Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Mùa dệt ở bản La Chí

(TTO) - Tháng mười, khi những ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở Bản Phùng được thu hoạch xong xuôi các chị, các bà lại chuẩn bị bông, chàm, khung cửi để dệt những bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình.

< Se bông bên sườn núi (Những người phụ nữ La Chí se bông thành những thỏi dài khoảng 30cm để sau dễ se thành những sợi để dệt, phía dưới là ruộng bậc thang Bản Phùng được mệnh danh là một trong những ruộng bậc thang đẹp nhất Hoàng Su Phì –Hà Giang).

< Cụ già ngồi làm sạch bông.

"Bản Phùng một xã biên giới của huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang được mệnh danh là đất tổ của người dân tộc La Chí. Người La Chí có dân số khoảng hơn 10,000 người,họ thường cư trú trên núi cao gần 2000m sinh sống bằng chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang".

< Các cụ già đang chuốt sạch những sợi thô.Những công đoạn này thường phải làm đông người cùng nhau. Sau đó là công đoạn làm sạch vải sau khi kéo sợi.
toimedulich
Tương truyền chính ông tổ của người La Chí là Hoàng Vần Thùng đã truyền lại nghề dệt cho con cháu. Hầu hết phụ nữ La Chí đều biết dệt vải, họ không mua vải từ các dân tộc khác về may bộ quần áo của mình, họ cũng không dùng tới máy khâu.

< Các em nhỏ xem và được dạy thêm cách làm vải.

Từ nhỏ họ đã được dạy rằng nếu không tự may được một bộ quần áo sẽ chẳng lấy được chồng, tay nghề dệt được coi như một thước đo đánh giá phảm chất của phụ nữ La Chí.

< Giàn phơi sợi vải.
toimedulich
Những bộ váy áo được làm tỉ mỉ, chỉn chu màu sắc giản dị như chính con người Mùa dệt năm nay các em bé ngoài giờ học trên lớp cũng được các bà, các mẹ dạy cách dệt vải.Có em đã tự thêu được chiếc mũ xinh xắn của mình chuẩn bị đón mùa đông lạnh giá trên vùng cao nguyên này.

< Người phụ nữ dùng sức nặng của cơ thể kéo bánh xe quay vải.

Anh Tường, một giáo viên dạy ở điểm trường Bản Phùng cho biết dù gần đây sản phẩm quần áo, trang phục ở miền xuôi được bày bán lên tận chợ trung tâm xã nhưng người dân La Chí ở đây vẫn rất trân trọng trang phục dân tộc mình, họ thường xuyên mặc quần áo vào mỗi dịp lễ hội , đi chơi, đi chợ hoặc ngay cả khi ra đồng làm việc.

< Vải sau khi dệt đượ nhúng chàm để tạo màu sau đó phơi trên những chiếc sào tre ngời hiên nhà.
toimedulich
Các học sinh của anh hôm nào đi học cũng mang theo chiếc mũ truyền thống tới lớp. Được ở hơn một tuần cùng những con người chân chất nhiệt tình là một may mắn đối với tôi.

< Cô gái La chí với chiếc mũ vải truyền thống, các em vẫn đội những chiếc mũ này tới trường. Vào mùa đông thời tiết lạnh giá chiếc mũ này là phương tiện hữu hiệu để chống rét.

Mong rằng nghề dệt - một di sản của các chị, các bà ở Bản Phùng sẽ mãi giữ được sức sống, niềm tự hào nơi đường kim mũi chỉ cùng với ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được bạn bè trong và ngoài nước biết tới nhiều hơn nữa.

Theo Đỗ Hùng (Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét