Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Ngược đèo lên đất cổ Lạc Sơn

Hơn hai giờ chạy xe từ trung tâm thành phố Hòa Bình, chúng tôi đã lọt vào Lạc Sơn, nơi một thời được gọi là "đất thín".

Sở dĩ xưa kia gọi nơi đây là "đất thín" vì có câu chuyện tương truyền các nhà lang đã giấu đất ấy để không phải nộp tô thuế, náu luôn cả những xâm thực văn hóa từ Bắc thuộc đến tận Pháp thuộc.

Nắng còn chưa lên quá hàng cau đầu dốc, người với trâu đã lấm lem dưới ruộng cày. Những bờ xôi, ruộng mật ôm ấp đôi vụ lúa, xen lẫn vụ ngô, khoai như chiếc nôi cũ kỹ mà sinh sôi ra bao điều rực rỡ của nền văn hóa mường.

Tiếng lành đồn xa, chúng tôi ngược lên xã Chí Đạo. Nghe nói trước đây là đất của dổi. Người đi rừng qua đất Lạc, chỉ cần ngả lưng dưới khối rễ lớn của những thân dổi sạch như giường, bóng dổi che mát làm người ta có thể ngủ quên đến chiều muộn. Gỗ dổi rừng mấy người ôm không xuể, gỗ cứng lại có vân đẹp đã dựng nên bao nếp nhà sàn Mường. Dulichgo

Nhưng điều làm nên chất dổi vùng đất này phải là thứ hạt khô rơi rắc dưới gốc mỗi độ giữa thu. Thứ hạt khô nhăn nheo nhìn chẳng vừa mắt nhưng lại có vị hương độc đáo mà hễ ai cứ đặt vào đầu lưỡi cũng phải tấm tắc khen. Thấm chất màu của đất Mường Vang nguyên sơ, hạt dổi sinh ra như thể một sứ mệnh của trời đất để làm sang cho mâm cỗ lá người Mường với món thịt lợn, rau đồ, canh măng chua nấu cá suối. Giờ đây, rừng đã vơi nhưng khi về dưới mái sàn, nghe cụ già trong bản kể, một cây dổi từ tổ tiên để lại trong vườn đã được ươp mầm tạo nên những rừng dổi mới.

Khi nhiều nơi đang loay hoay tìm cách bảo tồn nhà cổ, thảng thốt vì mất đi nét văn hóa xưa, thì với con người Lạc Sơn, những giá trị văn hóa cổ truyền cứ hiển nhiên như một con đường đã in hằn dấu chân bao thế hệ. Những dòng chữ Hán mà quan lang nổi tiếng quách Quách Điêu ghi lại trong Hòa Bình quan lang tỉnh lược như vẫn còn hồn vía đâu đây trong nếp nhà sàn mái rùa, trong tiếng chiêng ngân giữa đất Vang như cũng vang xa để đánh thức những trận chiến của vua Dịt Dàng, Tá Cần… Dulichgo

Giữa chiều mênh mông, đâu cũng vẹn nguyên nề nếp văn hóa Mường xưa, chúng tôi tìm ra sông Bưởi. Dòng sông đã gửi mình vào dòng sông Mã tạo nên cái tên mẹ đằm thắm hạ lưu, làm mềm đi tiếng ngựa hí thượng nguồn mà tạo nên sông Lèn bao dung đổ về Lạch Hới.

Đứng từ những ngọn đồi yên tĩnh nơi đây, nghe suối chảy dưới kia, chợt thấy nền văn minh lúa nước thật kỳ diệu. Biết bao đại lộ, đường bay hiện đại, bao băng tần hiện đại không thể xóa được thứ dòng mạch văn hóa tinh tế như sông, như suối từ nơi xa vắng, tiêu sơ nhất góp lại thành cái lớn lao, đông vui của phố xá, kinh kỳ.

Theo Bùi Việt Phương (Dân Việt)
toimedulich

Viếng thăm Đền Nội Lâm ở Ninh Bình

Trong hành trình thăm Tràng An ở Ninh Bình, đền Nội Lâm (đền Trần) làm chủ yếu bằng đá xanh nguyên khối với nhiều hoa văn chạm nổi là điểm dừng chân không thể bỏ qua.

Đền Trần nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Tương truyền đây là ngôi đền được các vị vua nhà Trần cho xây dựng phục vụ các hoạt động tín ngưỡng trong những năm tháng lui về hành cung Vũ Lâm, chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Đền Trần còn có tên gọi là Đền Nội Lâm (Đền trong rừng).

Từ bến đò, du khách sẽ trải qua khoảng hơn một giờ ngồi thuyền đi qua các hang như hang Sáng, hang Tối, sau đó leo bộ lên hàng trăm bậc đá quanh co, rồi tiếp tục thả bộ xuống thung lũng núi trước khi đặt chân đến đền Nội Lâm. Nằm giữa một khe nhỏ của núi, phía trái của sân đền có mỏm đá cao khảng 250 m án ngữ ngay sát lối đi lên di tích. Dulichgo

Đây là ngôi đền thờ Quý Minh Đại Vương và Hoàng Phi quý nương là phu nhân của thần Quý Minh. Theo ngọc phả hiện đang lưu giữ tại đền Cả (Hoa Lư, Ninh Bình), Quý Minh được giao trấn ải sứ Sơn Nam, ông là một trong ba anh em đồng thời là ba vị tướng có công dẹp giặc dưới thời vua Hùng thứ 18, đã được phong thánh gồm Sơn Thánh Tản Vương và Cao Sơn Đại Vương.

Kiến trúc Đền Trần theo kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau. Tòa ngoài (Tiền bái) gồm 3 gian, 2 dĩ. Mái tòa tiền bái cuốn vòm bằng bê tông, nhưng bên trong lại dùng các phiến đá xanh để lát trần. Chính giữa nóc của mái trang trí hình hổ phù, hai bên có rồng chầu.

Tòa tiền bái để trống, không có cánh cửa, có hai hàng cột đá. Hàng cột thứ nhất gồm 4 cột làm bằng đá xanh nguyên khối, kích thước 20x16 cm, cao 1,47m. Mặt ngoài của cột chạm lộng và chạm thông phong đề tài độc long, mây, sóng nước, cá chép hóa long, sư tử và hoa cách điệu, phía trên trang trí hình hai con nghê. Nét chạm khắc rất tinh xảo. Mặt hông của 4 cột đều trang trí hai đôi câu đối chạm khắc luôn vào thân cột.

Hàng cột thứ hai cũng làm bằng đá xanh nguyên khối. Hai cột ở ngoài cùng trang trí hình độc long chầu vào và đề tài hoa lá cách điệu. Hai cột ở giữa trang trí đôi câu đối. Nét chạm khắc bay bổng, tính thẩm mỹ cao. Đá xanh nguyên khối cũng là chất liệu làm nhang án thờ tại gian chính giữa tòa tiền bái và bàn thờ đá tại chính giữa tòa hậu cung.

Bên trên tòa hậu cung có hai long cung, bên trong long cung có tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân của ngài là Minh Hoa Công Chúa. Trong cùng tòa hậu cung có hàng cột đá gồm 4 cột, đều có chân tảng bằng đá xanh, làm theo kiểu hình hộp vuông, thắt cổ bồng, trang trí đề tài hoa sen. Dulichgo

Bức tượng Quý Minh Đại Vương được tạc ở tư thế ngồi trên bệ, mắt nhìn thẳng, chân chữ ngũ, đầu đội mũ quan, tay phải cầm chùy, tay trái nắm chặt để trên đùi.

Tượng của Minh Hoa Công Chúa tạc ở tư thế ngồi, chân chữ ngũ, mặt hiền từ, mắt nhìn thẳng, tay phải cầm quạt để ngang bụng, tay trái úp xuống đặt trên đầu gối. Phía bên phải của đền có một bệ thờ lộ thiên thờ Mẫu Thượng Thiên Thượng Ngàn.

Hàng năm, cứ đến ngày 18/3 âm lịch, lễ hội đền Nội Lâm tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương sẽ diễn ra tại Tràng An, Ninh Bình. Điều độc đáo của lễ hội này là diễn ra trên sông Sào Khê nằm bên đại lộ Tràng An với hành trình du thuyền trên các hang động Tràng An rồi kết thúc bằng việc leo núi, dâng hương tế lễ tại đền.

Lễ hội đền Nội Lâm năm nay thu hút hàng nghìn du khách tham gia. Khoảng 1.000 chiếc thuyền đã được bố trí để phục vụ du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp trữ tình của non nước Tràng An và dâng hương tưởng niệm tại đền.

toimedulich tổng hợp từ VNE, TTDL và nhiều nguồn khác.

10 trò đùa ngày cá tháng tư dành cho dân CNTT

(Giải trí) - Ngày 01/04 hàng năm là Ngày nói dối hay còn được gọi là ngày Cá tháng Tư - dịp mà người dân trên toàn thế giới 'dành tặng' nhau những câu nói bông đùa, làm vơi bớt đi căng thẳng trong cuộc sống. Đây cũng là ngày duy nhất trong năm, việc nói dối trêu đùa không bị đánh giá, thậm chí còn được khuyến khích. Một vài thủ thuật đơn giản sau đây sẽ sẽ khiến bạn bè của bạn phát điên trong ngày cá tháng tư.

1. Lộn ngược màn hình desktop

Đây là một thủ thuật khá đơn giản. Đối với Windows, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím CTRL + ALT + phím mũi tên xuống (thay bằng phím mũi tên lên để desktop trở lại bình thường). Đối với MAC, mở System Preferences và click vào Display trong khi bấm và giữ phím CTRL + Option, một trình đơn Rotation hiện ra và bạn có thể lựa chọn xoay 180 độ màn hình.

2. Vô hiệu hóa chuột

Cũng là một thủ thuật đơn giản nữa dành cho các bạn lười. Chỉ cần sử dụng một miếng băng dính và dán phía dưới mắt đọc của con chuột. Đây là phiên bản nâng cấp của trò đùa “ăn cắp bi” trước đây khi mà chưa có chuột quang và laser.

3. Màn hình vỡ

Không phải bạn sẽ đập vỡ màn hình chiếc smartphone của người bạn mình, mà chỉ cần một ứng dụng đơn giản bạn có thể khiến chiếc điện thoại giống như vừa rơi từ tầng 10m xuống đất.

Bạn chỉ cần tải ứng dụng này cho AndroidiOS, sau đó xem phản ứng của bạn mình sẽ ra sao. Dulichgo

4. Một trò đùa với trỏ chuột

Vào Control Panel, tìm đến mục Mouse sau đó bạn có thể thay đổi biểu tượng con trỏ chuột từ hình mũi tên sang hình đồng hồ cát hoặc hình vòng tròn xoay.

Khi bạn của bạn sử dụng máy, họ sẽ nghĩ rằng chiếc máy tính của họ đang phải load một cái gì đó, trong khi thực chất đó chỉ là con trỏ chuột bình thường.

5. Tai nghe Bluetooth

Nếu bạn có một chiếc tai nghe không dây kết nối Bluetooth, bạn có thể thực hiện trò đùa đơn giản này. Mượn chiếc điện thoại của họ và sau đó kết nối với chiếc tai nghe của bạn. Sau đó, bất kỳ khi nào có cuộc gọi đến bạn đều có thể trả lời bằng chiếc tai nghe Bluetooth của mình. Dulichgo

Kịch bản sau đó như thế nào là tùy bạn, tuy nhiên đừng nên đùa quá đà vì có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.

6. Tắt máy khi mở ứng dụng ưa thích

Sẽ là một sự ức chế khá lớn nếu như mỗi lần bạn vừa bật máy tính lên, định vào Chrome hay chơi Dota thì lập tức máy lại bị tắt cái ‘phụt”.

Những gì bạn cần làm là lựa chọn một ứng dụng ưa thích được sử dụng nhiều nhất. Click vào chuột phải và chọn Properties, trong ô Target bạn hãy copy đoạn mã sau vào: %windir%\system32\shutdown.exe -r -t 00. Kết quả là mỗi lần chạy ứng dụng này lập tức chiếc máy tính sẽ bị shutdown.

7. Đổi các phím

Bạn chỉ cần vào Control Panel, lựa chọn mục Languages sau đó nhấn Add và chọn một ngôn ngữ bất kỳ bạn thích. Lời khuyên bạn nên chọn ngôn ngữ Rumani, vì chỉ có một vài chữ cái là khác so với bảng chữ cái ABC, nên người bị troll trò này sẽ rất khó để biết được chuyện gì đang xảy ra.

8. Màn hình đóng băng

Đây là một trò đùa cũ, tuy nhiên nó luôn có tác dụng trong ngày cá tháng tư. Bước đầu bạn cần chụp ảnh màn hình desktop, sau đó đặt ảnh đó làm hình nền.

Bước tiếp theo cho tất cả các icon bên ngoài desktop vào một thư mục ẩn phía dưới cùng. Khi bạn của bạn quay lại sử dụng máy, họ vẫn thấy các icon ứng dụng nhưng không thể nào ấn vào vì đơn giản nó chỉ là một bức ảnh. Dulichgo

9. Dọa ma với loa ngoài

Nếu bạn của bạn có một chiếc loa ngoài, bạn có thể tận dụng điều đó để có một trò đùa thú vị. Kết nối chiếc điện thoại của bạn với loa ngoài, sau đó hãy phát một vài tiếng thét kiểu ma quỷ để dọa người bạn của mình.

10. Chỉnh độ sáng màn hình

Trò đùa này có thể áp dụng với những người đồng nghiệp cùng văn phòng hay những người bạn ở trọ cùng. Mỗi lần bạn của bạn ra khỏi phòng, hãy vào Control Panel, sau đó điều chỉnh độ sáng giảm một chút và độ tương phản tăng lên một chút. Cứ thế khoảng 4- 5 lần và họ sẽ không nhận ra rằng màn hình của mình thay đổi bất thường từ khi nào.

Theo Genk.vn
toimedulich

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Sơ đồ khoảng cách điểm phượt Việt Nam

Sơ đồ tuyến điểm phượt bao gồm những địa danh nổi tiếng của Việt Nam và khoảng cách giữa các điểm đó. Sản phẩm rất hữu ích, với tên và khoảng cách giữa các điểm du lịch trong nước.

Bản quyền gốc của sơ đồ công phu này thuộc về tác giả Lỗ Trí Thâm (thành viên Mr_hoang thuộc diễn đàn Phượt.vn), mình (Ndminhduc - Tinhte.vn) sửa đổi cho dễ nhìn hơn, bổ sung thêm một số thay đổi cho phù hợp với tình hình giao thông hiện tại.

Dĩ nhiên sơ đồ không thể bao gồm hết chính xác tất cả các tuyến đường và địa điểm tại Việt Nam, bạn nào phát hiện ra điểm nào chưa phù hợp có thể thông báo để mình tổng hợp lại và cập nhật phiên bản mới hơn nữa. Mình cũng đính kèm file gốc để anh em có thể chỉnh sửa.

File ảnh JPG độ phân giải 2000 x 3472, dung lượng được tối ưu hóa chỉ còn 809kb. Bạn có thể vào link này để tải (Box.net) hay vào link nguồn bài viết tại đây (Tinh Tế - 3MB). Dulichgo
Giản đơn trong cách sử dụng vì đây chỉ là một bức ảnh. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tính toán lộ trình đường đi trong một ngày, khoảng cách dừng chân nghỉ ngơi. Nếu kết hợp với bản đồ vệ tinh như Google Map, Wikimapia Map (online hay offline) thì không còn gì ngăn chặn bạn đến mọi địa điểm phượt, đúng không?

toimedulich

- Khoảng cách đường bộ giữa các tỉnh thành VN
- Bản đồ Việt NAM

Đi nhậu... nằm ở Kép

(Giải trí) - Đến thị xã Hà Tiên, nếu bạn trông giống người phương xa tới thì cánh xe ôm sẽ không ngần ngại mời bạn… xuất cảnh sang Kép của Campuchia để trải nghiệm 'nhậu nằm'.

< Tượng đài con ghẹ nơi cửa ngõ vào Kép từ hướng Việt Nam như một sự tri ân của ngư dân thành phố với loài đặc sản này.

Thành phố 'con ghẹ'

Ở Kép, thành phố nhỏ nằm ở Đông Nam Campuchia, những ngày trời trong, đứng trên bãi cát vàng nhìn về hướng đông nam có thể nhìn thấy Phú Quốc và Quần đảo Hải Tặc của Việt Nam sừng sững ở đường chân trời. Nhiều du khách mong có chuyến đi từ Phú Quốc vào đây, từ đây ra Phú Quốc nhưng vì nhiều lý do, tuyến đường đó vẫn chưa thành.

< Khu lữ quán nằm bên núi Bạch Mã, nơi có quán Phở của người Việt buôn bán lâu năm ở Kép.

Cách cửa khẩu Xà Xía tiếp giáp biên giới với Campuchia non 10 cây số, nên việc đi lại từ Hà Tiên sang bên kia biên giới không phải là chuyện phải đắn đo nhiều. Có thể thấy sự khác nhau giữa hai bên biên giới: Nếu như bên Việt Nam với những cửa hiệu, hàng hóa, điểm du lịch thì bên kia Campuchia là các tổ hợp casino, trường gà, mà khách chủ yếu là từ Việt Nam sang (dụ dân VN thôi - Bạn có thể tán gia bại sản vì những trò bạc bịp trong các casino này, đừng mong mình sẽ thắng nhà cái).

< Tượng ngựa trắng nơi cửa ngõ vào Kép từ hướng Phnom Penh nên Kép tiếng Campuchia còn có nghĩa là “yên ngựa”.

Nhiều địa phương biên giới của Campuchia xem khách Việt Nam là nguồn thu lớn nhất. Nhiều người từ Việt Nam sang Campuchia hay bị “việt vị” khi giao tiếp bằng tiếng Anh thì được những người bản xứ ở đây trả lời bằng… tiếng Việt. Anh bạn Chanh Tha ở Cam Pốt giải thích: “Ở các khu chợ hay điểm du lịch tại đây có rất nhiều du khách nói tiếng Việt, nên người Campuchia cũng học tiếng Việt cho dễ bán”. Dulichgo

Sang Kép, người ta cũng xem du khách Việt Nam là nguồn thu lớn. Ngược lại, ngày càng nhiều người Việt cũng thích sang Kép bởi đi lại thuận tiện, có thể về trong ngày. Cũng còn vì phố biển trong lành này vẫn còn vắng vẻ, hoang sơ như một ví von “ra đường không có tiếng xe, vào chợ không nghe tiếng người”.

Kép (hay còn gọi lài Keb), tiếng Campuchia có nghĩa là “yên ngựa”. Vì thành phố chỉ vỏn vẹn có 2 quận này nằm cặp dãy núi Bạch Mã. Có 2 đường bộ đến Kép: Một là từ Xà Xía suôi theo con đường hành lang ven biển, qua những khu rừng ngập và cánh đồng muối, chỉ mất chừng 30 phút. Khi thấy tượng đài con ghẹ khổng lồ vươn càng “welcome” từ phía biển, nghĩa là tới Kép.

< Bãi biển ở Kép.

Hay đi từ Phnom Penh qua địa phận Cam Pốt, khi thấy tượng đài con ngựa trắng giữa ngã tư cũng có nghĩa là đã đến Kép. Người Campuchia có cách tri ân những anh hùng, các huyền thoại hay đơn giản là đặc sản của quê hương bằng những tượng đài dễ nhớ như vậy.

Ngay cả các bản chỉ dẫn đường cũng ghi đến “con ghẹ” hay đến “con ngựa trắng” bao nhiêu cây số. Nhìn tượng đài, người ta cũng mườn tượng được một phần nào đó bản sắc của xứ sở mình đến. Dulichgo

< Con đường ven biển Kép, yên tĩnh và trong lành.


Thử đi nhậu... nằm

Nhiều tài liệu, sách sử ghi lại, Kép từng thuộc quyền cai quản của triều đình nhà Nguyễn, thuộc phủ Quảng Biên của tỉnh Hà Tiên. Sách dư địa lý Đại Nam nhất thống chí, thời vua Tự Đức, ghi lại: Ở phía bắc huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên, cách huyện này 20 dặm ta, giáp với phủ Quảng Biên có núi Bạch Mã dài rộng bao la với rừng hoang vắng. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834) nhà Nguyễn lấy đất Cần Bột (Cam Pốt), Hương Úc (Sihanoukville) đặt làm phủ Quảng Biên và Khai Biên. Năm 1837, lại giáng phủ Khai Biên xuống thành huyện và đặt thêm huyện Kim Trường (sau là Vĩnh Trường), các huyện này đều thuộc phủ Quảng Biên, tỉnh Hà Tiên.

< Quán nhậu… nằm ở Kép.

Vào thời Pháp thuộc, Kép là nơi nghỉ mát lý tưởng, là điểm lui tới của giới thượng lưu. Người Pháp cũng cho xây dựng ở đây những biệt thự tráng lệ cho giới quan chức, doanh nhân đến cư ngụ. Quốc vương Campuchia cũng cho xây dựng ở đây biệt điện nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, về sau thì cung điện bị bỏ phế.

Đến thời gian bị Khmer Đỏ chiếm đóng, chúng đã phá hoại hàng loạt các nhà cửa, cung thất ở Kép. Nhiều biệt thự, biệt phủ chỉ còn lại đóng điêu tàn, hoang phế. Mãi cho đến thời gian gần đây, khách phương tây đã bắt đầu trở lại Kép. Đặc biệt Kép gần đây ngày càng thu hút nhiều khách Việt, làm sống lại hy vọng phục hồi ngành du lịch ở thành phố hiền hòa này.

< Khu chợ cua nổi tiếng của Kép. Tuy là khu chợ đông người nhưng rất yên tĩnh và sạch.

Có nhiều cách từ Việt Nam đến Kép. Đơn giản nhất là từ Hà Tiên gọi 1 chiếc xe ôm đi thẳng biên giới, đợi 10 phút làm thủ tục xuất nhập cảnh là có thể thong dong đến Kép. Hay có thời gian thì đợi các chuyến xe khách thường xuất hành vào buổi sáng và trưa. Khách đi những chuyến này nhiều nhất là dân tây ba lô, họ hay đi tuyến Sài Gòn – Phú Quốc – Kép – Cam Pót - Phnom Penh… Và ít khi họ bỏ qua Kép.

Đoạn đường từ biên giới Việt Nam qua Kép rất nhanh, khi những câu chuyện đường chưa dứt là đã tới “con ghẹ”. Ở Kép có nhiều cơ sở, quán xá do người Việt làm chủ. Trong đó, nổi tiếng nhất là lữ quán Brise De Kep hay còn gọi là quán Phở ở ngay trung tâm du lịch của Kép, do một người quê Đồng Tháp làm chủ.

< Các thương lái chào báo ghẹ mới đánh từ biển về cho du khách.

Cũng có thể thuê một xe máy tại đây để đánh một vòng ven biển, hay men theo các ngách núi, triền dốc để tìm lại thời vàng son của một thành phố sang trọng từng bị bỏ quên. Để thấy Kép yên bình đến mức ngạc nhiên. Thỉnh thoảng, người ta lại thấy bầy khỉ lũ lượt kéo ra đường để… hóng khách, vô tư xin ăn. Dulichgo

Không sai khi nói Kép là thành phố của những… quán võng. Quán nước cũng võng, mà quán nhậu cũng võng. Nếu chưa có khái niệm nhậu… nằm thì hãy ghé đến những quán này. Thức ăn (chủ yếu là hải sản) phục vụ đến tận chỗ nằm. Khách vừa nhăm nhi, vừa ngả lưng nằm ngắm biển. Giá cả ở đây cũng ngang với những… quán nhậu bình dân ở Việt Nam.

Kép không phải là thành phố để mua sắm. Là đô thị trực thuộc trung ương, nhưng chợ Kép thì chỉ ngang tầm một chợ… xã nghèo ở Việt Nam, với hàng hóa không phong phú. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến bộ mặt của Kép. Bởi chẳng mấy ai đến Kép mà đi chợ trung tâm cả. Số đông đến Kép người ta tìm đến chợ cua.

Chợ cua là khu chợ nổi tiếng của Kép, bởi vậy người ta bảo nếu đến Kép mà không ghé chợ cua thì coi như chưa tới Kép. Nói cho kêu, kỳ thật đây là khu chợ nằm liền kề với dãy các nhà có các dịch vụ cho du khách, từ ăn nhậu đến mát-xa, ca hát nhộn nhịp. Nhưng bước sang chợ cua thì khác. Chợ cua là những gian hàng chen chút dưới vườn dừa cặp bãi biển. Tuy nhiên, khi mới tới đây, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là điểm tụ tập của một nhóm người. Bởi từ ngoài nhìn vào chỉ thấy những con người di chuyển.

< Người Campuchia hay ăn các món nướng và tài nghệ chế biến các món này thì… khỏi phải bàn.

Đến gần hơn thì có thể nghe những lời mời bằng tiếng Campuchia, tiếng Anh hay tiếng Việt. Chủ các gian hàng có cả người bản xứ (Khmer, Chăm) lẫn người Việt và người phương Tây. Khách đông nhất ở đây là người Việt và người Pháp.

Gọi là chợ cua vì đặc sản ở đây là cua, ghẹ. Ngoài ra còn có các loại tôm cá khác được đánh bắt tại ngư trường tiếp giáp với vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc của Việt Nam. Ngư dân trong vùng vịnh khi đánh bắt được tùy con nước mà họ chở sang bán ở Phú Quốc hay đem về Campuchia bán. Kép là một trong những địa chỉ hải sản nổi tiếng trong vùng.

< Món bánh lá nướng truyền thống tại chợ cua ở Kép.

Người Campuchia thích ăn nướng, cũng vì thế mà trình độ chế biến các món nướng của họ thì khỏi phải chê. Giá hải sản ở chợ cua cũng rẻ bất ngờ. Tuy nhiên, một giáo viên người Việt dạy tiếng Anh ở Campuchia đã dập tắt sự ngạc nhiên của chúng tôi: “Vì anh là người Việt nên giá bán có cao hơn chút, người Tây giá cao hơn chút, chứ bình thường rẻ hơn. Chỉ có mấy quán của người Việt ở ngoài kia là mắc thôi”.

Đến Campuchia, Kép không có những công trình văn hóa nổi tiếng như ở Siem Reap, không có những khu chợ đầy ắp đồ như ở Phmom Penh, cũng không có những bãi biển đẹp, sang trọng như Sihanoukville… nhưng đây là thành phố nằm trong vùng vịnh trong lành tiếp giáp Việt Nam. Nếu có thời gian, cũng có thể đáp tàu qua đảo Koh Thonsay (đảo Con Thỏ) hoang sơ chỉ cách đó hơn 10 phút.

Đêm, Kép lại trở nên vắng vẻ. Đâu đó những quán đèn vàng leo lét, những điệu nhạc tan trong gió biển và thứ bia tươi đậm mùi khiến người mới tới cứ như rằng mình vừa trở lại xứ này từ hồi nào, lâu lắm…

Theo Tiến Trình (iHay.Thanhnien)
toimedulich

Nhà thờ tổ thợ bạc (Lệ Châu hội quán)

Lệ Châu hội quán, nhà thờ tổ nghề thợ bạc tại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trên một khu đất rộng 805m2, tại số 586 đường Trần Hưng Đạo B, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một ngôi nhà đã tồn tại hơn 100 năm, là nhà thờ tổ nghề thợ bạc được xây dựng sớm nhất tại Sài Gòn và cả vùng Nam Bộ.

Tác giả Vương Hồng Sển đã viết: "Đường Nguyễn Trãi đi một đoạn khỏi đường Tổng Đốc Phương gặp chùa Lệ Châu. Đây là "chùa tổ" thờ tổ sư của nhóm thợ và chủ lò kim hoàn. Sau những người Hoa kiều đồng nghề cũng nhập với đồng nghiệp Việt Nam nên mỗi năm cúng tổ long trọng và oai nghi lắm".

Những năm cuối thế kỷ 19, Sài Gòn đã là một khu công nghiệp khá quan trọng. Thợ thủ công Sài Gòn có tay nghề cao và được tổ chức thành các "ty thợ", "phường thợ"...

Riêng nghề thợ bạc (nghề kim hoàn ngày nay) rất phát triển. Làm cho nhà nước thì có các ty: ty thợ bạc Nội, ty thợ bạc Tả Trung, ty thợ bạc Hữu Trung... Còn tư nhân thì tập trung lại thành các lò thợ bạc. Xung quanh vùng Chợ Lớn đã có tới hơn 30 lò thợ bạc hành nghề.

< Những chạm khắc gỗ xưa tinh tế trong hội quán.

Làm ăn phát đạt - Nhớ ơn tổ nghiệp. Một số chủ lò thợ bạc có uy tín ở vùng Chợ Lớn đã đứng ra vận động quyên góp từ các lò thợ bạc trong vùng và khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, kẻ ít, người nhiều, họ đã chung lưng góp sức mua được một vuông đất ở đường Thủy Binh (Rue des Marins tức đường Trần Hưng Đạo B ngày nay).

Nhà thờ tổ được xây cất bắt đầu từ năm 1892 đến năm 1896 thì hoàn thành.

< Bàn thờ Tổ nghề tại hội quán.

Nhà thờ tổ đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn vào các năm 1920, 1934, 1946. Lần trùng tu lớn cuối cùng là tháng 8/1968 đã cất lại toàn bộ nghĩa từ và sửa chữa lớn ở chánh điện do bị bắn phá hư hại. Dulichgo

Chánh điện được xây theo kết cấu ba gian dọc, có hai hàng cột chạy dài từ ngoài vào trong, tường gạch tô, mái lợp ngói âm dương. Bài trí ở chánh điện đơn giản, không có một pho tượng nào.

< Chiếc chuông đồng cổ.

Mặt trường chính của chánh điện đặt ba khám thờ được trang trí bằng những bao lam chạm trổ rồng, phụng, hoa, điểu... sắc nét công phu

Chính giữa là khám thờ lớn ở trong đặt các đồ thờ tự và bài vị với hai chữ "Tổ Sư" được viết theo lối đại tự đẹp, chân phương và được sơn son thếp vàng. Hai bên là hai khám thờ nhỏ, khám thờ bên phải đề hai chữ "Tiền Hiền", khám thờ bên trái đề hai chữ "Hậu Hiền".

Từ ngoài vào trong dọc theo các hàng cột có 6 cặp câu đối và 9 bức hoành phi với nội dung tập trung vào chủ đề nhớ ơn tổ nghiệp, ca ngợi sự phát triển thịnh đạt của nghề thợ bạc. Tất cả các hoành phi, câu đối, bao lam... đều được sơn son thếp vàng với chất lượng giấy qui có độ tuổi vàng cao nên đều láng bóng và rõ nét, dù tất cả đều có niên đại khá lâu.

< Chiếc lư đồng lớn, quai chạm đầu kỳ lân mắt ngọc.

Trong nhà thờ tổ còn tồn giữ được một số hiện vật khá độc đáo: Một cái trống lớn có chiều cao 1,10m, đường kính 0,60m, tang trống không phải bằng các mảnh gỗ ghép mà lại là một cây gỗ tròn lớn khoét rỗng. Dulichgo

Đi đôi với trống là một quả chuông cao 1m, đường kính 0,50m, trên chuông để niên đại năm Ất Mùi (1895) do thợ Hà Nội chế tác và ghi rõ họ tên 14 người trong nghề thợ bạc phụng cúng để tỏ lòng thành kính tổ sư.

Đặc biệt là 4 tấm bia đá đặt đối nhau ở hai bức vách chánh điện. Có tấm có niên đại 1895, có tấm để năm 1916, 1920. Trên các tấm bia khắc tên họ, tên hiệu, địa phương, số tiền đóng góp để xây dựng nhà thờ tổ. Qua đó ta thấy có mặt đệ tử nghề thợ bạc khắp Nam kỳ lục tỉnh: Tây Cống, Đề Ngạn, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ... người Hoa, người Việt. Bên cạnh những tên hiệu chữ Hán Nôm như: Thịnh Đức, Kim Phước, Đức Phát... còn có những tên hiệu rất Nam Bộ như: Năm Sương hiệu, Bảy Trừ hiệu...

< Các loại nữ trang xưa, bày trong tủ kính.

Theo truyền thuyết nhà thờ tổ sư nghề thợ bạc này, được dựng lên để thờ một vị tổ sư họ Trần (không rõ tên), quê từ miền ngoài vào, nguyên là thợ bạc trong cung nội, học nghề thợ bạc từ hai vị cao tổ của nghề kim hoàn Việt Nam là hai cha con: "Đệ nhất tổ sư"Cao Đình Độ (1743 - 1810, hiệu "Đệ nhất tổ sư" do vua Gia Long phong năm 1810) và "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương (1773 - 1821, hiệu "Đệ nhị tổ sư" do vua Minh Mạng phong năm 1821).

Ngày nay lăng mộ hai vị tổ sư đều tọa lạc tại phường Trường An, nằm phía Nam kinh thành Huế, nhà thờ hai vị tổ sư - gọi là từ đường họ Kim Hoàn - ở số 7 chùa Ông, phường Phú Cát, thành phố Huế.

Tại đây còn lưu giữ sắc phong của vua Khải Định, phong thần cho hai vị tổ sư: "Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò chi thần". Vị tổ sư họ Trần lưu lạc vào Nam bộ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh và truyền nghề thợ bạc tại Nam Kỳ vào những năm giữa thế kỷ 18.

< Hình ảnh ngay bàn thờ tổ là lăng mộ tổ sư thợ bạc ở Huế.

Lễ giỗ tổ kim hoàn tại Lệ Châu hội quán được tổ chức vào ngày 7 tháng Hai (âm lịch), là ngày giỗ của vị "Đệ nhị tổ sư" Cao Đình Hương. Ngày cúng tổ hàng năm ở đây qui tụ rất đông các đệ tử của nghề thợ bạc từ khắp các vùng Nam Kỳ lục tỉnh. Lễ giỗ được tổ chức trong ba ngày từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Hai (âm lịch). Dulichgo

< Lễ giỗ tổ thợ bạc vào ngày 8 tháng 2 Âm lịch vừa qua.

Hơn một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà thờ tổ vẫn được Ban trị sự và các đệ tử của nghề thợ bạc bảo quản nguyên vẹn. Ngôi nhà không chỉ là nơi thờ cúng bình thường nói lên truyền thống "tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của những người hành nghề kim hoàn mà còn mang đậm những nét văn hóa đặc sắc về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình phát triển của vùng Sài Gòn và Nam Bộ xưa. Vì lý do đó "Lệ Châu hội quán" đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 1811/1998/QĐ-BVHTT ngày 31/8/1998./.

Theo web Quận 5, ảnh từ báo Phụ Nữ
toimedulich

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Vườn quốc gia Phú Quốc

Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam. Đảo ngọc Phú Quốc vẫn giữ nguyên nét hoang sơ và bầu trời tươi mát, trong sạch dù lượng du khách ghé thăm ngày càng thêm đông đảo. Không chỉ hút hồn khách du lịch bởi những Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Khem, mũi Gành Dầu, Dinh Cậu, suối Tiên, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn… , hòn đảo thanh bình này còn sở hữu Vườn quốc gia Phú Quốc – khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất ở đây.

Từ độ cao 500m – đỉnh núi mây nhìn xuống một màu xanh thẳm của rừng cây trải dài lớp lớp và viền bởi màu xanh sậm của biển, tít tắp đến chân trời. Phía trái, thấp thoáng trong mây là dãy núi Tà Lơn của tỉnh Kampot, Campuchia, phía phải mờ mờ xanh vùng đất Hà Tiên thập cảnh.

Từ thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang) ngược lên bắc đảo khoảng 20 km đến Ngã ba Biên Phòng. Dulichgo

Càng đi sâu vào Vườn quốc gia Phú Quốc, càng say sưa trước sự huyền diệu của rừng xanh. Vườn rộng tự nhiên 31.422 ha, được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính – dịch vụ – nghiên cứu khoa học. Trải từ bắc đến trung đảo, vườn khá đa dạng với nhiều hệ sinh thái quý hiếm.

Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Phú Quốc khá phong phú với hơn 530 loài thực vật. Thảm thực vật ở đây cốt tử là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài bao gồm: các loài cây đại mộc ao khoảng 20-30 m làm thành một sinh tầng cao như tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa, có gốc cây tới 2-3 người ôm. Ngoài ra còn có các loài phong lan quý như Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi… , các loài thảo dược quý gồm hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo  nhân trần, đỗ trọng, sa nhân… và một số loài sống ký sinh khác như dương xỉ, dây leo bông trắng…

Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm 150 loài động vật gồm 12 chi, 69 họ, 365 loài chim, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng , khỉ bạch , vượn pillê…; 4 loài chim được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát , trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước… Dulichgo

Con đường quốc phòng màu đất đỏ và màu lá cây rụng, ngoằn ngoèo vươn lên cao, có nơi băng đèo, một bên vách núi một bên vực biển sâu, lâu lâu thấy một bầy khỉ băng qua đường. Rừng kín mít hai bên, dù chưa tới “đỉnh trời”, nhưng không khí mát khoẻ khoắn cứ phả vào sảng khoái.

Cuối con đường dài 20 km này là vạt rừng sát biển, nơi tận cùng đất nước, lại lạc vào “thiên thai” khi nhìn thấy một cây tùng mọc chồm ra hướng biển. Lá tùng nhỏ như kim, từng chòm màu xanh đậm in trên nền trời xanh lam, khiến như lạc vào một xứ sở huyền thoại nào đó qua những bức tranh thuỷ mặc. Dulichgo

Thảm thực vật khổng lồ này có hàng hàng lớp lớp thực vật ký sinh. Phong lan, dương xỉ… đeo bám trên lưng chừng cành. Dây leo bông trắng nổi bật trên thân cây xù xì, xám mốc, hàng bao nhiêu đoá rơi rụng tạo một nền trắng muốt phủ trùm mặt đất.

Đường lên thiên thai của Từ Thức xưa không biết ra sao nhưng đường tới thiên thai ở đây khá vất vả, nhất là khi đến thác Đá Ngọn. Vượt hồ Dương Đông (nơi cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn đảo ngọc) bằng xuồng máy composite khoảng 20 phút là tới chân suối Đá Ngọn.

Suối Đá Ngọn có thác Đá Ngọn với 7 tầng. Cuối tháng 11 dương lịch, trong khi suối Đá Bàn, suối Tranh – hai suối nổi tiếng Phú Quốc được nhiều người thăm quan – khô kiệt nước thì suối Đá Ngọn và 7 ngọn thác của nó lúc nào cũng ồn ào.

Con đường từ chân suối đến ngọn thác thứ tư toàn đá, đủ hình thù, kích cỡ. Vượt chặng này đến những tảng đá phẳng phiu, thoải mái ngắm phong lan, dương xỉ. Như lạc vào thiên thai khi bắt gặp mấy cây tùng mờ mờ sương khói.

Dọc đường, từ những khe đá nhô lên những đoá hoa trang rừng đỏ tươi, hoa mua mọc dài theo suối khoe sắc tím. Cuối con đường lên núi cao mệt nhọc, khách lãng du nhào xuống suối tắm, nước mát lạnh thật sảng khoái. Tựa lưng vào vách đá dưới chân thác để từ trên cao, dòng thác trắng xoá dội xuống cổ, lưng mát-xa tự nhiên. Sau đó tha hồ tung tăng trong hồ nước rộng tầm 200m2. Hoặc có thể, mỗi người một cần thả suối câu cá lóc, cá mè. Gom mớ cành khô, nhóm bếp lửa nướng cá suối, nhấm nháp rượu sim rừng…

Đỉnh núi Chúa và suối Đá Ngọn vẫn còn hiếm người đến được, nếu mở được tour du lịch hoàn chỉnh sẽ có bao người bước tới được thiên thai!

toimedulich tổng hợp từ internet.

Ka Lăng ngang trời

(TPO) - Phải căng mắt mới ngó thấy phía bên trái chót mỏm trên cùng của bản đồ Tổ Quốc có một chấm xanh bé xíu. Đó là Ka Lăng của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Ka Lăng thăm thẳm diệu vợi xa ngái…

Từ tỉnh lỵ Lai Châu, xe cứ ngang và ngược mãi lên hơn 300km qua những thăm thẳm trập trùng của Mường Tè diện tích gần gấp 8 lần tỉnh Thái Bình thì chạm mặt với Ka Lăng.

Nơi thượng nguồn sông Đà

Tôi cúi xuống bãi sỏi của chân thác Kẻng Mỏ nhặt một viên cuội bé mỏng trơn nhẵn bỏ vào túi để đánh dấu cái thời điểm được mắn đặt chân đến cột mốc 18 của biên giới cực Tây Tổ Quốc.

Lòng thầm biết ơn anh bạn Như Phong. Nhờ bám theo nhóm công tác xã hội của ngành dầu khí do Như Phong phụ trách mà tôi đến được Ka Lăng. Và đã 4 lần Như Phong đưa tôi về  Lai Châu về Mường Tè cả cái dịp Mường Tè tách huyện mới Mường Nhé. Mường Tè là địa danh quen thuộc của Như Phong từ thuở Phong đang là phóng viên báo Công an chân đất cuốc bộ khắp cái huyện miền rừng mênh mang.

Tôi lạ lẫm ngó mãi  dòng chảy lờ đờ màu nước hến của dòng suối Nậm Là đang nhịp hòa với sắc nước sông Đà trong xanh. Ngã ba thủy biên giới là đây. Nậm Là chính là đường phân định biên giới với Trung Quốc ở xã Ka Lăng. Từ Kẻng Mỏ đảo mắt sang cái tán xanh kia đã là đất của huyện Giang Thành Quảng Tây nước bạn. Bên tôi là  Trưởng trạm Biên phòng Kẻng Mỏ giải thích thêm, mùa kiệt ngó lờ đờ thế nhưng mùa mưa lũ,  Kẻng Mỏ chồm lên ở đoạn thượng nguồn sông Đà này dữ dội lắm.

Đồn Biên phòng Ka Lăng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 28,642 km có bốn mốc (18, 34, 35, 36). Địa bàn phụ trách của Ka Lăng gồm xã Tá Bạ, xã Ka Lăng của huyện Mường Tè.  Trên địa bàn hai xã có dân tộc Hà Nhì, dân tộc La Hủ sinh sống, đời sống đồng bào còn vất vả lắm. Tỷ lệ hộ nghèo khá lớn.

Chuyện với Trưởng trạm đồn Biên phòng Kẻng Mỏ thượng úy Phạm Quốc Thắng khá thú vị. Vui thì vui nhưng cũng lắm cái giật mình. Ngoài sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước, thiện tâm của đồng bào cả nước với vùng biên cương hải đảo... cho được cái gì quý thứ ấy nhưng nhà báo có biết anh em các đồn biên phòng trên Mường Tè quý nhất thứ gì không?

Đó là những chiếc xe Win cơ động ở địa bàn trên này rất đắc dụng. Bởi địa hình rừng núi chia cắt, đường giao thông độc đạo đi lại khó khăn và thường xuyên bị sạt lở vào mùa mưa lũ. Cũng có ý đợi vì nhiều lần thẳng tuột ra với nhiều đơn vị tài trợ lên đây thân mật gợi ý rằng cần thứ gì cụ thể hữu hiệu nhất thì cứ đề nghị. Thì thẳng thắn có được chiếc xe Win là nhất! Nhưng mãi vẫn chưa thấy gì! Anh em hầu hết đều phải dành dụm hoặc vay mượn để sắm cái xe làm phương tiện để đeo bám địa bàn công tác.

Ngã ba đường thủy biên cương. Lạ lẫm sắc nước Nậm Là. Lạ cả cái cột mốc phía bên kia suối. Bên mình thì chĩnh chiện bề thế vuông vức cột mốc đá hoa cương. Còn bên phía bạn cột mốc  xi măng nho nhỏ lẫn với rậm rì lau cỏ. Cứ như là tạm bợ? Chịu chả biết thể nào? Tôi biết nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ đồn Ka Lăng khá nặng nề. Tình cờ, tôi tìm thấy trong bản báo cáo tổng kết công tác Đồn Biên phòng Ka Lăng năm 2014 có cụm từ để gọi một nhiệm vụ, một công tác gian khó của đồn là công tác quản lý bảo vệ biên giới. Trong đó có mục tăng cường công tác đối ngoại Biên phòng, phải thực hiện tốt phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh có lý có tình!

< Tác giả và cán bộ chiến sỹ biên phòng bên cột mốc 18 Kẻng Mỏ Ka Lăng.

Chợt nhớ tháng 12 năm 2014, trong cuộc gặp tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn, về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, ta phải hội nhập để phát triển, vừa hội nhập vừa hợp tác đấu tranh để có hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển. Dulichgo

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thú vị? Trên dưới gặp nhau quân với quan một ý chí? Trong câu chuyện đêm qua với  Thượng tá Nguyễn Tiến Ngọc, Trưởng đồn Biên phòng Ka Lăng tôi được biết thêm có lắm chuyện cụ thể sinh động của cán bộ chiến sĩ đồn Ka Lăng đã làm sinh sắc thêm khái niệm vừa hợp tác vừa đấu tranh ấy. Như là minh họa thêm cho phẩm chất kiên cường bám trụ một tấc không đi một ly không rời quyết bám trụ giữ gìn lãnh địa chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cũng như trình độ đối ngoại khá là phong phú uyển chuyển cương nhu hợp lý của các chiến sĩ đồn biên phòng. Trong đó có chuyện các chiến sĩ của đồn đã nhiều ngày nhẫn nại nhưng kiên quyết ngăn chặn một vụ doanh nghiệp bên phía bạn, không biết vô tình hay hữu ý đã cho thi công kè bờ suối đổ đất đá ảnh hưởng đến dòng chảy của dòng Nậm La!

Hơn 40 cán bộ chiến sỹ quân của Đồn Ka Lăng, riêng hoàn cảnh mỗi người dường như hợp sức nên một cuốn sách hấp dẫn nhưng phải coi, phải lật giở và đọc từ từ… Nội nhiều đôi vợ chồng, chồng người Hà Nhì, La Hủ kết duyên với gái Hà Nam, Thái Bình hay người vùng xuôi trên này là việc thường là chuyện phổ biến lâu nay. Buổi trưa dừng lại nghỉ bên con dốc lên Ka Lăng có trạm Biên phòng, tôi ngồi chuyện lâu với đại úy Sỳ Khù Hử người Hà Nhì. Sỳ Khù Hử có vợ quê gốc Thái Bình huyện Kiến Xương. Thế hệ Dung vợ Hử dường như là thế hệ Thái Bình thế hệ miền xuôi thứ hai ở Mường Tè. Bố Dung là cán bộ mậu dịch. Mẹ là giáo viên. Cũng cùng quê Thái Bình lên Mường Tè thuở theo tiếng gọi tuổi trẻ lên Miền Tây Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường.

Gặp lại xạ thủ Khoàng Phu Cà

Quen cái thói sinh hoạt khép kín, trằn trọc mãi tầm 1 giờ sáng tôi ngại ngần ngó ra khoảng sân đen kịt. Ka Lăng chưa có điện lưới. Đồn phải dùng máy nổ quá 10 giờ phải tắt. Dulichgo

< Ông Khoàng Phu Cà.

Phải băng qua khoảng đêm mịt mùng kia mới tới khu vệ sinh. Đương mò mẫm lò dò bất đồ lạnh cả người khi những âm thanh hực hực dồn dập. Đã có chút kinh nghiệm tôi thụp ngay xuống. Phải cỡ vài chục chú cẩu chứ không ít! Không sủa mà hực hực lao ra ngay không nhanh thụp người xuống thì chân cẳng có mà đi đứt. Thoáng nhanh giống cẩu rách mạn ngược hung hăng thế thôi chứ cẩu nghiệp vụ biên phòng mà lao ra thì miễn bàn. Bị vây giữa bầy cẩu cùng âm thanh chói gắt của các cung bậc tru sủa mãi một lúc mới có tiếng gắt đanh của anh lính gác từ cổng chạy vào. Bầy chó tản ra nhanh nhưng có mấy con cứ táo tợn lao vào. Vậy nên mọi phản xạ bài tiết chợt bay biến đâu mất?

Có tiếng kẹt cửa. Một cái dáng quen quen cùng chất giọng thủng thẳng… Khoàng Phu Cà! Chợt nhớ hồi chiều đồn Ka Lăng có một vị khách quen. Đó là Khoàng Phu Cà.

< Mây trên đỉnh Ka Lăng.

Số là trên đường lên Ka Lăng, Nguyễn Như Phong có điện thoại dặn trước đồn trưởng Nguyễn Tiến Ngọc Ka Lăng bố trí cho gặp một người quen từ ba chục năm trước khi Phong hoạt động ở địa bàn này. Vừa gặp thấy Phong, người ấy ôm chặt vẻ thân thương. Mãi một lúc, tôi mới nhận ra người khách dong dỏng tóc muối tiêu chính chiện trong sắc phục biên phòng có những nét quen quen…

Trụ sở Trung ương Đoàn 60 phố Bà Triệu đầu năm 1982 có một cuộc gặp giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với các chiến sĩ Biên phòng đã lập công xuất sắc trong các cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc. Lần đó tôi may mắn gặp được Đồn trưởng Đồn Biên phòng 311 Pác Ma - Đại úy Khoàng Phu Cà. Dulichgo

Bao năm gặp lại những chiến công một thuở một thời tao loạn giữ mảnh đất biên cương có thể nhạt nhòa trong trí nhớ? Dẫu yên hàn đã lâu nhưng vẫn ấn tượng những ai từng gặp Khoàng Phu Cà.

Ấy là cái tài bắn súng. Nghe Như Phong tả lại, không biết thực hư ra sao những là hai tay hai khẩu K54 vẩy phát nào trúng phát đó. Những là không cần ngắm vẫn bắn trúng cái đầu rắn ráo cách xa hàng chục thước vv… Nghe mà mê! Nhưng chiến công bắn tỉa của Khoàng Phu Cà ở đồn Pác Ma Mường Tè năm tao loạn ấy đã được kiểm chứng qua bản báo cáo thành tích tại trụ sở của Trung ương Đoàn.

Ngủ lại hơi bị khó… Khoàng Phu Cà kéo tôi vào căn phòng của đồng chí Phó đồn. Anh em đồn thường nhường giường mỗi khi đồn có khách. Chả phải hạp nhau vì cả hai đều thạo khoản thuốc lào. Bởi chuyện cứ nối chuyện xuyên đêm lạnh Ka Lăng.

Ông Cà quê không phải Ka Lăng mà xã khác. Mù Cả gần với Trạm biên phòng Kẻng Mỏ. Ấn tượng sâu đậm tuổi thơ của cậu bé người Hà Nhì Khoàng Phu Cà là hình ảnh tất tả của thày giáo Nguyễn Văn Bôn từ vùng xuôi Hải Phòng lên dạy học ở xã Mù Cả. Thời ấy Mường Tè hoang vu. Bản Xi Nế của Cà nghèo xác xơ. Thày giáo Bôn phải nhịn đói đi hàng chục cây số gom học trò về lớp học dạy chữ. Rồi trong đám học trò thày giáo Bôn, Cà được chọn về tận tỉnh ly Lai Châu ở ký túc xá học tập trung na ná như trường nội trú bây giờ. Khi thày giáo Nguyễn Văn Bôn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thì trong đám học trò của thày Bôn, Khoàng Phu Cà đã lớn nhổng. Thày Bôn chuyển về xuôi thì Cà đã trở thành chiến sĩ công an vũ trang. Dulichgo

Trình độ văn hóa của chiến sĩ công an vũ trang Khoàng Phu Cà nhỉnh hơn so với trang lứa anh em chiến sĩ người Hà Nhì nên Cà được cử đi học lớp điện ảnh của Bộ Tư lệnh công an vũ trang mở. Gọi là điện ảnh cho oách mà nhiệm vụ chủ yếu là học thuộc việc chiếu phim, thuyết minh kiêm luôn vận hành máy nổ. Kỷ niệm nhớ đời của Cà là lớp học điện ảnh hồi ấy ở gần đài phát sóng Phùng Khoang Mễ Trì. Trận B52 khủng khiếp cuối năm 1972 giáng vào đúng lớp học. May mà anh em thoát cả. Sau B52, khóa học vẫn diễn ra. Rồi tốt nghiệp, ra trường… Đội chiếu phim của Cà đã lặn lội khắp vùng cao Mường Tè, Lai Châu để lại nhiều dấu ấn mến thương cho nhiều cán bộ chiến sỹ công an vũ trang và bà con dân tộc.

Rồi Cà được cử đi học trường sĩ quan Biên phòng hệ chỉ huy tận Sơn Tây. Tốt nghiệp Cà về làm chính trị viên rồi đồn trưởng Pác Ma. Đồn Biên phòng Pác Ma do Đại úy Khoàng Phu Cà là đồn trưởng, làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương của một vùng rộng lớn gồm các xã Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Vệ Sủ, Pa Ủ. Diện tích của các xã ấy nếu cộng lại thì cũng phải bằng 2 lần tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1979, Khoàng Phu Cà vẫn vững vàng ở cương vị trưởng đồn.

Tò mò thêm chuyện tài bắn súng của ông cựu đồn trưởng biên phòng.  Ông Cà cười lâu rồi hồi còn thanh niên mà. Tài bắn súng của binh nhì Khoàng Phu Cà nổi tiếng không những khắp Điện Biên Lai Châu mà lan cả khắp Bộ Tư lệnh công an vũ trang. Được lựa chọn cử đi những đợt hội thao, hội diễn là bình thường. Sau đó Cà được chọn đi thi ở nước ngoài do đích thân chuyên gia Liên Xô phụ trách rèn cặp.

Cà được huấn luyện bài bản lắm. Những là luyện tay, luyện mắt cùng hàng chục món thể lực khác phối hợp nhằm tăng độ thiện xạ. Và tại trung tâm huyến luyện đã xảy ra một trục trặc. Trục trặc ấy là ở khâu luyện tay. Chuyên gia bắt buộc mỗi xạ thủ phải buộc dây vào viên gạch nặng treo ở cổ tay ý chừng để luyện gân luyện cốt gì đó. Vốn tính bộc trực, Cà không đồng ý cái tay cầm súng không run là do cái gân… trời sinh ra cho mỗi người! Ai may thì người đó được nên mới có chuyện người bắn giỏi người bắn kém!

Nghe vậy, ông thày người Liên Xô cáu. Ông thẳng thừng nói Cà không chấp hành kỷ luật huấn luyện đề nghị trả về đơn vị cũ. Không vui cũng chả buồn, Cà lẳng lặng chấp hành. Và về đơn vị, Cà vẫn là tay thiện xạ nổi danh.

… Vớ lấy cái điếu ục, ông Cà nạp một mồi thuốc mới nhưng cứ cầm mãi ngọn đóm. Chất giọng vẫn rủ rỉ cố hữu nhưng có âm sắc phấn chấn. Ấy là khi ông nói lướt gia cảnh. Ông Cà nếp tẻ đủ cả. Cô con gái út Khoàng Gió O đã lấy chồng. Hiện là giáo viên trường PTCS bên xã Tà Tổng. Anh con trai  Khoàng Thanh Bình nối nghiệp bố hiện là trung úy Đồn Biên phòng  Pa Vệ Sủ. Dulichgo

Pa Vệ Sủ cũng là điểm cực Tây cheo leo của huyện Mường Tè gần với Ka Lăng. Tôi chưa được đặt chân đến nhưng mấy bận lướt mạng rất ấn tượng với những hình ảnh dân phượt  từng cất công lên trên đó từng tung lên. Pa Vệ Sủ là địa danh có ngọn Pu Si Lung hiểm trở cao trên 3.000 thước cao nhất Lai Châu. Ông Cà nói con trai mình và đồng đội đồn biên phòng Pa Vệ Sủ ngày đêm canh giữ khu vực biên giới trong đó có xã Pa Vệ Sủ rộng tới 244 cây số vuông nhưng chỉ có 1.552 người dân có cột mốc 42 trên đỉnh Pu Si Lung thiêng liêng cách Thủ đô Hà Nội hơn 700 cây số.

Có vẻ việc ông Cà đã đúng khi dám cự cãi ông chuyên gia huấn luyện bắn súng ngắn là cái gân trời cho ai thì người ấy được?! Cậu con trai Khoàng Thanh Bình, ông có khổ luyện gì cho nó đâu? Thế mà lại nảy ra cái tài bắn súng? Ông Cà cười hắn dùng súng ngắn, AK đều thạo. Có chuyện vui là mấy lần hội thao của đồn, mục thi bắn súng, người ta điền sẵn tên hắn vào chức vô địch.

Hồi chiều tôi có ngồi với một người khách của đồn Ka Lăng. Khách nhưng lâu nay cũng là người nhà của đồn. Đó là đại úy Phan Văn Hóa, Trưởng đồn Biên phòng Mù Cả. Thì ra đại úy Hóa đưa Khoàng Phu Cà về chơi Ka Lăng. Anh Hóa kết ông Cà lắm. Anh Hóa tấm tắc, tuổi ông Cà đã gần 70, nhưng có việc lớn, việc bé gì trong công tác vận động quần chúng giữ gìn, bảo vệ biên cương Tổ quốc thì ông Cà vẫn xắn tay áo cùng với anh em biên phòng.

Theo Xuân Ba (Tiền Phong)
toimedulich