Nếu ở một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc… Việt Nam, cây lá phong xuất hiện vài cây đơn lẻ rải rác thì Đà Lạt mới phát hiện rừng phong tự nhiên có số lượng lớn độc nhất. Khi tiết trời Nam Cao nguyên chuyển lạnh, giữa rừng già tự nhiên ở Đà Lạt nổi bật lên màu đỏ tươi của một loài cây xứ ôn đới - cây lá phong.
Gần đây, những người thích du lịch sinh thái và khám phá những góc mới của Đà Lạt đã phát hiện ra một quần thể rừng phong sống tập trung tại một cánh rừng nguyên sinh cuối Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm. Phát hiện thú vị này đã khiến “dân phượt” khắp nơi náo nức, lên đường tìm tới ngắm những cây phong đỏ Đà Lạt đang mùa thay lá.
Từ Khu Du lịch đường hầm đất sét Đà Lạt ở cuối hồ Tuyền Lâm, người đi dùng thuyền kayak để chèo, mất khoảng 1 giờ đồng hồ, thì du khách tới được khu quần thể phong đang mùa chuyển lá.
toimedulich
Không như phần lớn các loại cây khác, khi thay lá, phong thường bắt đầu từ những lá già, khô và rụng. Phong thay lá thì đồng loạt chuyển từ xanh sang vàng, sang đỏ rồi kéo theo nhau rụng bằng những cơn gió nhè nhẹ. Khi lìa cành lá phong vẫn giữ được màu đỏ, vàng tươi rói, nổi bật lên giữa màu xanh của cây lá rừng già.
Ở hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, ước tính có khoảng 30-40 cây, nằm rải rác xen lẫn với những cây cổ thụ xanh lá, có chiều cao trung bình từ 5-15m, đường kính cây lớn nhất đạt 60cm. Màu vàng, đỏ của lá phong nổi bật qua màu xanh của núi rừng Tuyền Lâm gây không ít tò mò cho du khách.
Anh Ngô Anh Tuấn, người phát hiện ra rừng phong này sau những lần đi rừng. Vì cây tự nhiên mọc phân tán nên anh đang có ý định sẽ trồng tập trung những cây con vào một khu.
toimedulich
Kế hoạch này đang được anh triển khai và như thế trong tương lai một rừng phong với sắc đỏ lãng mạn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước bởi phong vốn là giống cây xứ lạnh, đặc trưng ở những nước hàn đới, ôn đới.
Cách Đà Lạt khoảng 50km, ở Vườn quốc gia Bidoup - Búi Bà, những cây phong đỏ cũng đã được tìm thấy. Phong lá đỏ ở đây lớn hơn ở hồ Tuyền Lâm nhưng lại sống không tập trung thành một quần thể.
Có những cây phong cổ thụ chiều cao tới 20m, trên cây có nhiều phong lan, rêu… sống cộng sinh, tạo nên nét độc đáo, hoang dã mà hiếm nơi nào có được.
Tổng hợp từ báo Lâm Đồng, Vietnamplus
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét