Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Dừng chân bản Đồn ăn bánh củ chuối

(TTO) - Khách vãng lai trên quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng hẳn sẽ tò mò khi bên dòng sông Cầu đoạn qua bản Đồn, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn có khá nhiều quầy hàng mời dừng chân với một đặc sản khá lạ lùng: bánh củ chuối!

< Bánh củ chuối vừa chín tới.

Xưa nay tôi vẫn nghĩ củ chuối của một thời gian khổ đã qua rồi, bây giờ có lẽ người ta chỉ dùng củ chuối để nấu cám lợn, ấy thế mà lại có món bánh mang tên củ chuối. Sự tò mò đánh thức vị giác mặc dù vừa ăn bữa trưa ngon lành ở thủ phủ Bắc Kạn, tôi vẫn phải dừng chân. Và suốt thời gian ngồi chuyện trò với bà chủ hàng có cái tên xinh đẹp Thanh Xuân, tôi nhận ra cũng có rất nhiều ôtô chạy ngang cũng dừng lại.

< Hàng bánh dân dã bên đường.

Có người mua bí đao thơm, mua hồng không hạt, mua cơm lam và đáng nói nhiều người trong số đó mua bánh củ chuối. Như một món quà đặc biệt và dân dã của miền trung du.

Thoạt nhìn trông món bánh có vẻ được gói giống bánh gai, cỡ lòng bàn tay, có vài lớp áo. Bóc bỏ một hai lớp lá chuối phủ ngoài cùng là tới lớp sát với thân bánh, cũng phải tước nhẹ nhàng từng sợi mảnh cho khỏi dính. Kheo khéo kẻo nứt lớp bột dẻo, phần nhân được “mở cửa” sẽ bật ra ngoài khiến miếng bánh mất ngon.
toimedulich
Khác với bánh gai có lớp vỏ bánh đen nhánh và nhân đậu xanh thường được cho thêm dừa, bánh củ chuối ở bản Đồn có lớp vỏ màu nâu óng, dẻo dính và nhân đỗ xanh đồ nhuyễn. Vị ngọt nhẹ nhàng, thơm thơm, thanh mát, vừa ăn vừa uống nước chè cũng có thể ăn tới 2-3 chiếc một lúc.

Chú bé con bán hàng thay mẹ bảo "có 5.000 đồng/chiếc thôi ạ". Tôi hỏi: "Bánh nhà mình làm hay đi mua về bán?". Chú bảo: "Mẹ em tự làm". Tôi nói: "Dạy chị làm với", cậu bẽn lẽn: "Chị đợi hỏi mẹ em". Vừa nói thì một phụ nữ tất tả xuất hiện trong nắng trưa. Chúng tôi đứa nằm võng, đứa ngồi ghế pha trà, đứa lấy dao dọc ống cơm lam, liên miệng buôn chuyện. Tôi phải hỏi đến mấy câu, cô chủ hàng mới tin là tôi muốn tìm hiểu cách làm bánh củ chuối.

< Bánh củ chuối - món quà quê dân dã của bản Đồn.

Chị nói đây là món bánh đặc sản của vùng, dân vẫn hay gói hằng ngày để bán làm quà quê cho khách qua đường. Củ chuối rừng, loại củ chuối bánh tẻ mua về gọt sạch, thái mỏng và ngâm nước tro cho sạch nhựa. Tôi thắc mắc thế nào là củ chuối bánh tẻ thì chị che miệng cười bảo: "Không biết đâu, người dân tộc đi rừng đào về đem bán ngoài chợ, gọi là củ chuối bánh tẻ thì mình mua thôi".

Củ chuối đã sơ chế được rửa sạch sẽ, cho vào nồi luộc kỹ đến khi chín nhừ, dùng chày giã thành bột mịn, hoặc hiện đại hơn giờ bà con mang đi xay thành bột rồi cho vào chảo xao kỹ, ngào với đường thành món nguyên liêu có màu cánh gián, để nguội. Một phần nguyên liệu củ chuối ngào đường sẽ được nhào với 9 phần bột nếp để tạo thành bột bánh.

< Đặc sản cây nhà lá vườn của bản Đồn.

Muốn bánh ngon thì gạo nếp phải chọn loại ngon, không lẫn gạo tẻ, ngâm nước qua đêm trước khi đem xay bột ướt. Không thì dùng bột gạo nếp khô nhào nước và nhào với bột củ chuối, nhưng bột bánh sẽ không được mềm mịn và thơm ngon bằng thứ bột bánh ướt. Mặt khác cũng không thể bảo quản lâu bằng. Chị cười cười giải thích ngay trước khi tôi lại cất lên vô số các câu hỏi.
toimedulich
Nhân bánh thì tựa nhân bánh chưng, đỗ xanh làm sạch vỏ, đồ chín, trộn với đường, nắm thành từng viên nhỏ, nhân chỉ không có thịt trộn hạt tiêu thôi. Bánh được gói vuông vắn, hơi dẹt, vỏ bằng lá chuối, xếp vào nồi hấp khoảng 30 phút là chín, sử dụng được 2-3 ngày.

Mặc dù bánh củ chuối được làm khá kỳ công từ công đoạn chế biến củ chuối, nhào bột và làm bánh nhưng giá thành bán ra lại khá rẻ: 5.000 đồng. 
Bạn đã bao giờ thử món bánh dân dã này của bản Đồn, Chợ Mới, Bắc Kạn chưa?

Theo Thủy OCG (Dulich.Tuoitre)
Du lịch, GO!

Khám phá cung Vũng Rồng - Giếng Tiên

Có một nơi đẹp đẽ tại Sa Pa chưa được nhiều người biết đến và có thể sẽ là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng vào tương lai gần.

< Đường đến Vũng Rồng – Giếng Tiên vừa hiểm trở, vừa thơ mộng.

Có bao giờ bạn nghĩ đến việc thực hiện một hành trình du lịch sinh thái vừa mạo hiểm, vừa được ngắm nghía cảnh đẹp, khám phá những vùng đất mới và tìm kiếm sức mạnh tiềm tàng trong bản thân? Tôi chắc rằng đa số những người đọc đến đây đều trả lời rằng “có’’. Tất nhiên rằng, thật khó khăn đối với đa số để thực hiện những chuyến tới nơi nào đó xa xôi trên thế giới mà không nằm trên Việt Nam!

< Thác Vũng Rồng với dòng nước xẻ đôi vách đá.

Tôi đang muốn nói đến một nơi thuộc Sa Pa – nơi mà bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới chưa có tên và chưa được khám phá hết. Tôi nghĩ rằng, có thể tương lai rất gần, đây giống như Sơn Đoòng được khám phá, sẽ có rất nhiều du khách với đam mê của mình đặt chân tới và ngạc nhiên bởi canh quan thiên nhiên nơi đây; Đó là Vũng Rồng – Giếng Tiên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
toimedulich
Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm ở độ cao từ 1.000-3.000 m so với mực nước biển nằm trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai (huyện Sa Pa) và Lai Châu (huyện Than Uyên).

Với nét đặc trưng kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao và hệ động thực vật đa dạng phong phú – mang cả những nét độc đáo, sự chia cắt mạnh mẽ về địa hình đã tạo ra nhiều kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, một trong số đó đang là điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước như đỉnh Fansipan huyền thoại được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương’’, Suối Vàng –Thác Tình Yêu, Thác Nàng tiên thứ bảy…

Đặc biệt với những bản đồng bào dân tộc sinh sống trong vùng lõi và vùng đệm đã góp phần khiến nơi đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đến nay, tiềm năng về du lịch của VQG Hoàng Liên đang dần được phát hiện và khai thác, trong tương lai gần, những địa danh như Vũng Rồng, Giếng Tiên, Đồi Dù, Rừng Vân Sam, Đỗ Quyên…sớm sẽ trở thành những điểm du lịch nổi tiếng và ghi danh trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Để đến được Vũng Rồng - Giếng Tiên du khách phải đi xuống bản Cát Cát hoặc bản Sín Chải của xã San Sả Hồ sau đó đi ngược con suối Mường Hoa khoảng 3 – 4 giờ.

Vũng Rồng – Giếng Tiên chỉ là hai điểm dừng chân trên chuyến hành trình qua khu rừng nguyên sinh mang nét ôn đới với chiều dài khoảng 8 km. Xuất phát từ bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ – nơi ở của đồng bào người Mông huyện Sa Pa Sa Pa, bước qua thế giới của những loài động, thực vật rừng nguyên sinh đẹp đẽ, dưới chân là những phiến đá lớn sắc nhọn hiểm nguy, dòng suối Mường Hoa cuồn cuộn, hối hả và hơn hết là bản thân con người đang vượt qua thử thách khó khăn của tự nhiên để hưởng thụ tự nhiên.

< Giếng Tiên trong vắt và sâu thẳm giữa đại ngàn Hoàng Liên.

Mỗi một địa danh đều gắn với một truyền thuyết kiến tạo và Vũng Rồng – Giếng Tiên không nằm ngoài quy luật đó. Với Vũng Rồng - theo tiếng gọi của người H’Mông là “Lu Giàng Pàng’’.  Vũng Rồng rồng khoảng 700-800 m2, phía trên có thác nước dài hơn 100 m đổ xuống tung bọt trắng xóa. Thác nằm giữa khe núi cao, như tạo hóa được thiên nhiên e ấp, bảo vệ. Ngày xửa, ngày xưa khi đất trời còn giao thoa là một, con người và vạn vật sống trong yên bình với nguồn thức ăn không bao giờ cạn kiệt.
toimedulich
Ngày đó, thiên nhiên như một người bạn hiền hòa ôm ấp muôn nơi và Rồng là con vật có thiên chức giữ gìn sự yên bình đó. Đến một ngày, Rồng xuống nhân gian dạo chơi, mải mê trước vẻ đẹp của núi rừng, của thác nước đến nỗi quên điều hòa dòng nước chảy, gió thổi, mưa rơi, sấm sét…sự lãng quên đó dẫn đến lũ lụt, bão gió, thiên tai và sự giận giữ của nhà trời. Nhà trời đã ra hình phạt nhốt Rồng dưới hố nước sâu thẳm thẳm, ngày đêm chịu sự hối hả dội của thác nước trên đỉnh đầu. Người dân đã đặt tên và Vũng Rồng từ đó.

Giếng Tiên nằm phía trên Vũng Rồng dọc theo suối Mường Hoa, cách Vũng Rồng khoảng 1 km. Truyền thuyết kể rằng, đây là nơi các nàng tiên nhà trời thường xuống vui chơi và tắm mát. Đúng như tên gọi, Giếng Tiên mang nét đẹp như nơi tiên cảnh.

Đến với tuyến du lịch Vũng Rồng – Giếng Tiên du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp nguyên sơ của dãy núi Hoàng Liên, được đắm chìm trong phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và hít thở không khí trong lành nơi đây.

Trần Thị Thanh - Vườn QG Hoàng Liên
Du lịch, GO!

Dơng Iar Jiêng: Làng trong rừng thẳm

(BLĐ) - Người dân trong ngôi làng này mấy chục năm nay thắp đèn dầu, dùng nước từ khe núi và ăn những thứ cây, quả tự tay mình trồng được.

Ở độ cao 1.600m so với mặt biển, ngôi làng nằm lọt thỏm giữa dãy núi cao sừng sững và gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới văn minh. Người dân trong ngôi làng này mấy chục năm nay thắp đèn dầu, dùng nước từ khe núi và ăn những thứ cây, quả tự tay mình trồng được.

Gần 6 giờ lội bộ qua dải đường mòn 16km vắt lưng chừng núi, luồn lách dưới tán rừng nguyên sinh đầy vắt và ruồi vàng, chúng tôi đặt chân lên ngôi làng kỳ lạ này. Trong rừng sâu, mới 18 giờ chiều trời đã nhá nhem mặt người, côn trùng bắt đầu cất tiếng rả rích.

Lối vào đầu làng Dơng Iar Jiêng (ngôi làng duy nhất nằm giữa lõi rừng quốc gia Bidoup Núi Bà, huyện Lạc Dương) băng qua con suối mát lạnh lổn nhổn đá cuội, chảy men đồi thông xanh vi vu gió chiều đầy thơ mộng.

Giữa mùa heo rừng

Phải nhờ tới Ha Quyll (31 tuổi) - một thanh niên trong làng dẫn đường, chúng tôi mới nhận ra phía trước là một thung lũng bằng phẳng trồng toàn ngô và lúa đã ngả màu vàng. Khi các vị khách dò dẫm giữa nương ngô ngập đầu người bỗng tiếng “pang cạp, pang cạp” lạ lẫm vang lên. Ha Quyll ngoái đầu lại giải thích: “Đó là chim Pang hót vào lúc chiều tối báo mùa lúa, ngô vào vụ. Nếu là chim Tơyong kêu “hoét hoét” là mùa mưa sắp về”.

Lát sau, từ phía bờ suối vang tiếng “hú hú…” từng chặp, đôi lúc đồng thanh cất lên xen lẫn tiếng lục lạc bằng tre kêu “kong kong”, tiếng xoong nồi loảng xoảng nghe rất vui tai. Già làng Ha Clas (67 tuổi) - một trong 7 người già cao niên của làng cùng con cháu ba thế hệ của mình, đôi mắt tròn xoe khi thấy những vị khách hiếm hoi xuất hiện. Sau câu chuyện làm quen, già Clas chỉ tay về phía nương ngô giải thích: “Bắt đầu mùa heo rừng về rồi đấy. Cứ đêm xuống chúng từ rừng chui ra ăn ngô, phá rẫy nên cả làng thức thâu đêm đuổi heo rừng vui lắm!”. toimedulich

Mùa heo rừng về làng, người dân đều dựng cho nhà mình một hàng rào bằng tre cao khoảng 50cm khá kỳ công bao quanh rẫy để ngăn heo chui vào. Già Clas hăng hái dẫn chúng tôi thị sát một nương ngô liền thửa kéo dài tới chân cánh rừng thông bao bọc làng. Cứ đi hết thửa ngô, chúng tôi lại thấy có vài cục đá to bằng quả bí được cắm sâu xuống đất. Già Clas bảo: “Hòn đá đặt giữa vườn là cách phân định ranh giới nương rẫy mỗi nhà của người Cil. Luật lệ vậy rồi, ai dám dỡ đá lấn vườn thì bị thần linh bắt ốm đau cả năm”. Tiếp tục đi hết thửa bắp, chúng tôi gặp một hai thanh niên cầm bó ngo (phần gỗ thông chứa tinh dầu) cháy phừng phực đi kiểm tra đường rào tre được phát quang đãng. Cách một quả đồi là tới nhà ông Ha Sar thì thấy dấu chân heo rừng in chi chít dưới nền đất. “Xui quá, một đàn 4-5 con heo rừng mới về xong. Chỗ này làm hàng rào chưa tốt nên bị chúng ủi nát” - già Ha Sar (63 tuổi) chủ rẫy bắp nói với mọi người.

Rào lại chỗ hàng rào bị heo chui lọt ông kể, heo rừng ngày nào cũng về cả chục con mỗi đêm nên phải cắt cử người canh chúng tới sáng. Có điều lạ là người trong làng không đánh bẫy heo rừng. Cách đuổi thủ công hiệu quả và đơn giản là tiếng hú bằng miệng, khi mỏi thì chuyển qua dùng chiêng, xoong, lục lạc… Cứ khoảng 1g thì làm như vậy một lần. Nếu hú lên ba tiếng thì đó là cách báo tín hiệu có heo rừng chui lọt hàng rào. Lý giải thắc mắc của chúng tôi, ông Ha Sar cười hồn hậu, nói: “Giờ mình đủ cái ăn nên không bẫy thú, chỉ đuổi chúng thôi. Nếu mình bẫy hại thú vật thì cây lúa, cây ngô sẽ không được mùa như mong đợi”.

Ở rừng để bảo vệ rừng

Bên bếp lửa ấm cúng tiếp đãi những vị khách lạ, trong câu chuyện hồi tưởng lại quá khứ ông cha truyền lại, những người già trong làng không giấu niềm tự hào về tổ tiên người Cil đã khai phá, gìn giữ  làng qua nhiều thế hệ. Già Ha Joan bảo, trong tiếng K’Ho, Dơng Iar Jiêng có nghĩa là vùng đồng bằng có nhiều gà rừng, nơi có suối, đất tốt và bằng phẳng. Nhưng để kiếm tìm một nơi có đất đai màu mỡ như vậy, tổ tiên người K’Ho Cil đã phải chống chọi với cái lạnh cắt da nơi rừng sâu với bốn bề thú dữ gầm gừ. Về đêm, những năm 1980, nhiệt độ có khi xuống dưới 0C đã cướp đi mạng sống của nhiều người.

Trong trí nhớ chắp nối qua lời kể của tổ tiên, các già cho rằng, tổ tiên người K’Ho những năm 1960 đã lập được 9 ngôi làng trong vùng rừng Núi Bà, gồm: Bon Rum, Đạ Tý, Đạ Mur, Đơn Balang, Cha Rông, B’Tang, Kon Ơlang, Lin Ka và Dơng Iar Jiêng. Lịch sử của làng thêm dấu mốc vào năm 1961, khi chính quyền ngụy lập “ấp chiến lược” thì tất cả làng đều bị đốt phá, người Cil bị buộc phải dồn lại Dơng Iar Jiêng với hơn 1.000 người bị giam lỏng trong làng. Già Ha Joan kể, ông cùng thế hệ mình sinh ra tại làng trong cuộc sống ngột ngạt vì đói, bệnh tật và dịch sốt rét hoành hành. Đến khi đất nước giải phóng năm 1975, cả làng nhanh chóng được chính quyền đưa ra khỏi rừng sinh sống ở nhiều nơi như xã Đạ Nhim, Đạ Hoa, Đạ Chais và các vùng lân cận giáp Đà Lạt...
toimedulich
Nhớ lại ngày quay lại làng sinh sống, già Ha Joan coi đó là quyết định hệ trọng của cuộc đời mình. “Sống ngoài bìa rừng có nhiều điều kiện, con cháu được đi học, có đường, có điện nhưng mình thấy nhớ rừng quá. Ở đây mình sống vùng đất của ông cha, gần thiên nhiên cây cỏ, tự làm ra cái ăn, cái mặc mình lại cảm thấy hạnh phúc hơn”- ông trải lòng mình. Với suy nghĩ thuần túy như vậy, ông cùng nhiều người Cil rời bỏ cuộc sống ngoài bìa rừng để quyết định quay lại Dơng Iar Jiêng vào năm 1980. Ban đầu là nhóm hơn 10 hộ do già Ha Joan, già Sơ Ao Ha Klas, Ha Clas, già Kơ Sá Ha Thanh, già Ka Huệ… rồi sau đó gần 20 hộ khác theo về lại làng sinh sống tới bây giờ.

Nhiều năm qua, làng có thêm thu nhập chính từ việc nhận bảo vệ rừng do Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà giao khoán. Những cánh rừng nguyên sinh rộng hàng ngàn hecta bao quanh làng, cách bìa rừng 25km được người dân am hiểu về rừng, sống giữa lõi rừng bảo vệ trước sự xâm hại từ lâm tặc đang trở nên hiệu quả. Một lý lẽ đơn giản nhưng thực tế được các già làng lý giải: “Ở rừng mới có thể bảo vệ rừng tốt nhất. Khi không còn đói khổ thì người dân sẽ không vào rừng chặt cây làm rẫy, bẫy thú để ăn nữa”- già Clas bộc bạch. Chính vì vậy, suốt nhiều năm qua 29 hộ dân với 200 nhân khẩu, chủ yếu là người già và trung niên đã ở hẳn trong lõi rừng quốc gia sinh sống và bảo vệ rừng, đồng thời tạo nên ngôi làng người Cil đặc biệt giữa cánh rừng nguyên sinh.

Ngày mới ở Dơng Iar Jiêng

Buổi sớm không khí trong làng thật lý tưởng, nắng vàng, suối chảy êm ả, chim hót véo von. Người Cil gọi nhau lên nương khi hơi sương còn lạnh buốt. Hôm nay nhà già Ha Klas (70 tuổi) gồm con cháu 14 người đều ra đồng. Đám trẻ nhỏ được ông giao ngồi trong chòi lá giật dây đuổi chim ở thửa ruộng chưa thu hoạch, phụ nữ thì xúm vào gặt lúa. Trên bờ, những thanh niên to khỏe ôm lúa lên đập trên chiếc chòi lá được dựng ngay bên đồng. Khoảng chục con trâu, ngựa được người làng thả rông kiếm ăn thơ thẩn trong rừng.

Bữa ăn ngoài đồng của gia đình ông Ha Klas và nhiều người trong làng diễn ra khá muộn. Cơm trưa được đựng trong quả bầu già rỗng ruột, rau nhíp hái từ rừng, canh bầu cùng dăm con cá suối kho đạm bạc. Già Ha Klas tâm sự, mấy chục năm nay bà con sống giữa vùng rừng núi độc đạo nên tự cung tự cấp gần như hoàn toàn. Cái gì thiếu thì mỗi tháng một lần người Cil lại mang những sản vật từ rừng ra đổi ở bìa rừng lấy những thứ thiết yếu nhất như dầu, muối, lưới bắt cá. “Ở đây đất tốt không cần bỏ phân nên mình trồng ngô, lúa đủ ăn cả năm. Nhà nào thiếu cái gì thì đổi qua lại cho nhau chứ không mua bán như cuộc sống ở ngoài bìa rừng náo nhiệt”- già nói.
toimedulich
Gần nhà già Ha Klas là ngôi nhà bé nhỏ nằm đầu làng của già Ka Huệ (70 tuổi) được coi là người phụ nữ lớn tuổi nhất làng. Tay chân còn khỏe mạnh, bà vẫn đủ sức quẩy gùi trèo đồi núi đi hái rau nhíp, chè đắng và đào củ sâm đỏ, lá thuốc hằng ngày. Khi chúng tôi tới, bên vòi nước chảy ồ ồ được dẫn từ khe núi về trước ngôi nhà tranh, bà nhịp nhàng vung chày giã ngô làm bữa cơm cho gia đình.

Nhiều năm nay không gặp người lạ, bà nhìn chúng tôi bẽn lẽn cười. Sinh ra ở làng từ nhỏ, có khi cả năm không ra ngoài nên bà nói tiếng Việt câu được câu mất. Câu chuyện bà hào hứng kể nhất là việc người phụ nữ trong làng có thể làm đẹp bằng nhiều loại cây rừng. Ở Dơng Iar Jiêng, cây trang điểm và củ son môi, củ sâm đỏ người dân có thể tìm thấy nhiều trong tự nhiên. “Đến ngày lễ cúng mùa lúa, ngày cưới  phụ nữ  mình hái củ son môi quệt cho môi đỏ, giã lá cây trang điểm thay phấn cho má trắng hồng, sâm đỏ cho da dẻ hồng hào. Cha ông mình dạy như vậy và mình vẫn duy trì cho đến bây giờ” - già Huệ vui vẻ chia sẻ.

Sẽ hướng Dơng Iar Jiêng làm du lịch sinh thái

Theo ông Lê Văn Hương - GĐ rừng quốc gia Bidoup Núi Bà, Dơng Iar Jiêng là ngôi làng còn nguyên nét hoang sơ, rất ít người biết đến do nằm trong lõi rừng quốc gia, cách bìa rừng khoảng 25km. Ngôi làng hiếm hoi này chỉ vỏn vẹn 29 hộ với hơn 200 nhân khẩu là tộc người K’Ho Cil (một trong 5 nhánh người đồng bào K’Ho) sinh sống. Theo ông Hương, năm 2011 Ban GĐ vườn quốc gia đã có chủ trương lập dự án di dời toàn bộ làng ra khỏi rừng và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt dự án với số vốn 17 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khi tiến hành thảo luận với các nhà khoa học, các tổ chức, đặc biệt là việc người dân trong làng không đồng thuận với dự án trên nên dự án di dời đã hủy bỏ. Ông Hương khẳng định, tương lai Dơng Iar Jiêng sẽ được giữ lại ổn định nguyên trạng. Ban quản lý rừng quốc gia được sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn từ UBND tỉnh sẽ tăng cường giao khoán rừng cho người dân bảo vệ, trông coi rừng để các hộ dân thu nhập cao hơn, cải thiện cuộc sống. Đồng thời Vườn QG Bidoup Núi Bà đang từng bước có lộ trình trong dự án đào tạo, hỗ trợ người dân Dơng Iar Jiêng làm du lịch sinh thái vào năm 2015.

Theo Hoài Thanh (Báo Lâm Đồng)
Du lịch, GO!

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Đảo Chim du ký

Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04km, ngoài khơi có 5 hòn đảo nhỏ mà người dân quen gọi với những cái tên rất dân dã đó là Hòn Nồm, Hòn Gió, Hòn La, Hòn Cỏ, Hòn Chùa. Chủ yếu tập trung về phía Đông Bắc của tỉnh.

< Đảo Chim.

Tôi mới chỉ biết như thế qua sách vở và các tài liệu địa lý về quê hương mà chưa một lần đặt chân đến những hòn đảo đó. Lần lừa mãi, cuối cùng tôi cũng đồng ý với cậu bạn hiện đang làm ở công ty du lịch lữ hành để tham gia chuyến khảo sát, trải nghiệm cuộc sống ngư dân mà cậu ấy đang ấp ủ hình thành.

Đêm lênh đênh trên biển

Đúng 18h30, chúng tôi gặp nhau tại điểm hẹn, hành lý mang theo khá gọn, đón chúng tôi là ông Nguyễn Quang Lâm, một thợ lặn chuyên nghiệp có thâm niên làm nghề trên 20 năm, hiện ông Lâm là một trong số ít những thợ lặn chuyên nghiệp có chứng chỉ lặn quốc tế của khu vực Bắc Trung bộ.

< Đón mặt trời lên.

Thuyền nổ máy trực chỉ thẳng hướng ra biển, bắt đầu chuyến hải trình. Đoàn chúng tôi gồm có sáu thành viên và bốn thủy thủ. Mấy anh em tranh thủ chụp chung với nhau tấm hình kỷ niệm chuyến đi.
toimedulich
Phía ngoài, cửa sông Nhật Lệ từ mấy năm nay bị bồi lấp rất lớn, chiếc thuyền chạy len lỏi theo luồng nước một cách khéo léo như có định vị sẵn. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn đất liền, nhìn thành phố Đồng Hới từ hướng biển nên tâm trạng bồi hồi khó tả lắm. Những công trình nhà cao tầng, ánh điện đèn lấp lánh cứ thế lùi xa dần về phía ngược lại.
toimedulich
Thuyền chạy được khoảng 7 hải lý, một số thành viên trong đoàn bắt đầu có biểu hiện say sóng, nằm la liệt trên sàn. Phía chân trời xuất hiện những tia chớp, gió bắt đầu lớn hơn, chiếc thuyền với công suất máy 200 CV, bình quân chạy 6 hải lý một giờ. Khoảng cách từ cửa biện Nhật Lệ ra đến đảo Chim mà người dân quen gọi là hòn Gió là khoảng 27 hải lý. Nhưng tối nay chúng tôi không đi thẳng ra đảo mà đi chếch hướng Đông - Đông Bắc so với đảo, chúng tôi sẽ đi ra đến tọa độ định sẵn mà hằng ngày những người như ông Lâm vẫn ra đó để đánh cá.

9h tối, anh lái thuyền ra hiệu cho các thủy thủ còn lại chuẩn bị để thả lưới đánh giã cào, đây là dạng lưới thả sát đáy biển mà ngư dân thường gọi là thả “dạ”. Nhờ sức kéo của lưới mà hình như con thuyền bớt lắc lư, trời cũng dần trong hơn, trăng cuối tháng không được như trăng rằm nhưng giữa mênh mông sóng nước này trông cũng vằng vặc, cùng ánh sáng phản chiếu xuống khiến cho biển đêm lung linh kỳ diệu.

Đến với đảo Chim
toimedulich
Sáng sớm chưa nhìn rõ mặt người tôi đã bị đánh thức bởi tiếng rì rào của sóng. Anh lái thuyền cũng vừa thức giấc. Nhổ neo nhé, anh hỏi rồi không đợi tôi trả lời, hai tay thoăn thoắt nắm sợi dây thừng kéo lên, thuyền nổ máy quay ngang 450 hướng về phía Đảo Chim, từ vị trí neo thuyền vào đến đảo khoảng hơn một giờ  đồng hồ. Sau một đêm gầm gào, biển sớm như mệt mỏi, nhẹ nhàng hơn. Phía xa, cuối đường chân trời bắt đầu ửng đỏ.

< Cheo leo mạo hiểm.

Sau khi xem quả cầu lửa từ từ nhô lên từ nơi giao nhau giữa trời và biển, bữa sáng đã được chuẩn bị xong, ai cũng tranh thủ ăn vì đảo Chim đã nhìn thấy rõ phía trước. Đảo Chim có diện tích chừng 1km2 nhô lên giữa biển trông lẻ loi và bé nhỏ, nhưng là thiên đường lý tưởng cho hơn 3 triệu con chim hải âu cư trú.
toimedulich
Ngoài ra, còn có các loại chim khác như: chim én, chim yến. Là đảo tiền tiêu, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên về phía đông của Quảng Bình. Nhìn từ xa, đảo Chim được bao phủ bởi một màu xanh do hoà quyện giữa cây xanh trên đảo với màu nước đại dương. Bao quanh bề mặt hòn đảo là những lùm cây rậm rạp, thấp lè tè chen lẫn với những khối đá sắc nhọn lô nhô.

Đảo Chim ở Quảng Bình được nhiều nhà khoa học đánh giá là đảo chim thuần chủng lớn nhất Đông Nam Á và vẫn còn mang tính chất hoang sơ. Chiếc thuyền chạy vòng quanh đảo một vòng để chúng tôi tận mắt chứng kiến những dấu tích của thời gian, của quá trình bào mòn, do đá ngầm quanh đảo khá nhiều nên thuyền chỉ cập cách bờ chừng hơn trăm mét.

Một thủy thủ cầm sợi dây nhảy ùm xuống, bơi vào bờ buộc neo vào ngách đá để neo thuyền. Chúng tôi ai nấy mặc áo phao vào rồi cũng nhảy xuống nắm sợi dây mà bơi vào. Những phiến đá trơn trượt bám đầy hàu, sắc lẹm, mọi người cẩn trọng lần bước từng bước một để lên bờ. Là đảo được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất, quá trình nâng lên của vỏ Trái đất, chính vì thế xung quanh chỉ toàn là đá, phía trên đảo chỉ có cây dại và những loài thích nghi được với điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt thiếu nước ngọt, thiếu đất nhưng lại thừa hơi muối.

Khá vất vả chúng tôi mới leo lên được phía trên đỉnh của hòn đảo. Chủ nhân của đảo có lẽ là hàng trăm loài chim khác nhau, nghe động chúng đập cánh bay lên nháo nhác cả một vùng, rất nhiều tổ chim nhưng tuyệt nhiên không có trứng, mấy anh thủy thủ bảo rằng chỉ vào tầm tháng 2 đến cuối tháng 4 thì chim mới để trứng nhiều.
toimedulichtoimedulich
Đảo Chim hiện nay đang trở thành thiên đường lý tưởng nhất cho Hải âu xám cư trú (còn gọi là chim nhạn), một loài Hải âu biển quý hiếm nhất trên thế giới. Trên đảo ngoài những cây bụi, có rất nhiều dứa dại, những bụi dứa đan vào nhau, rồi những cây sy cằn cổi, rể mọc bám vào đá, rủ xuống như mái tóc. Tôi phát hiên ra trên mỏm đá cao nhất của Đảo, không biết từ bao giờ người ta cho xây bằng xi măng và khắc chữ lên có nội dung: Tổng cục Địa Chính, điểm tọa độ quốc gia: 28167, nghiêm cấm phá hoại.

Phía bờ Tây của đảo hiện còn dấu vết của hai giếng nước khô cạn được xây từ năm 1979. Từ đây nhìn vào bờ có thể thấy rõ Đèo Ngang và khu công nghiệp Vũng Áng. Phía dưới, chiếc thuyền đánh cá trông bé xíu giữa một tấm thảm xanh. Lang thang hơn hai giờ đồng hồ trên đảo, chúng tôi quyết định quay trở lại thuyền. Trong lúc chúng tôi khảo sát trên đảo thì các thủy thủ ở lại, người thì tranh thủ lặn được một số nhím biển, trông xù xì với những cái lông sắc nhọn, người thì câu được một rổ đầy cá. Do đá ngầm nhiều, nước có chỗ sâu chỉ 4-5m, đeo kính lặn vào có thể quan sát đáy biển rất đẹp.

< Khám phá đảo Chim.
toimedulich
Anh Trần Xuân Cương, Giám đốc Công ty Du lịch Netin, bạn đồng hành với tôi cho biết, nếu sau này khai thác du lịch biển, công ty anh sẽ đầu tư thuyền cao tốc và bộ đồ lặn bình khí chuyên dụng, chắc chắn du khách sẽ rất thích. Chúng tôi vẫy vùng với biển một hồi rồi lên. Phải nói ông Lâm cùng với mấy anh thủy thủ không chỉ biết đánh cá, mà chế biến món ăn cũng rất cừ. Những thứ đánh bắt được từ mẻ lưới tối qua, cùng với những thứ sáng nay làm thành một bữa tiệc thực thụ giữa biển.

Sau một đêm nằm lăn lóc, rồi tắm biển, tinh thần các bạn đồng hành có vẻ đã quen với sóng gió biển khơi nên tươi tỉnh hẳn. Bữa trưa được dọn ra, chúng tôi quay quần ngồi lại, chia sẻ những món quà biển cả đã ban tặng, về chuyến hải trình đầy thú vị. Con thuyền nhổ neo, chạy về hướng đất liền, kết thúc một hành trình khám phá thú vị...

Theo Hải Đăng (Toàn Cảnh VN)
Du lịch, GO!

Đảo Chim - Điểm du lịch hấp dẫn bị bỏ quên
Hành trình khám phá đảo Chim

Ao Dong - hang Luồn sơn thủy hữu tình

Hà Nam không phải là tỉnh được nhắc tới với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, chủ yếu với hệ thống các ngôi chùa như chùa bà Đanh, Long Đọi Sơn cùng những nhà thờ có kiến trúc độc đáo. Vì vậy du lịch Hà Nam còn khá mới mẻ với nhiều người. Nhưng có lẽ từ bây giờ, những ai thích trải nghiệm sẽ có thêm một điểm đến trong sổ tay mỗi khi nhớ đến vùng đất này: ao Dong - hang Luồn.

Được sự sắp đặt khéo léo của tự nhiên, với mặt nước trong xanh, núi đá vôi, hang động thạch nhũ... ao Dong - hang Luồn đang trở thành điểm đến mới hứa hẹn thu hút du khách đến Hà Nam. Từ Hà Nội, chúng tôi chạy dọc quốc lộ 1A cũ, qua địa phận huyện Thường Tín, Phú Xuyên để bắt đầu hành trình khám phá Hà Nam một ngày.

< Con đường dẫn xuống ao Dong - hang Luồn.

Ngoài những địa điểm nổi tiếng không thể bỏ qua như chùa Bà Đanh, nhà Bá Kiến cũng như thưởng thức các món ăn nổi tiếng như bánh cuốn Phủ Lý, chuối ngự, cá kho làng Đại Hoàng, trong danh sách những nơi sẽ đi qua có một điểm khá mới mẻ mà tôi mới nghe lần đầu. Đó là ao Dong - hang Luồn

Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng. Từ trung tâm thành phố Phủ Lý, sau khi qua cầu Hồng Phú, chúng tôi hỏi đường tới Bút Phong khá dễ dàng vì người dân bên đường sẵn lòng chỉ dẫn.

< Cô lái đò ao Dong.

Do chưa được khai thác du lịch nên phải chú ý quan sát mới nhìn thấy chỉ dẫn vào ao Dong viết trên tấm gỗ dựng ven đường. Là vùng khai thác đá cho ngành công nghiệp ximăng, việc tồn tại một nơi có vẻ đẹp yên bình có thể khiến nhiều người bất ngờ. Đi hết con dốc dẫn vào khu khai thác đá, cả nhóm gửi xe ở chân dốc rồi tìm đường tản bộ xuống ao.
toimedulich
Do các dãy núi vòng cung bao bọc nên khu vực này trước kia không được nhiều người biết tới cho đến khi các hoạt động khai thác đá làm lộ ra con đường dẫn xuống khu vực hang Luồn. Tiếp tục đi bộ hết con dốc, rẽ sang một lối nhỏ lần theo sườn núi toàn đá hộc mới tới được ao Dong.

< Mùa cạn du khách vẫn có thể đi vào hang Luồn.

Bỏ lại những ồn ào, bụi bặm bên ngoài khu công trường, quang cảnh trước mắt hiện lên thơ mộng và trong lành. Chỉ vỏn vẹn hơn 300 mẫu nhưng ao Dong có đầy đủ vẻ đẹp như các địa danh đá vôi nổi tiếng ở Tam Cốc, Tràng An (Ninh Bình). Như một tấm gương lớn soi bóng thế núi hùng vĩ khắp phía, mặt nước ao xanh trong nhìn rõ những rong rêu đang uốn mình theo làn nước, bên trên là những thảm hoa súng bung nở...

Không ai biết cái tên ao Dong có từ đâu, nhưng nhiều người cho rằng tên gốc là “rong” vì có nhiều rong rêu, sau đó đọc sai thành “Dong”. Ở đây chỉ có một ngôi nhà nhỏ bên núi của người trông coi ao. Chúng tôi hỏi thuê thuyền thì được biết khách từ xa tới đây thường phải trả 10.000 đồng tham quan và thêm tiền đò. Tuy nhiên, ngồi chuyện trò một lúc, người phụ nữ đồng ý giá 150.000 đồng cho sáu người dạo chơi trên thuyền, không thu thêm "vé vào cửa".

< Vẻ đẹp nơi hang Luồn thông ra bên ngoài.
toimedulich
Đang mùa cạn nên thuyền đi vào hang khá dễ dàng. Hang Luồn có chiều dài khoảng 400m, kích thước khá nhỏ, nhưng vòm cửa hang rộng với những tán cây xòa bóng. Mùa nước lên thuyền không thể đi vào hang do nước ngập kín cửa. Vừa tiến tới cửa hang mọi người đã cảm nhận được không khí mát lạnh và gió hun hút thông qua hai đầu hang. Cô lái đò đưa chúng tôi đèn pin và vừa chèo vừa chỉ dẫn, giới thiệu từng thạch nhũ trên trần hang.

Chưa bị bàn tay con người tác động và không bị ánh đèn làm biến sắc nên những thạch nhũ đủ các hình dáng trong hang vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cuốn hút.

< Những thạch nhũ muôn hình vạn trạng.

Len lỏi sâu vào hang cảm giác như con thuyền đang khẽ khàng chạm vào thế giới cổ tích huyền ảo. Đi hết lòng hang, mọi người như hòa mình vào khung cảnh yên bình của những cánh đồng dưới chân núi đá vôi bên ngoài. Dừng chân một lúc, thuyền quay lại con đường cũ, đưa khách ghé thăm thêm hang động phía tay phải.

Qua một cây cầu đá nhỏ là tiến vào cổng hang nước thứ hai. Đây là hang kín và ngắn với những vùng nước sâu. Những khối nhũ đá trong hang tạo hình đa dạng hơn, từ những bông hoa hồng cho tới hình ảnh sóng nước, bầu ngực phụ nữ...

< Cây cầu đá được người dân dựng lên, tạo điểm nhấn cho bức tranh thủy mặc.

Thỏa thích ngắm cảnh, chụp ảnh... chúng tôi vừa lên bờ thì gặp mấy người dân địa phương ghé xuống ao thư giãn sau giờ làm việc về.
toimedulich
Trò chuyện với họ mới hiểu nhiều hơn về mảnh đất này. Đây cũng là nơi mà chiều chiều người dân xung quanh tụ tập chuyện trò, tắm mát hoặc tận hưởng chút yên bình cuối ngày. Sau những giờ ngao du sơn thủy, cả nhóm vui vẻ nán lại, lắng nghe tiếng chim hót và tiếng nước chảy róc rách từ trên đỉnh núi.

Rời ao Dong - hang Luồn khi nắng chiều dần dịu lại, khung cảnh thiên nhiên như tĩnh lặng, u tịch hơn bao giờ hết. Có lẽ từ bây giờ chúng tôi đã có thêm một điểm đến trong sổ tay mỗi khi nhớ đến đất Hà Nam.

Theo Minh Đức (Báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!

Kỳ thú ao Rong
Kỳ thú Ao Dong - Hang Luồn

Lộng gió Gia Đẳng

Nhắc đến bãi tắm Gia Đẳng, ít người biết đến địa danh này, nhưng nếu nói về nước mắm thì ở đây nổi tiếng gần xa từ lâu.

< Một góc bãi biển Gia Đẳng.

Bãi tắm Gia Đẳng thuộc xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Đây từ lâu vốn gắn bó với làng làm nước mắm Gia Đẳng, mới được khai thác thành bãi tắm cho khách được vài năm.
Biển Gia Đẳng nước xanh trong, sóng nhẹ với khung cảnh còn hoang sơ. Các dịch vụ đơn giản cùng cuộc sống gắn bó với người dân làng chài lưới.

Đến đây, bạn có thể nghỉ trong các nhà nghỉ dân giã hay ngay tại nhà dân, ăn bữa cơm gia đình được chế biến từ hải sản tươi ngon đánh bắt mỗi sáng và đừng quên mua ít nước mắm ngon mang về làm quà.
toimedulich
Nước mắm Gia Đẳng là một đặc sản của người dân bãi ngang ven biển xã Triệu Lăng và là một thương hiệu có uy tín ở Quảng Trị. Người dân Triệu Lăng đi đâu xa đều tìm về thôn Gia Đẳng để mua một vài lít nước mắm làm quà biếu cho người thân hay bạn bè.

Với chất lượng và hương vị đặc trưng không nơi nào có, thương hiệu nước mắm Gia Đẳng đã được khẳng định từ hàng trăm năm nay. Nước mắm Gia Đẳng được chế biến từ các loại cá nục, cơm, duội. Trước khi đưa vào bể muối, tất cả các loại cá này phải được lựa chọn kỹ, để đảm bảo cá còn tươi, không được ươn và phải được rửa sạch sẽ để khô ráo trước.

Khi muối, phải trộn đều cá và muối, khối lượng muối và cá phải tương ứng với nhau một cách hợp lý. Các loại cá lẫn khi muối phải muối riêng và mỗi loại cá đều có thời gian muối nhất định. Như cá cơm có thời gian muối tối thiểu phải trên 8 tháng, cá nục và cá duội thì thời gian muối tối thiểu phải trên 12 tháng.

Do được chế biến kỹ lưỡng từ khâu chọn cá cho đến khi cất nước mắm để bán, nên chất lượng nước mắm Gia Đẳng luôn đảm bảo. Hiện nay, bình quân mỗi năm, 20 cơ sở sản xuất nước mắm trong thôn đã cung ứng cho thị trường hàng trăm ngàn lít nước mắm với doanh thu trên 2,5 tỷ đồng.

Đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Đoàn Khuê, bí danh là Võ Tiến Trình, sinh ngày 29/10/1923 ở làng cát ven biển Gia Đẳng, xã Triệu Tân, nay là xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Du lịch, GO! tổng hợp

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Khoái khẩu với cá leo sông Thoa

(BQN) - Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức. Khi vào địa phận huyện Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển nên được xem là sông mẹ. Biết bao suối khe, kênh rạch đôi miền xuôi - ngược hòa nước chung dòng, tạo vẻ thơ mộng cho sông Thoa trước khi hòa vào đại dương qua cửa biển Mỹ Á.

Cư dân những làng xóm ven bờ bao đời cần mẫn giăng câu, chài lưới đánh bắt cá tôm trên sông. Thuở trước, sản vật dòng sông khá phong phú theo các mẹ, các chị lên chợ, vào bữa cơm của những gia đình. Đổi lại là tương cà, rau quả cho bữa ăn hàng ngày, dăm miếng kẹo lạc, vài tấm bánh đa cho con trẻ. Giờ sản vật sông Thoa ngày càng suy kiệt nhưng vẫn còn những con chép, con trôi dăm bảy ký, những con cá leo béo thơm làm nức lòng thực khách…

Chiều phai nắng, tôi và nhóm bạn rong ruổi ven bờ đoạn cuối bờ sông, nơi dòng nước sắp hòa vào đại dương bao la. Sông Thoa mùa cạn hiền hòa với dòng nước lững lờ trôi in nền trời xanh thẳm. Trên sông thấp thoáng bóng ngư phủ giăng lưới, quăng chài bắt cá tạo nên bức tranh thấm đẫm hồn quê. Và chúng tôi được người bạn ven sông chiêu đãi những món ngon chế biến từ cá leo thường ngày bơi lội trong dòng sông hằn trong ký ức của bao người. Cá leo sông Thoa có màu trắng pha vàng xám trên lưng, thịt săn chắc, hương vị thơm và rất béo dùng để chế biến các món: nấu canh chua, nướng, nấu cháo, chiên, nấu lẩu, um với khế…

Với món cá leo um khế thì dùng dao chặt vi, móc bỏ mang và ruột, rửa sạch nhớt rồi cứa vài đường trên thân cho nhanh ngấm gia vị. Khế chua sắp chín rửa sạch rồi dùng dao thái lát dọc. Đun dầu phộng sôi trên bếp rồi cho thêm ít nghệ tươi xay nhuyễn. Sau đó, cho cá vào và dùng đũa trở nhẹ cho săn thịt rồi thêm ít nước, gia vị: Muối, đường, bột ngọt… đun lửa nhỏ cho gia vị thấm đều vào cá. Ước chừng cá sắp chín thì cho khế thái lát vào lẫn với cá đến khoảng hơn mươi phút, thêm ít tiêu xay nhuyễn rồi nhấc xuống khỏi bếp.

Đĩa cá leo um khế với màu sẫm của cá và màu vàng của khế điểm thêm màu xanh của vài nhánh rau thơm trông thật bắt mắt. Thịt cá thơm phức, vị ngọt béo hòa quyện với vị chua từ khế xen lẫn hương vị của gia vị cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi, phảng phất hương vị phù sa từ sông quê.
toimedulich
Cả nhóm đang “ngất ngây” với món cá leo um khế cùng dăm ly rượu đế thì anh bạn cho những con cá đã làm sạch lên vỉ sắt nướng trên bếp than hồng. Sau vài phút da cá sẫm màu, mỡ chảy xèo xèo bốc mùi thơm phức lan tỏa theo gió. Anh chẻ đôi những trái đậu bắp rửa sạch rồi cho lên vỉ nướng cùng cá đến sẫm màu để ăn cùng với cá cho thêm “tròn vị”.

Chén muối hạt giã nhuyễn với ớt, vắt thêm tí nước cốt chanh đặt cạnh đĩa cá nướng như mời gọi. Gắp miếng thịt cá chấm vào chén muối rồi đưa vào miệng để cảm nhận vị ngọt béo từ cá quyện với vị mặn của muối hòa cùng vị cay của ớt lẫn vị chua từ chanh. Nhẩn nha nhai thêm nhánh rau thơm thì dường như bao hương vị vào cả trong miệng rồi lan tỏa lên mũi, vô cùng sảng khoái. Thêm miếng đậu bắp nướng nghe giòn tan trong miệng càng thêm phấn khích…

Ôi! Dòng sông Thoa hiền hòa thơ mộng trong mùa cạn và mênh mang nâu đỏ phù sa trong mùa lũ đã dâng bao sản vật cho đời. Và tấm lòng chất phác của cư dân đôi bờ như níu chân lữ khách trở về để thưởng thức những món ngon từ con leo, con chép… nơi dòng sông yêu dấu.

Theo Trang Thy (Báo Quảng Ngãi)
Du lịch, GO!

Pháo đài trên núi Tượng

Trong một chuyến về An Giang, chúng tôi có dịp tìm đến với núi Tượng ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tịnh Biên, cách TP. Hồ Chí Minh 300km.

< Đường đến núi Tượng.

Núi Tượng có tên chữ là Liên Hoa Sơn, cao 145m, thuộc hệ thống Thất Sơn, đã từng được nhà văn Sơn Nam miêu tả như sau: Vùng Ba Chúc (quanh núi Tượng), thung lũng nhỏ, cổ kính, có cảnh “trước miễu, sau chùa”, miễu (là đình làng độc đáo, thờ trăm quan đại thần) cất phía trước, chùa phía sau, kề sát nhau.

Con đường từ quốc lộ 91 vào thị trấn Ba Chúc dài khoảng 25km, đường khá tốt. Hai bên đường là xóm làng, vườn tược, những cánh đồng lúa rộng bát ngát với những dãy núi xa xa.

< Ông Năm núi Tượng.

Đến nơi, nhóm chúng tôi được một em thiếu nhi tên Đoàn, dân núi Tượng chính gốc hướng dẫn leo núi. Đường lên núi chỉ là một lối mòn nhỏ xuyên qua rừng tầm vông rậm rạp, quanh co hiểm trở, có những hang hốc nhỏ hẹp, có cả đoạn dốc cao bên cạnh vực sâu. Hai bên đường có khá nhiều cây cối hoang dại như trâm, sung, mét, săn máu… xen lẫn với xoài, mít, me, đào um tùm, mát mẻ. Chim sâu nhảy nhót, ríu rít trong những vòm lá xanh rậm rạp.
toimedulich
Đến lưng chừng núi, chúng tôi gặp một người đàn ông ăn mặc như đạo sĩ đi lấy củi và xắn măng trên núi xuống. Được hỏi chuyện, “đạo sĩ” xưng mình là “ông Năm núi Tượng” và nhân tiện ông kể lại vài nét về lịch sử Liên Hoa Sơn. Theo ông, trước năm 1870, vùng núi này hãy còn hoang vắng. Sau đó, thầy Ngô Lợi, người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã dẫn dắt một số đệ tử vào vùng núi Tượng khai hoang lập ấp, sau này trở thành làng An Định với 14 thôn. Tín đồ các nơi đổ về ngày càng đông đúc. Đến năm 1890, thầy Ngô Lợi mất tại núi Tượng.

< Cốt Hai trên đỉnh núi.

Sau một hồi nghỉ chân nghe chuyện, chúng tôi lại lên đường với quyết tâm “chinh phục” đỉnh Liên Hoa Sơn. Càng lên cao, đường càng dốc, có nơi gần như thẳng đứng phải chen lách qua những khe, gờ, hẻm đá, ai nấy phải đeo bám những thân tầm vông, dây leo chằng chịt tiến lên từng bước một. Có đoạn phải men theo vách đá trơn nhẵn với một bên là vực sâu.

Cuối cùng, bao mệt nhọc cũng tan biến khi đỉnh núi Tượng cùng với cốt (lô cốt) Một, cốt Hai sừng sững hiện ra. Hai lô cốt này được quân dân địa phương xây dựng như là hai pháo đài ở địa thế hiểm yếu làm điểm phòng thủ và cảnh giới trong những năm chiến tranh biên giới Tây Nam.

< Đồng ruộng dưới chân núi.
toimedulich
Cốt Một, cốt Hai nằm trên hai tảng đá lớn cách nhau chừng 5m. Mỗi cái có thể chứa một tiểu đội. Dưới tảng đá của lô cốt là hang Vồ Đá Dựng thâm u, bí ẩn, sâu hun hút, hầu như chưa ai dám xuống! Chung quanh lô cốt có rất nhiều hang hốc, gờ đá thuận lợi cho phòng thủ. Đứng trên nóc hai lô cốt, du khách có thể quan sát gần như toàn bộ khu vực Tây Nam với nhà cửa lô nhô dưới chân núi, vườn tược, đồng ruộng xanh tươi, xa xa là vùng núi Tà Lơn của nước bạn Campuchia…

Một chuyến đi đến Thất Sơn, leo núi Tượng, khám phá 15 hang động của Liên Hoa Sơn sẽ mang lại nhiều điều thú vị, bổ ích cho những ai muốn khám phá, tìm hiểu vùng bán sơn địa của miền đất Tây Nam Tổ quốc.

Đặng Xuân Nhi (Doanh Nhân Cuối Tuần)
Du lịch, GO!

Cam sành Hàm Yên ở làng Mường

(TTO) - Mùa này nếu có dịp ngược lên Tuyên Quang để đến với mảnh đất đồi Hàm Yên, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những vườn cam xanh ngát sum sê trái trải dài trên những triền đồi đầy sỏi đá.

< Cam trồng trên các triền đồi.

Tuyên Quang thường được nhắc đến với những chiến công lịch sử hào hùng của thế hệ cha ông đi trước. Ngày nay, mảnh đất này còn níu chân du khách với nhiều sản vật, đặc biệt cam sành Hàm Yên. Cam sành đã được trồng từ lâu trên vùng đất Hàm Yên và người dân ở đây thường quen gọi là cam làng Mường.

Theo các cụ già trong làng kể lại, giống cam sành này được trồng từ rất lâu đời. Vào khoảng năm 1890, hai người dân tộc trong lúc đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, bản Mường đã nhìn thấy một loại cây có gai nhọn, lá thơm, có một số quả đã chín vàng. Hái ăn thử thấy có mùi vị ngon và thơm mát họ bèn mang hạt về trồng ở vườn nhà. Từ đó, mọi người truyền nhau xin giống mang về nhà trồng, phát triển thành những trang trại cam rộng lớn như ngày nay.

< Vườn cam sai trĩu quả.

Dọc trên đường vào Hàm Yên, bạn sẽ thấy thật thư thái và mát mắt bởi màu xanh của những vườn cam trải dài ngút mắt. Cam được trồng tập trung ở 9 xã Phù Lưu, Yên Thuận, thị trấn Hàm Yên, Yên Phú…. Nhưng  nhiều nhất là tại Phù Lưu. Và theo người dân ở đây, cam ở Phù Lưu là thơm ngon nhất.
toimedulich
Tiếng thơm lan xa, rất nhiều người dân nơi khác đã đến lấy giống về trồng nhưng chỉ cam trồng ở Hàm Yên mới cho chất lượng ngon hơn cả. Có lẽ khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng ở đây hợp cho cam sành phát triển.

Ngày nay, những vườn cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hàm Yên, nhiều mô hình vườn có doanh thu đạt từ vài trăm đến hàng tỉ đồng mỗi năm. Vì thế cam sành Hàm Yên được xem là cây “đũa vàng” cho bà con nông dân nơi đây.

Mùa này nếu đi dọc các tuyến đường Hàm Yên, đặc biệt vào xã Phù Lưu, bạn sẽ trầm trồ bởi những cây cam xanh ngát vươn lên trên dãy núi Pá Phúng cao vời. Từng hàng cam sai trĩu quả, lúc lỉu đung đưa trong gió, báo hiệu một vụ mùa bội thu đang đến gần. Trên những con đường làng, tấp tập những chuyến xe nối đuôi nhau chở cam đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Ngược dòng sông lô đến với thành Tuyên, ôn lại lịch sử hào hùng một thời, bạn đừng quên khám phá ẩm thực của vùng sơn cước này và nhớ thưởng thức cam sành Hàm Yên để cảm nhận hương vị ngọt, ngon kết tinh của nắng, gió của đất đồi, của tình người vùng cao.

Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát, trong lành từ ngọn núi Phá Phúng, cam Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác. Những tép cam vàng mọng nước, thơm ngon, thanh mát nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà cả nước đều biết đến.

< Những quả cam mọng nước lúc lỉu trên cành.
toimedulich
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, nhưng cũng nhờ sự cần cù và chịu thương chịu khó của bà con dân tộc nơi đây mà cam Hàm Yên đã khẳng định được thương hiệu, chỗ đứng của mình giữa bạt ngàn hoa quả trôi nổi hiện nay. Năm 2007, cam Hàm Yên đã được đăng ký nhãn hiệu và đoạt được nhiều giải thưởng về nhãn hiệu thương mại. Đặc biệt năm 2013, cam Hàm Yên được vinh danh lọt vào tốp 10 loại trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam.

Theo nghiên cứu, cam sành Hàm Yên là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao, chứa trên 10% hàm lượng đường, hàm lượng vitamin C từ 40 - 90mg/100g cam tươi. Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có các chất axit hữu cơ, trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng các chất khoáng và dầu thơm.

Theo Hoàng Hân (Dulich.Tuoitre)
Du lịch, GO!

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Thác Suối Reo ở xã Gia Tân

(TCVN) - Thác Suối Reo tọa lạc tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; nằm cách Quốc lộ 20 khoảng 3km theo đường Đức Huy - Thanh Bình đi vào. Khu vực thác có diện tích hơn 100 ha, đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt.

Thác Suối Reo uốn lượn quanh co theo địa hình rồi đổ thành thác (cao khoảng 10m) và chảy tiếp vào lòng hồ Trị An. Bao quanh suối có hệ thống suối dày đặc; tiếp giáp với khu quy hoạch rừng phòng hộ, vùng chuyên canh rau-hoa-cây cảnh Đồi Cô Tin (có diện tích khoảng 20 ha), trồng cây lâu năm; có tuyến đường Gia Tân 1 - Gia Kiệm (quy hoạch lòng đường rộng 15m); có đường điện 110 KV đi qua, rất thích hợp để xây dựng khu du lịch sinh thái, khu du lịch xanh gắn liền vườn cây ăn trái với thác, đồi, thung lũng và vùng hồ Trị An.

< Một đoạn thác Suối Reo.

Thác Suối Reo nằm trên địa bàn xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc, mang đặc trưng chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và không có mưa. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ  Ấn Độ Dương thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới, có đặc tính nóng ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 25°C – 26°C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 34,5°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,5°C.
toimedulich
Khu vực thác Suối reo thông ra hồ Trị An là hồ nước ngọt rộng lớn, có nhiều đảo tạo phong cảnh đặc trương với không khí trong lành, là nơi sinh sống của nhiều loài thủy hải sản đặc trưng (cá Hoàng Đế, tép Trị An, cá Bống Tượng...); thiên nhiên hoang sơ, nhưng lại nằm gần Quốc lộ 20 có đường giao thông thuận tiện và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, nơi mà thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu du lịch sinh thái đã hình thành và ngày càng phát triển; nằm cạnh khu hành hương Núi Cúi - một trong những khu hành hương lớn của miền Nam đang được xây dựng...

Với vị trí địa lý, lịch sử và điều kiện tự nhiên hiện có của khu vực thác Suối Reo là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển du lịch sinh thái như: Xây dựng khu Resort, ăn nghỉ, với hệ thống nhà nghỉ, biệt thự cao cấp, biệt thự sinh thái được bố trí hai bên sườn đồi và đan xen trong thung lũng, sẽ tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên của đồi và thung lũng, làm hài hòa không gian mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Khu thể thao vui chơi giải trí, có thể bố trí thành 2 khu vực chính: Khu vui chơi trên cạn và khu vui chơi dưới nước với nhiều loại hình trò chơi phong phú: tennis, cầu lông, leo đồi, dù lượn, tàu trượt, cáp treo, đi xe đạp, câu cá giải trí ...
toimedulich
Đồng thời, Khu du lịch thác Suối Reo có thể kết nối với các tuyến du lịch trong và ngoài huyện: Tuyến du lịch các đảo trên hồ Trị An; tuyến du lịch làng cá bè La Ngà: tuyến xem te cá cơm hồ Trị An về đêm; tuyến du lịch tâm linh đến Trung tâm hành hương Đức mẹ Núi Cúi vừa được khởi công xây dựng, nằm cạnh khu sinh thái thác Suối Reo; tuyến du lịch vườn cây ăn trái; tuyến du lịch đến đảo Cao Minh

Ngoài ra, khi hình thành khu du lịch sinh thái, Suối Reo sẽ là điểm dừng chân tham quan và thu hút các hãng lữ hành đưa khách từ TP.HCM lên tuyến Đà Lạt - Lâm Đồng, hoặc tuyến Lâm Đồng về Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh…

Có thể nói Khu vực thác Suối Reo là điểm lý tưởng để đầu tư xây dựng khu du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Với tiềm năng và lợi thế của thác Suối Reo nếu được đầu tư xây dựng, thì sẽ trở thành khu đô thị sinh thái, vui chơi, nghỉ dưỡng hoàn chỉnh đầu tiên của huyện Thống Nhất,  góp phần phát triển du lịch địa phương và kết hợp với các tour TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết, Bình Thuận, Lâm Đồng...để đưa du khách đến khám phá những thắng cảnh của huyện Thống Nhất - Đồng Nai.

Theo Toàn Cảnh VN
Du lịch, GO!

Động Hương Tích – Nam thiên đệ nhất động

Động Hương Tích cách Hà Nội gần 70 km về phía Tây Nam. Đây là một động đẹp, trọng tâm của khu du lịch quốc gia Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây nay thuộc thành phố Hà Nội.
Động Hương Tích vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ XI và đưa vào thờ Phật từ năm 1687. Xưa kia động Hương Tích không một bóng người qua lại, cho đến khi cố Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang trụ trì chùa Thiên Trù nhân một chuyến vãn cảnh núi non Hương Sơn đã tìm ra cửa vào động.

< Thiên nhiên khoáng đạt nhìn từ cửa động.

Sách Dư địa chí của Phan Huy Chú chép rằng: “… Núi Hương Tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động. Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải…Tương truyền, Phật Quan Âm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ở đây… mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các phương đến động dâng hương…”

Tháng ba năm Canh Dần (1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam.

< Muốn lên động Hương Tích phải đi hơn 2km đường núi, từ chùa Thiên Trù. Nhiều hàng quán do người dân mở dọc đường phục vụ du khách. Du khách cũng có thể chọn đi cáp treo lên động chỉ mất khoảng 5 phút.
toimedulich
Nhìn toàn cảnh, động Hương Tích nhìn giống như một cái đầu Rồng đang há miệng vờn ngọc, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng còn những khối thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng…mà đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước. Trước cửa động nhìn sang là một ngọn núi nhỏ, tròn xinh giống như viên ngọc minh châu, thường được gọi là thung Cháu (hay một số người lại gọi lài thung Châu). Quả núi có động Hương Tích là núi cao thứ nhì trong toàn hệ thống núi rừng Hương Sơn.

Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,...
Động còn có "đường lên trời" và "lối xuống âm phủ". Đường lên trời là một sườn đá dốc càng leo cang cao, lối xuống âm phủ là một cái khe đưa xuống hang sâu dưới đất.

Ngọn núi cao nhất ở đây là núi Bà Lồ, ở phía trước núi động Hương Tích. Nghe một số cụ già trong làng Yến Vĩ kể lại thì trước đây trên núi Bà Lồ cũng có một ngôi chùa cổ đã đổ nát.

< Vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá trên trần động.

Ở bên ngoài cửa động, trước khi theo các bậc đá đi xuống, chúng ta có thể nhìn thấy một tấm bia hình vuông tạc ngay trên một phiến đá có một bài thơ vịnh Hương Sơn viết khắc bằng chữ Nho theo lối thảo cổ, nét chữ như “rồng bay phượng múa”. Đó là bài thơ của Bùi Dị - một đại thần Dương triều – xưa kia đã từng đi xứ sang Trung Quốc, trong đó có câu: “Mưa đấy, tạnh ngay đấy; Ngày lâu, tháng cũng lâu”.
toimedulich
Cửa động Hương Tích được tạc bằng đá xanh theo từng phiến, ghép từng viên. Theo một số tài liệu của các cố Hoà thượng trụ trì chùa Hương và già lão thôn Yên Vĩ cho biết thì cửa động được xây dựng từ năm Bính Dần (1914) đến năm Đinh Mão (1918) do thợ Kiện Khê tỉnh Hà Nam được nhà chùa thuê làm cùng với sự trợ giúp của người dân làng Yến Vĩ .

Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Động gắn liền với rất nhiều bài thơ nổi tiếng:

Đường vào Hương Tích lượn quanh,
Nước non gấm dệt, màu xanh phủ màn.
Người Niệm Phật, khách tham quan,
Suối thanh tịnh rửa nhẹ nhàng trần duyên...
toimedulich
Động Hương tích đã trở thành nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Nói đến Trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng quý, Đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai(1793). Tượng do viên quan võ tên là Nguyễn Huy Nhật cúng tiến. Vào mùa hội tháng giêng, tháng hai hàng năm, động Hương Tích xanh um màn khói hương tỏa ra và rì rào những âm thanh hỗn hợp trầm trầm của khách hành hương.

Du lịch, GO! tổng hợp