh tài. Để vượt qua vòng loại, đô thiếu niên phải thắng 2 keo còn đô thanh niên thì phải 3 lần khiến đối thủ “lấm lưng trắng bụng”.
Người làng Sình quan niệm rằng hội vật năm nào thu hút được càng nhiều người xem thì năm đó càng làm ăn phát đạt và phải xong hội vật thì mọi người mới yên tâm làm việc. Cũng với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và tạo thêm sự hứng khởi cho năm mới, hội vật ở Huế vượt ra khỏi văn hóa của một làng quê cụ thể mà hòa chung vào nét văn hóa truyền thống độc đáo của cả đất nước.
Hội đua ghe
Vào các ngày mồng 7, mồng 8 Tết hàng năm, tại thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) và ở phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy) diễn ra hội đua ghe sông Vực.
toimedulich
Cũng với ý nghĩa như các lễ hội trên, các giải đua ghe hàng năm thu hút được đông đảo các đội chơi đến từ các tổ dân phố, các thôn trên địa bàn, mặc dù giải thưởng chỉ là một lá cờ dài treo trên ngọn tre và tiền thưởng chỉ như chút lộc đầu năm mà thôi. Trong cuộc đua bao giờ cũng có 9 đội tham gia tranh tài bao gồm cả đội hình nam và nữ, xuất phát tại vè trung tâm trước ban tổ chức hay còn gọi là "vè rốn" theo dân địa phương, và hai vè thượng lưu và hạ lưu ở hai đầu của đường đua. Các đội đua đối với nam trải qua một "rộ" tức một chặng đua do ban tổ chức quy định, gồm "3 vòng 6 tráo", đối với nữ là "2 vòng 4 tráo" đi qua các vè cho trước.
Tương ứng với 9 đội thi sẽ có 9 giải được trao cho các đội, trong đó 7 giải dành cho nam và 2 giải dành cho nữ ứng với 7 giải tiền, 1 giải cúng và 1 giải phá. Như kinh nghiệm của các "tay bơi" và người cổ vũ, "giải phá" là giải đáng mong chờ nhất, chứng tỏ sức mạnh và sự bền bỉ đến phút chót của đội ghe năm đó.
Hội đua ghe cũng được tổ chức tại vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc) vào sáng mồng 6 Tết hàng năm, được xem như một điển nhấn du lịch gây nhiều hứng thú cho du khách thập phương khi đến Huế. Đặc sắc nhất, cứ ba năm một lần, giải đua ghe trên phá Tam Giang được tổ chức tại làng Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) vào ngày 12 tháng Giêng gắn liền với lễ hội cầu ngư cũng được đánh giá là một trong những lễ hội độc đáo nhất của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tên gọi làng Thai Dương với ý nghĩa là nơi đón ánh bình minh đầu tiên của vùng ven biển này càng khiến cho người đi, kẻ ở vẫn hoài nhắc câu ca:
“Vò vọ mà chấm muối rang
Đi mô cũng nhớ Thuận An mà về”.
Lễ hội đền Huyền Trân công chúa
Huyền Trân công chúa là là con gái của vua Trần Nhân Tông, để giữ mối hòa hảo và thắt chặt bang giao mà công chúa được vua cha gả cho vua Chế Mân, trở thành hoàng hậu của đất nước Chiêm Thành khi mới 19 tuổi Hơn một năm sau, vua Chế mân băng hà. Theo tục lệ, hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để tuẫn tiết theo vua. Nghe tin, vua tôi nhà Trần đã cử tướng Trần Khắc Chung sang viếng và tìm cách cứu công chúa. Về nước, theo di nguyện của vua cha, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (Bắc Ninh) và lấy pháp danh Hương Tràng.
toimedulich
Để biết ơn người có công mở mang bờ cõi, tạo nên mảnh đất Thừa Thiên và tỉnh Quảng Trị ngày nay, nhân ngày mất của công chúa Huyền Trân là ngày mồng 9 tháng Giêng, người dân Huế tổ chức lễ hội đền Huyền Trân tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (151 đường Thiên Thai, phường An Tây, thành phố Huế).
Trước ngày lễ hội chính, tại Thiền viện Hương Vân tổ chức đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an rất trọng thể. Đây là một hoạt động đã được duy trì hơn 721 năm với nhiều giá trị truyền thống.
Sau đại lễ, hội đền Huyền Trân công chúa chính thức được bắt đầu với nhiều hoạt động như viết thư pháp, tụng kinh cầu nguyện Quốc thái dân an, chơi cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền, hò giã gạo… hết sức sôi nổi. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng ngàn lượt khách với tấm lòng hướng về nguồn cội.
Hướng đến việc xây dựng thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố Huế nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có đầy đủ cơ sở để phát triển thông qua những hoạt động bảo tồn và phát huy những tầng giá trị văn hóa vốn có của mỗi địa phương, tạo nên hệ thống những “đặc sản” chẳng nơi nào có được. Những giá trị đó sẽ “tiếp thêm sức mạnh của nền văn hóa đương thời và nâng nó lên ngang tầm với sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh của xã hội” như tổ chức UNESCO từng nhận định.
Theo Khám Phá Huế
Du lịch, GO!
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Về làng Sình xem vẽ tranh Tết
(TTO) - Từng một thời thịnh hành khắp dải đất miền Trung và cũng có lúc gần như bị quên lãng, trải qua hàng trăm năm, tranh làng Sình vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa độc đáo.
< Không gian vẽ tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước.
Những ngày cận tết Bính Thân, không khí vẽ tranh của người dân tại làng Sình (tên chữ là làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại càng thêm hối hả, tất bật để kịp phục vụ cho dịp tết cổ truyền.
< Mỗi bức tranh đều được tô màu thủ công, vì vậy không có tác phẩm nào giống nhau. Nhiều hộ dân tại xã Phú Hậu (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) và ở tận TP Đà Nẵng được tiếp cận với cách làm các mộc bản và vẽ tranh làng Sình, trở thành một nghề để kiếm sống.
Đây là dòng tranh gắn liền với tín ngưỡng dân gian, đời sống tâm linh của người dân đất cố đô trong những ngày đầu năm mới.
< Những bức tranh thờ tại Trang Ông, Trang Bà,... được tô màu dưới bàn tay thoăn thoắt của anh Kỳ Hữu Hải - người con thứ tư của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Mỗi ngày anh Hải phải in và vẽ hàng trăm bức tranh thờ như thế này.
toimedulich
Tranh làng Sình có khoảng 50 đề tài được thể hiện, gồm ba nhóm chủ đề chính: tranh nhân vật, tranh súc vật và tranh đồ vật.
< 12 bản khắc để in những bức tranh mang hình 12 con giáp cầm tinh cho thập nhị địa chi trong âm lịch gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong ảnh: bản khắc hình một chú khỉ (Thân).
< Các bản khắc bộ tranh Bát Âm với tám thiếu nữ chơi đàn trong chiếc áo mã tiên. Bộ tranh Bát âm là một trong những bộ tranh điển hình của làng Sình, nằm trong nhóm tranh nhân vật dùng để thờ cúng.
Theo ông Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân lâu năm có bốn người con đều theo nghề vẽ tranh làng Sình, tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay, tuy nhiên theo thời gian đã bị mai một ít nhiều.
< Những bức tranh miêu tả những trò chơi dân gian dịp đầu xuân như bịt mắt bắt dê, đấu vật… giúp tranh làng Sình nổi tiếng hơn, được du khách trong nước và quốc tế biết đến, tìm hiểu, yêu thích.
toimedulich
< Một tờ lịch được in mộc bản, vẽ về đấu vật đầu năm tại Làng Sình, chuẩn bị được tô màu.
“Tranh làng Sình chỉ in thô bằng một bản màu đen rồi tô màu lên bức tranh. Do vậy nên mỗi tác phẩm sẽ không giống nhau. Điều quan trọng, để mỗi bức tranh có sức sống, có hồn thì người nghệ nhân phải toàn tâm, toàn ý trong lúc vẽ, không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài” - nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho hay.
< Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước hướng dẫn cho du khách cách in mộc bản tranh làng Sình.
< Tranh làng Sình được vẽ trên giấy điệp, khó có thể đem đi xa vì điệp và màu sơn có thể bong ra nếu không được bảo quản tốt. Vì vậy, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã nghĩ ra cách lấy tre lồ ô làm thành ống đựng tranh, giúp tranh được bảo quản. Tên làng Sình, cơ sở sản xuất, số điện thoại đều được viết thủ công lên từng ống tre.
toimedulich
Hiện nay, tranh làng Sình không chỉ nổi tiếng với dòng tranh thờ cúng dân gian độc đáo, mà còn phát triển thêm dòng tranh du lịch với đa dạng các nội dung là các trò chơi dân gian dịp tết như đấu vật, kéo co, … hay cảnh làm việc, sinh hoạt hằng ngày của người dân nông thôn như cấy lúa, kéo cày, ...
< Tranh làng Sình sẽ không mất đi nếu thế hệ sau có thể kế cận và phát triển. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước sẵn sáng dạy cách làm, cách vẽ tranh làng Sình miễn phí cho tất cả mọi người, dù đó là người ngoài làng Sình.
Dòng tranh này thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu. Nhiều công ty cũng mở các tour du lịch cho khách nước ngoài về với làng Sình để thưởng lãm, mua tranh để làm kỷ niệm. Đây cũng là cơ hội để tranh làng Sình được biết đến nhiều nơi trên thế giới.
Theo Gia Hưng, Anh Tú (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
< Không gian vẽ tranh của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước.
Những ngày cận tết Bính Thân, không khí vẽ tranh của người dân tại làng Sình (tên chữ là làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lại càng thêm hối hả, tất bật để kịp phục vụ cho dịp tết cổ truyền.
< Mỗi bức tranh đều được tô màu thủ công, vì vậy không có tác phẩm nào giống nhau. Nhiều hộ dân tại xã Phú Hậu (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) và ở tận TP Đà Nẵng được tiếp cận với cách làm các mộc bản và vẽ tranh làng Sình, trở thành một nghề để kiếm sống.
Đây là dòng tranh gắn liền với tín ngưỡng dân gian, đời sống tâm linh của người dân đất cố đô trong những ngày đầu năm mới.
< Những bức tranh thờ tại Trang Ông, Trang Bà,... được tô màu dưới bàn tay thoăn thoắt của anh Kỳ Hữu Hải - người con thứ tư của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Mỗi ngày anh Hải phải in và vẽ hàng trăm bức tranh thờ như thế này.
toimedulich
Tranh làng Sình có khoảng 50 đề tài được thể hiện, gồm ba nhóm chủ đề chính: tranh nhân vật, tranh súc vật và tranh đồ vật.
< 12 bản khắc để in những bức tranh mang hình 12 con giáp cầm tinh cho thập nhị địa chi trong âm lịch gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong ảnh: bản khắc hình một chú khỉ (Thân).
< Các bản khắc bộ tranh Bát Âm với tám thiếu nữ chơi đàn trong chiếc áo mã tiên. Bộ tranh Bát âm là một trong những bộ tranh điển hình của làng Sình, nằm trong nhóm tranh nhân vật dùng để thờ cúng.
Theo ông Kỳ Hữu Phước - một nghệ nhân lâu năm có bốn người con đều theo nghề vẽ tranh làng Sình, tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay, tuy nhiên theo thời gian đã bị mai một ít nhiều.
< Những bức tranh miêu tả những trò chơi dân gian dịp đầu xuân như bịt mắt bắt dê, đấu vật… giúp tranh làng Sình nổi tiếng hơn, được du khách trong nước và quốc tế biết đến, tìm hiểu, yêu thích.
toimedulich
< Một tờ lịch được in mộc bản, vẽ về đấu vật đầu năm tại Làng Sình, chuẩn bị được tô màu.
“Tranh làng Sình chỉ in thô bằng một bản màu đen rồi tô màu lên bức tranh. Do vậy nên mỗi tác phẩm sẽ không giống nhau. Điều quan trọng, để mỗi bức tranh có sức sống, có hồn thì người nghệ nhân phải toàn tâm, toàn ý trong lúc vẽ, không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài” - nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho hay.
< Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước hướng dẫn cho du khách cách in mộc bản tranh làng Sình.
< Tranh làng Sình được vẽ trên giấy điệp, khó có thể đem đi xa vì điệp và màu sơn có thể bong ra nếu không được bảo quản tốt. Vì vậy, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã nghĩ ra cách lấy tre lồ ô làm thành ống đựng tranh, giúp tranh được bảo quản. Tên làng Sình, cơ sở sản xuất, số điện thoại đều được viết thủ công lên từng ống tre.
toimedulich
Hiện nay, tranh làng Sình không chỉ nổi tiếng với dòng tranh thờ cúng dân gian độc đáo, mà còn phát triển thêm dòng tranh du lịch với đa dạng các nội dung là các trò chơi dân gian dịp tết như đấu vật, kéo co, … hay cảnh làm việc, sinh hoạt hằng ngày của người dân nông thôn như cấy lúa, kéo cày, ...
< Tranh làng Sình sẽ không mất đi nếu thế hệ sau có thể kế cận và phát triển. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước sẵn sáng dạy cách làm, cách vẽ tranh làng Sình miễn phí cho tất cả mọi người, dù đó là người ngoài làng Sình.
Dòng tranh này thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu. Nhiều công ty cũng mở các tour du lịch cho khách nước ngoài về với làng Sình để thưởng lãm, mua tranh để làm kỷ niệm. Đây cũng là cơ hội để tranh làng Sình được biết đến nhiều nơi trên thế giới.
Theo Gia Hưng, Anh Tú (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
4 địa điểm ngập sắc xuân ở Đồng Tháp
(NSO) - Hái quýt hồng Lai Vung, tham quan làng hoa Sa Đéc sẽ khiến chuyến du xuân Đồng Tháp những ngày giáp Tết thêm phần thú vị. Nằm cách Sài Gòn 170 km, du khách dễ dàng tiếp cận mảnh đất sen hồng Đồng Tháp bằng xe máy, xe khách để tham quan du lịch. Đồng thời, từ đây có thể xuất phát vi vu thêm các địa danh nổi tiếng ỏ miền Tây như An Giang hay Cần Thơ.
Vườn quýt hồng Lai Vung
Quýt hồng được trồng ở xứ này từ hơn trăm năm trước. Nhờ khí hậu, nước, đất phù sa màu mỡ, quýt hồng nơi đây luôn cho nhiều trái to, tròn, mọng nước hơn quýt những vùng khác. Ở ba xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành của huyện Lai Vung, đâu đâu cũng thấy quýt đỏ rợp vườn, cây nào cũng trĩu quả.
Nắng xuân chiếu rọi ánh sáng rạng rỡ vào những trái quýt hồng no tròn mọng nước, to bằng cổ tay, màu đã ngả từ xanh đậm sang hồng nhạt. Du khách có thể dùng mái chèo len qua các con mương, tận hưởng không khí yên ả và tự tay thu hoạch quýt như những nông dân chính hiệu. Sau đó, nếm vị ngọt thơm thanh tao của trái quýt hồng do chính tay mình hái hẳn là một kỷ niệm thú vị khó quên đối với bất cứ ai.
Làng hoa Sa Đéc
Mùa xuân sẽ bớt tươi thắm nếu thiếu sắc màu của muôn vàn loài hoa. Vì thế bạn đừng quên ghé đến làng hoa Sa Đéc để cảm nhận chất xuân dâng tràn ở vương quốc hoa. Làng hoa trăm tuổi này có cả trăm loài hoa đua nhau khoe sắc quanh năm. Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: cúc mâm xôi, cúc Tiger, cúc Đài Loan, dạ yến thảo, thược dược, vạn thọ... thì năm nay Làng hoa Sa Đéc còn có những giống hoa mới được nhiều người yêu thích như: hồng đổi màu, hồng leo, cát tường, cúc đồng tiền, lily trồng chậu...
Ở đây lưu giữ trên 50 giống hoa hồng đủ màu sắc, từ đỏ thắm, tím sen, hồng phấn đến màu cam, màu trắng hay hoa hồng trong đỏ ngoài vàng... Ngoài ra không thiếu nhiều loại cây kiểng quý hiếm có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm đã được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo cho vẻ đẹp có hồn và đầy sức sống. Đến đây, bạn không chỉ chiêm ngưỡng, chụp ảnh làng hoa mà còn mua được những chậu hoa đẹp với giá rẻ.
toimedulich
Những ngày giáp Tết, các nhà vườn hối hả thu hoạch hoa thơm trái chín và những chiếc xe, ghe thuyền từ sáng sớm đến chiều tối không ngớt ngược xuôi trên mọi nẻo đường, dòng nước. Đan xen với khung cảnh đó là hình ảnh người dân thôn quê xôn xao sửa soạn Tết. Nhà thì tráng bánh tráng, quết bánh phồng, nhà thì ép chuối phơi khô, làm dưa kiệu, sên mứt, rọc dây chuẩn bị gói bánh tét… Không khí rộn ràng đầm ấm nơi miệt vườn miền Tây sẽ khiến chuyến du ngoạn những ngày giáp Tết mang nhiều cảm giác náo nức.
Đường hoa ở thành phố Cao Lãnh
Lễ hội Xuân năm 2016 gắn với kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh Đồng Tháp nên không khí chuẩn bị đón xuân ở đây vô cùng sôi nổi. Thành phố Cao Lãnh hướng đến hình ảnh “thủ phủ của Đồng Tháp sen hồng” nên sen đã xuất hiện hai bên lề các tuyến đường chính là Lý Thường Kiệt và Phạm Hữu Lầu. Cao Lãnh cũng trang trí nhiều tiểu cảnh về hoa sen và có biểu tượng "bé sen" vui nhộn đón chào du khách.
Hiện nay, nhắc tới sen không chỉ là nhắc tới những đóa hoa đẹp thanh tao, những đầm sen bát ngát. Nhiều du khách không khỏi bất ngờ khi thấy ở đây, sen được đưa vào thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, đặc biệt còn có cả vải lụa sen. Hương vị đặc biệt đã khiến đậu hũ sen, hồng sen tửu, sữa sen, bột đậu nành hạt sen, bột đậu xanh hạt sen, trà tim sen… trở thành những đặc sản nổi tiếng, những món quà biếu giá trị.
Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông
Bức tranh xuân ở Đồng Tháp không chỉ cho du khách ngắm hoa lá, thưởng thức trái ngon mà còn chiêm ngưỡng đời sống thiên nhiên tuyệt diệu. Đến Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông tại huyện Tam Nông, nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, khoảng 100 loài cá và 147 loài chim nước, bạn có thể lên loại xuồng mang tên tắc ráng để đi khám phá nhiều cảnh quan sinh động kỳ thú.
toimedulich
Đặc biệt, bạn còn được tận mắt nhìn thấy loài sếu đầu đỏ quý hiếm nằm trong sách đỏ vì loài này thường về Tràm Chim tránh rét vào dịp từ cuối tháng Chạp đến đầu tháng 5 âm lịch. Sếu đầu đỏ có bộ lông xám mượt, đôi cánh sải rộng trên đôi chân dài, trình diễn những cú chao liệng trên không trung như những vũ điệu tuyệt vời. Không chỉ vậy, Vườn quốc gia Tràm Chim còn có loài hoa hoàng đầu ấn, khi nở rộ vàng rực khắp một vùng, góp thêm màu sắc tô điểm cho vẻ đẹp mùa xuân ở mảnh đất này.
Theo Vĩnh Hy (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
Vườn quýt hồng Lai Vung
Quýt hồng được trồng ở xứ này từ hơn trăm năm trước. Nhờ khí hậu, nước, đất phù sa màu mỡ, quýt hồng nơi đây luôn cho nhiều trái to, tròn, mọng nước hơn quýt những vùng khác. Ở ba xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành của huyện Lai Vung, đâu đâu cũng thấy quýt đỏ rợp vườn, cây nào cũng trĩu quả.
Nắng xuân chiếu rọi ánh sáng rạng rỡ vào những trái quýt hồng no tròn mọng nước, to bằng cổ tay, màu đã ngả từ xanh đậm sang hồng nhạt. Du khách có thể dùng mái chèo len qua các con mương, tận hưởng không khí yên ả và tự tay thu hoạch quýt như những nông dân chính hiệu. Sau đó, nếm vị ngọt thơm thanh tao của trái quýt hồng do chính tay mình hái hẳn là một kỷ niệm thú vị khó quên đối với bất cứ ai.
Làng hoa Sa Đéc
Mùa xuân sẽ bớt tươi thắm nếu thiếu sắc màu của muôn vàn loài hoa. Vì thế bạn đừng quên ghé đến làng hoa Sa Đéc để cảm nhận chất xuân dâng tràn ở vương quốc hoa. Làng hoa trăm tuổi này có cả trăm loài hoa đua nhau khoe sắc quanh năm. Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: cúc mâm xôi, cúc Tiger, cúc Đài Loan, dạ yến thảo, thược dược, vạn thọ... thì năm nay Làng hoa Sa Đéc còn có những giống hoa mới được nhiều người yêu thích như: hồng đổi màu, hồng leo, cát tường, cúc đồng tiền, lily trồng chậu...
Ở đây lưu giữ trên 50 giống hoa hồng đủ màu sắc, từ đỏ thắm, tím sen, hồng phấn đến màu cam, màu trắng hay hoa hồng trong đỏ ngoài vàng... Ngoài ra không thiếu nhiều loại cây kiểng quý hiếm có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm đã được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo cho vẻ đẹp có hồn và đầy sức sống. Đến đây, bạn không chỉ chiêm ngưỡng, chụp ảnh làng hoa mà còn mua được những chậu hoa đẹp với giá rẻ.
toimedulich
Những ngày giáp Tết, các nhà vườn hối hả thu hoạch hoa thơm trái chín và những chiếc xe, ghe thuyền từ sáng sớm đến chiều tối không ngớt ngược xuôi trên mọi nẻo đường, dòng nước. Đan xen với khung cảnh đó là hình ảnh người dân thôn quê xôn xao sửa soạn Tết. Nhà thì tráng bánh tráng, quết bánh phồng, nhà thì ép chuối phơi khô, làm dưa kiệu, sên mứt, rọc dây chuẩn bị gói bánh tét… Không khí rộn ràng đầm ấm nơi miệt vườn miền Tây sẽ khiến chuyến du ngoạn những ngày giáp Tết mang nhiều cảm giác náo nức.
Đường hoa ở thành phố Cao Lãnh
Lễ hội Xuân năm 2016 gắn với kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh Đồng Tháp nên không khí chuẩn bị đón xuân ở đây vô cùng sôi nổi. Thành phố Cao Lãnh hướng đến hình ảnh “thủ phủ của Đồng Tháp sen hồng” nên sen đã xuất hiện hai bên lề các tuyến đường chính là Lý Thường Kiệt và Phạm Hữu Lầu. Cao Lãnh cũng trang trí nhiều tiểu cảnh về hoa sen và có biểu tượng "bé sen" vui nhộn đón chào du khách.
Hiện nay, nhắc tới sen không chỉ là nhắc tới những đóa hoa đẹp thanh tao, những đầm sen bát ngát. Nhiều du khách không khỏi bất ngờ khi thấy ở đây, sen được đưa vào thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, đặc biệt còn có cả vải lụa sen. Hương vị đặc biệt đã khiến đậu hũ sen, hồng sen tửu, sữa sen, bột đậu nành hạt sen, bột đậu xanh hạt sen, trà tim sen… trở thành những đặc sản nổi tiếng, những món quà biếu giá trị.
Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông
Bức tranh xuân ở Đồng Tháp không chỉ cho du khách ngắm hoa lá, thưởng thức trái ngon mà còn chiêm ngưỡng đời sống thiên nhiên tuyệt diệu. Đến Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông tại huyện Tam Nông, nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, khoảng 100 loài cá và 147 loài chim nước, bạn có thể lên loại xuồng mang tên tắc ráng để đi khám phá nhiều cảnh quan sinh động kỳ thú.
toimedulich
Đặc biệt, bạn còn được tận mắt nhìn thấy loài sếu đầu đỏ quý hiếm nằm trong sách đỏ vì loài này thường về Tràm Chim tránh rét vào dịp từ cuối tháng Chạp đến đầu tháng 5 âm lịch. Sếu đầu đỏ có bộ lông xám mượt, đôi cánh sải rộng trên đôi chân dài, trình diễn những cú chao liệng trên không trung như những vũ điệu tuyệt vời. Không chỉ vậy, Vườn quốc gia Tràm Chim còn có loài hoa hoàng đầu ấn, khi nở rộ vàng rực khắp một vùng, góp thêm màu sắc tô điểm cho vẻ đẹp mùa xuân ở mảnh đất này.
Theo Vĩnh Hy (Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
Cách phòng chống và xử lý khi mất hành lý
Việc mất hành lý tại sân bay đã trở thành nỗi ám ảnh của bao du khách, để tránh rủi ro không đáng có này, bạn cần trang bị vài kỹ năng cần thiết.
1. Chọn những vali đơn giản
Nếu sở hữu một chiếc vali hàng xịn, lại đẹp mắt và thể hiện đẳng cấp của chủ nhân, hẳn bạn sẽ tự trỗi dậy mong muốn được khoe ra với mọi người.
Tuy nhiên, những vali xịn như vậy chính là miếng mồi ngon của bọn trộm cắp. Khi chọn những chiếc vali đơn giản hơn, bạn sẽ giảm thiểu khả năng hành lý của mình “vô tình” bị kẻ lạ mặt lấy mất.
2. Biến chiếc vali trở nên độc đáo, dễ nhận ra
Khi đã chọn được loại vali không thu hút sự chú ý của kẻ trộm, bạn cũng cần phải đảm bảo sao cho nó không bị người khác thực sự cầm nhầm. Có thể áp dụng một số mẹo sau để biến vali của bạn thành độc nhất: dán nhãn lên vali, ghi tên bạn bằng bút sáng màu; sử dụng dây ràng vali hoặc sáng tạo với những chiếc nơ sặc sỡ.
Ngoài việc giúp phân biệt, thêm thắt nho nhỏ này còn giúp bạn chống được kẻ trộm vì chúng sẽ né những hành lý quá nổi bật của bạn ra để lựa những loại bớt gây chú ý hơn.
3. Sử dụng báo thức nhắc nhở
Những chuyến bay dài thường khiến ta mệt mỏi. Nhưng trước khi nhảy ra khỏi taxi và leo lên khách sạn, bạn cần kiểm tra lại kỹ xem mình có quên gì trên xe hay không.
toimedulich
Trước khi chợp mắt, hãy hỏi tài xế họ cần phải đi bao lâu, đặt giờ đồng hồ trên điện thoại để nhắc nhớ mình nhớ lấy hành lý xuống. Khôn ngoan hơn, bạn có thể đặt tên cho loại báo thức này là hàng chữ “HÀNH LÝ” in hoa.
4. Giữ bình tĩnh và lịch sự
Bạn đang làm thủ tục an ninh, bạn trông thấy mọi người đang lấy hành lý của mình ở băng chuyền - nhưng hành lý của bạn thì chẳng thấy tăm hơi. Rắc rối to, hãng hàng không đã làm mất hành lý của bạn. Hãy nhanh chân chạy đến quầy báo mất hành lý và chuẩn bị than phiền. Nhưng hãy nhớ rằng, người nhân viên cũng mệt mỏi y như bạn vậy. Trước khi trút hàng nghìn lời đay nghiến, hãy bình tĩnh lại, hít thở sâu, và thân thiện một chút. Một nụ cười và lời “cám ơn” lịch sự sẽ làm họ vui vẻ giúp đỡ bạn hơn.
5. Tránh dùng khóa quá phức tạp, phô trương
Một cái khóa quá phô trương cũng có sức thu hút ngang với một chiếc vali bóng bẩy. Nó sẽ khiến người ta thắc mắc không rõ bạn cất giấu cái gì trong vali mà phải khóa kỹ như vậy.
toimedulich
Một số người thậm chí sẽ bắt đầu có ý tìm cách phá khóa để lục lọi đồ đạc có giá trị trong va li. Lời khuyên đưa ra là hãy làm cho hành lý của bạn trông càng ít tiền và bình thường càng tốt.
6. Kiểm tra nhãn hành lý
Sau khi kiểm tra vali, để đề phòng sai sót, hãy yêu cầu tiếp viên hàng không kiểm tra nhanh xem mã số hành lý của bạn có trùng với số chuyến bay và điểm đến hay không. Kiểm tra ngay lúc này sẽ giúp bạn tránh được nhiều rắc rối sau này. Đừng làm mất nhãn hành lý - bạn có thể dán nó vào passport để giữ lại. Tờ giấy nhỏ nhoi này là tấm vé để hãng hàng không tìm lại hành lý trong trường hợp thất lạc.
Bạn cũng cần kiểm tra lại nhãn khi lấy hành lý khỏi băng chuyền để tránh cầm nhầm đồ của người khác và bạn sẽ không phải mất công sau này.
7. Phân chia hành lý
Nếu bạn đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, có một cách để giảm thiểu cơ hội bị mất là phân chia đồ đạc mỗi người ra đều các vali. Như vậy, nếu có bị mất một vali, bạn vẫn có đồ để dùng.
Bí quyết là phân chia có chiến thuật: 5 cái áo cũng trở nên vô dụng nếu tất cả quần đều đã bị mất. Phân chia như vậy có điểm mạnh đặc biệt khi ít có chuyến bay tới điểm đến và bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới nhận lại được đồ đạc của mình.
8. Dự phòng trường hợp bị mất hành lý
toimedulich
Ghi lại số liên lạc của hãng hàng không sẽ giúp ích khi bạn phát hiện hành lý của mình đã bị chuyển đến một vùng đất nào đó. Người xử lý hàng bị mất ở sân bay chỉ có thể giúp bạn ghi chú lại thông tin; còn việc đưa trả hàng lại là trách nhiệm của hãng hàng không; do vậy, khi có số điện thoại của họ, bạn sẽ rút ngắn thời gian nhận lại hành lý, đặc biệt khi hãng hàng không này không có quầy đại diện tại sân bay.
9. Giữ giấy tờ quan trọng bên mình
Đừng bao giờ để các giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng hay tiền mặt trong va li. Thay vào đó, hãy nhét chúng vào hành lý xách tay. Bạn vẫn có thể sống được nếu không có quần áo để thay, nhưng nếu không có tiền trên một đất nước xa lạ - hay tệ hơn là không có cả passport, vận xui cực lớn đang đến với bạn.
10. Công nghệ có sức mạnh to lớn
Không gì có thể chắc chắn hành lý của bạn không bị mất, ngay cả khi đã làm theo những chỉ dẫn nêu trên. Nhưng nếu bạn thật sự gặp phải trường hợp này, có lẽ bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn với một công nghệ có thể giúp bạn tìm lại được đồ đạc.
Công nghệ của va li TRACE ME sẽ cho phép kiểm tra vị trí vali, ngay cả khi nhãn hành lý đã bị mất, bằng cách kết nối với hệ thống hành lý hàng không toàn cầu. Vali ReboundTags còn mạnh mẽ hơn khi cấy microchips vào thân để kiểm tra. Trong khi đó, va li Bag2Go có hệ thống bảo vệ định vị vệ tinh có thể kết nối với ứng dụng điện thoại. Công nghệ đang dần giảm thiểu và đẩy lùi số vụ mất hành lý xuống thấp nhất.
Vĩnh Hy (theo Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
Làm gì khi bị mất hành lý?
1. Chọn những vali đơn giản
Nếu sở hữu một chiếc vali hàng xịn, lại đẹp mắt và thể hiện đẳng cấp của chủ nhân, hẳn bạn sẽ tự trỗi dậy mong muốn được khoe ra với mọi người.
Tuy nhiên, những vali xịn như vậy chính là miếng mồi ngon của bọn trộm cắp. Khi chọn những chiếc vali đơn giản hơn, bạn sẽ giảm thiểu khả năng hành lý của mình “vô tình” bị kẻ lạ mặt lấy mất.
2. Biến chiếc vali trở nên độc đáo, dễ nhận ra
Khi đã chọn được loại vali không thu hút sự chú ý của kẻ trộm, bạn cũng cần phải đảm bảo sao cho nó không bị người khác thực sự cầm nhầm. Có thể áp dụng một số mẹo sau để biến vali của bạn thành độc nhất: dán nhãn lên vali, ghi tên bạn bằng bút sáng màu; sử dụng dây ràng vali hoặc sáng tạo với những chiếc nơ sặc sỡ.
Ngoài việc giúp phân biệt, thêm thắt nho nhỏ này còn giúp bạn chống được kẻ trộm vì chúng sẽ né những hành lý quá nổi bật của bạn ra để lựa những loại bớt gây chú ý hơn.
3. Sử dụng báo thức nhắc nhở
Những chuyến bay dài thường khiến ta mệt mỏi. Nhưng trước khi nhảy ra khỏi taxi và leo lên khách sạn, bạn cần kiểm tra lại kỹ xem mình có quên gì trên xe hay không.
toimedulich
Trước khi chợp mắt, hãy hỏi tài xế họ cần phải đi bao lâu, đặt giờ đồng hồ trên điện thoại để nhắc nhớ mình nhớ lấy hành lý xuống. Khôn ngoan hơn, bạn có thể đặt tên cho loại báo thức này là hàng chữ “HÀNH LÝ” in hoa.
4. Giữ bình tĩnh và lịch sự
Bạn đang làm thủ tục an ninh, bạn trông thấy mọi người đang lấy hành lý của mình ở băng chuyền - nhưng hành lý của bạn thì chẳng thấy tăm hơi. Rắc rối to, hãng hàng không đã làm mất hành lý của bạn. Hãy nhanh chân chạy đến quầy báo mất hành lý và chuẩn bị than phiền. Nhưng hãy nhớ rằng, người nhân viên cũng mệt mỏi y như bạn vậy. Trước khi trút hàng nghìn lời đay nghiến, hãy bình tĩnh lại, hít thở sâu, và thân thiện một chút. Một nụ cười và lời “cám ơn” lịch sự sẽ làm họ vui vẻ giúp đỡ bạn hơn.
5. Tránh dùng khóa quá phức tạp, phô trương
Một cái khóa quá phô trương cũng có sức thu hút ngang với một chiếc vali bóng bẩy. Nó sẽ khiến người ta thắc mắc không rõ bạn cất giấu cái gì trong vali mà phải khóa kỹ như vậy.
toimedulich
Một số người thậm chí sẽ bắt đầu có ý tìm cách phá khóa để lục lọi đồ đạc có giá trị trong va li. Lời khuyên đưa ra là hãy làm cho hành lý của bạn trông càng ít tiền và bình thường càng tốt.
6. Kiểm tra nhãn hành lý
Sau khi kiểm tra vali, để đề phòng sai sót, hãy yêu cầu tiếp viên hàng không kiểm tra nhanh xem mã số hành lý của bạn có trùng với số chuyến bay và điểm đến hay không. Kiểm tra ngay lúc này sẽ giúp bạn tránh được nhiều rắc rối sau này. Đừng làm mất nhãn hành lý - bạn có thể dán nó vào passport để giữ lại. Tờ giấy nhỏ nhoi này là tấm vé để hãng hàng không tìm lại hành lý trong trường hợp thất lạc.
Bạn cũng cần kiểm tra lại nhãn khi lấy hành lý khỏi băng chuyền để tránh cầm nhầm đồ của người khác và bạn sẽ không phải mất công sau này.
7. Phân chia hành lý
Nếu bạn đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, có một cách để giảm thiểu cơ hội bị mất là phân chia đồ đạc mỗi người ra đều các vali. Như vậy, nếu có bị mất một vali, bạn vẫn có đồ để dùng.
Bí quyết là phân chia có chiến thuật: 5 cái áo cũng trở nên vô dụng nếu tất cả quần đều đã bị mất. Phân chia như vậy có điểm mạnh đặc biệt khi ít có chuyến bay tới điểm đến và bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới nhận lại được đồ đạc của mình.
8. Dự phòng trường hợp bị mất hành lý
toimedulich
Ghi lại số liên lạc của hãng hàng không sẽ giúp ích khi bạn phát hiện hành lý của mình đã bị chuyển đến một vùng đất nào đó. Người xử lý hàng bị mất ở sân bay chỉ có thể giúp bạn ghi chú lại thông tin; còn việc đưa trả hàng lại là trách nhiệm của hãng hàng không; do vậy, khi có số điện thoại của họ, bạn sẽ rút ngắn thời gian nhận lại hành lý, đặc biệt khi hãng hàng không này không có quầy đại diện tại sân bay.
9. Giữ giấy tờ quan trọng bên mình
Đừng bao giờ để các giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng hay tiền mặt trong va li. Thay vào đó, hãy nhét chúng vào hành lý xách tay. Bạn vẫn có thể sống được nếu không có quần áo để thay, nhưng nếu không có tiền trên một đất nước xa lạ - hay tệ hơn là không có cả passport, vận xui cực lớn đang đến với bạn.
10. Công nghệ có sức mạnh to lớn
Không gì có thể chắc chắn hành lý của bạn không bị mất, ngay cả khi đã làm theo những chỉ dẫn nêu trên. Nhưng nếu bạn thật sự gặp phải trường hợp này, có lẽ bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn với một công nghệ có thể giúp bạn tìm lại được đồ đạc.
Công nghệ của va li TRACE ME sẽ cho phép kiểm tra vị trí vali, ngay cả khi nhãn hành lý đã bị mất, bằng cách kết nối với hệ thống hành lý hàng không toàn cầu. Vali ReboundTags còn mạnh mẽ hơn khi cấy microchips vào thân để kiểm tra. Trong khi đó, va li Bag2Go có hệ thống bảo vệ định vị vệ tinh có thể kết nối với ứng dụng điện thoại. Công nghệ đang dần giảm thiểu và đẩy lùi số vụ mất hành lý xuống thấp nhất.
Vĩnh Hy (theo Ngôi Sao)
Du lịch, GO!
Làm gì khi bị mất hành lý?
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc
(DTO) - Trong không khí xuân tràn ngập, sau khi dâng hương lễ Phật cầu mong một năm mới an lành, vãn cảnh đền chùa sẽ mang lại cho bạn những phút giây thanh tịnh và yên bình.
1. Phủ Tây Hồ, Hà Nội
Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội. Hàng năm cứ dịp Tết đến xuân về, nơi đây lúc nào cũng đông đúc, không chỉ là người dân Hà Nội mà nhiều khách thập phương về dâng hương.
Phủ Tây Hồ trước đây thuộc đất của một ngôi làng cổ thuộc kinh thành Thăng Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh. Sau khi thắp nhang cầu xin một năm an lành, bạn có thể vãn cảnh phủ, cảm nhận vẻ đẹp của Hà Nội khi hoàng hôn buông trên mặt hồ, một khung cảnh vô cùng thị vị.
2. Chùa Hương, Hà Nội
Cách Hà Nội khoảng 40 km, bạn dễ dàng đi chùa Hương trong ngày. Đây là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947 và được phục dựng lại năm 1988.
toimedulich
Hằng năm, bắt đầu từ mồng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội chùa Hương. Rất đông các Phật tử từ khắp cả nước đổ về trảy hội, vừa để lễ bái, cầu nguyện, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước.
Thật thú vị khi ngồi lênh đênh trên con đò, xuôi theo dòng suối Yến, cảm nhận vẻ đẹp của đất trời vào xuân.
3. Yên Tử, Quảng Ninh
Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển, nổi tiếng linh thiêng.
toimedulich
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch.
Ngày nay có hệ thống cáp treo nên du khách dễ dàng lên được chùa Đồng mà không tốn nhiều công sức. Vì vậy, không chỉ vào dịp Tết mà khách thập phương tới đây vãn cảnh quanh năm. Từ trên đỉnh cao, bạn có thể phóng tầm mắt thưởng lãm phong cảnh của núi non, mây trời.
4. Bà chúa kho, Bắc Ninh
Đền bà Chúa Kho cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Đầu năm, nơi đây nườm nượp khách đến dâng hương, cầu mong một năm làm ăn thuận lợi. Và cuối năm nơi đây cũng nô nức người đến trả lễ.
Đền nhìn về hướng nam, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi. Đến đây ngoài việc dâng hương, bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch sử ngôi đền linh thiêng.
5. Bái Đính, Ninh Bình
Chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm, chùa mở vào đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự. Nơi đây hấp dẫn du khách khắp nơi bởi ngôi chùa có nhiều kỷ lục: diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á…
toimedulich
Vãn cảnh chùa, bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh nơi đây, với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây là điểm lý tưởng cho nếu bạn chỉ du xuân trong ngày.
6. Đền Trần, Nam Định
Mỗi năm vào ngày khai ấn, du khách đổ về chật kín các lối đi. Nhiều người phải chen lấn, dẫm đạp lên nhau để xin ấn.
Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần, mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng.
Theo Thu Hà (Dân Trí)
Du lịch, GO!
1. Phủ Tây Hồ, Hà Nội
Phủ Tây Hồ được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền, chùa ở Hà Nội. Hàng năm cứ dịp Tết đến xuân về, nơi đây lúc nào cũng đông đúc, không chỉ là người dân Hà Nội mà nhiều khách thập phương về dâng hương.
Phủ Tây Hồ trước đây thuộc đất của một ngôi làng cổ thuộc kinh thành Thăng Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh. Sau khi thắp nhang cầu xin một năm an lành, bạn có thể vãn cảnh phủ, cảm nhận vẻ đẹp của Hà Nội khi hoàng hôn buông trên mặt hồ, một khung cảnh vô cùng thị vị.
2. Chùa Hương, Hà Nội
Cách Hà Nội khoảng 40 km, bạn dễ dàng đi chùa Hương trong ngày. Đây là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947 và được phục dựng lại năm 1988.
toimedulich
Hằng năm, bắt đầu từ mồng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội chùa Hương. Rất đông các Phật tử từ khắp cả nước đổ về trảy hội, vừa để lễ bái, cầu nguyện, vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp non nước.
Thật thú vị khi ngồi lênh đênh trên con đò, xuôi theo dòng suối Yến, cảm nhận vẻ đẹp của đất trời vào xuân.
3. Yên Tử, Quảng Ninh
Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển, nổi tiếng linh thiêng.
toimedulich
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch.
Ngày nay có hệ thống cáp treo nên du khách dễ dàng lên được chùa Đồng mà không tốn nhiều công sức. Vì vậy, không chỉ vào dịp Tết mà khách thập phương tới đây vãn cảnh quanh năm. Từ trên đỉnh cao, bạn có thể phóng tầm mắt thưởng lãm phong cảnh của núi non, mây trời.
4. Bà chúa kho, Bắc Ninh
Đền bà Chúa Kho cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Đầu năm, nơi đây nườm nượp khách đến dâng hương, cầu mong một năm làm ăn thuận lợi. Và cuối năm nơi đây cũng nô nức người đến trả lễ.
Đền nhìn về hướng nam, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi. Đến đây ngoài việc dâng hương, bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch sử ngôi đền linh thiêng.
5. Bái Đính, Ninh Bình
Chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm, chùa mở vào đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự. Nơi đây hấp dẫn du khách khắp nơi bởi ngôi chùa có nhiều kỷ lục: diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á…
toimedulich
Vãn cảnh chùa, bạn sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh nơi đây, với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây là điểm lý tưởng cho nếu bạn chỉ du xuân trong ngày.
6. Đền Trần, Nam Định
Mỗi năm vào ngày khai ấn, du khách đổ về chật kín các lối đi. Nhiều người phải chen lấn, dẫm đạp lên nhau để xin ấn.
Hội đền Trần diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần, mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng.
Theo Thu Hà (Dân Trí)
Du lịch, GO!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)