Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Gác Trịnh, điểm dừng chân ở Huế

Trong cái thành phố mà mỗi con đường đều có chí ít vài quán cà phê như Huế; lại có một quán cà phê (tưởng chừng như hiu quạnh bên đời) ở trên căn gác nhỏ luôn đều đặn khách. Đó là căn gác nhỏ nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ, nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng tá túc và chấm phá những nốt nhạc đầu tiên cho sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của mình.

< Gác Trịnh nằm ở tầng 2, số nhà 203/19, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ. Căn gác nhỏ từng là “một chốn đi về” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Tại đây ông đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình.

Quán cà phê “ Gác Trịnh” chỉ nhỏ chừng 20m2, đủ kê khoảng 5 bộ bàn ghế nhỏ cũng để vừa đủ không cho những ồn ào quấy nhiễu.

< Nơi đây còn lưu giữ lại những kỷ vật của ông, cùng tranh ảnh lưu niệm bạn bè, gia đình ông tặng lại. Chính những kỷ vật ấy đã làm nên một “không gian văn hóa Trịnh” có một không hai. Trong đó có những kỷ vật quý như ảnh của danh ca Khánh Ly gửi tặng, hay lá thư tình ông viết cho Dao Ánh…

Cây đàn guitar gỗ nằm ở góc phòng, những bức tranh của Trịnh và của bạn bè vẽ về ông; những cuốn sách về âm nhạc, văn chương của Trịnh, về Trịnh và những bình hoa tươi…vừa như tĩnh lại vừa như động khi từ chiếc loa nhỏ của quán những ca khúc của Trịnh ngân lên vừa đủ êm ái, thầm thì…

< Căn gác ở cuối nhà, nơi khung cửa sổ nhỏ là bộ bàn ghế ông từng ngồi để sáng tác những tình khúc bất hủ. Khách ghé có thể ngồi uống cafe ngay tại đây.

Khách đến với cà phê “ Gác Trịnh” thường là khách quen và tất nhiên là những người yêu Trịnh. Đó là một nhà thơ tóc bạc trắng bềnh bồng nụ cười luôn rộng mở; là một thầy giáo về hưu có nhiệm vụ chở vợ đi chợ Bến Ngự buổi sáng và tranh thủ đến ngồi với bạn là nhà thơ tóc bạc để đàm đạo. Có khi là mấy cô cậu sinh viên của Nhạc viện Huế đến quán để thả hồn theo nhạc. Có khi là một bác xích lô già sau một cuốc xe chợ sớm ngang qua “ Gác Trịnh” để nhấm nháp cái thư thả của một ngày…

< Gian nhà giữa quán là nơi treo nhiều tranh ảnh kỷ niệm của ông. Căn gác nhỏ không chỉ là kỷ niệm, đó còn là nỗi nhớ, niềm thương về một cố nhạc sĩ tài hoa một thời.
toimedulich
Nghe anh chủ quán nói, những buổi chiều tà, có một phụ nữ thường đến quán một mình mà theo lời chị là để được tĩnh tâm cùng Trịnh sau những ồn ào, bon chen của cuộc sống thường ngày; để được “có bước chân nào hôm nay trùng bước chân người xưa...có nỗi lòng nào trùng với nỗi lòng người xưa…”

< Trịnh Công Sơn như vẫn còn ở đâu đó, trong không gian nhỏ, đậm chất Huế này, hay trong ca từ giản dị của những bài hát mà người quản lý vẫn mở mỗi khi khách ghé thăm.

Thì ra “Gác Trịnh” là góc nhỏ tâm tình sâu lắng của nhiều người: trẻ có, già có; nghệ sĩ có và người lao động bình dân cũng có. Mà họ đến đây không chỉ để tâm sự với nhau mà đôi khi chỉ một mình để tâm tình cùng âm nhạc của Trịnh, cùng những kỷ vật của Trịnh gần gũi và thanh thoát :“Chiều chủ nhật buồn-Nằm trong căn gác đìu hiu-Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều-Trời mưa trời mưa không dứt-Ô hay mình vẫn cô liêu…”

Sáng xuân nay, mình ghé “ Gác Trịnh” để được nhìn nắng vàng như nhảy nhót ngoài song, sóng sánh, vàng xanh trên những tán lá cây long não hai bên đường Nguyễn Trường Tộ.

Cây đã bao mùa thay lá xuân, hạ, thu, đông. Những bước chân của người xưa không còn qua đây nữa; nhưng những “ lời ru” của Trịnh thì vẫn còn đó như vỗ về đôi lứa yêu nhau, vỗ về kiếp nhân sinh trần thế: “Còn lời ru mãi -Vang vọng một trời -Mùa xanh lá vội -Ru em miệt mài -Còn lời ru mãi- Còn lời ru này- Ngàn năm ru hoài- Ngàn đời ru ai”.
Cách đây gần 3 năm đạo diễn Trần Văn Thủy, tác giả của các phim tài liệu " Hà Nội trong mắt ai", " Chuyện tử tế"... vào Huế dạy cho một số phóng viên truyền hình đất Cố đô khóa học ngắn hạn về nghệ thuật làm phim tài liệu.

< Lá thư tình ông viết cho “Ánh tuổi nhỏ” được bà Dao Ánh tặng lại cho Gác Trịnh. Từ ngữ mượt mà năm xưa từng làm rung động trái tim cô nữ sinh Huế :“Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.”
toimedulich
Ngày chia tay, mấy anh em mời ông đi ăn bún thịt nướng Kim Long và nghe ông tâm sự: " Mình yêu Huế chính từ nhạc Trịnh Công Sơn khi ở chiến trường Trường Sơn chợt nghe lời ca rất lạ: " Đại bác đêm đêm dội  về thành phố- Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe...". Sau đó ông đề nghị được đưa về thăm con đường vừa mới được mang tên Trịnh Công Sơn gần cầu Gia Hội ven sông Hương.
 Buổi tối ngồi trên xe nhìn ra thấy đường Trịnh Công Sơn nhuôm nhoan những quán nhậu dày đặc được đặt theo tên những bản tình ca nổi tiếng của Trịnh: “ Biển Nhớ”, “ Hạ Trắng”, “ Mưa Hồng”… nét mặt của người đạo diễn tài hoa có vẻ không vui...

< Đúng vậy, ngôn từ của ông chật hẹp, căn gác cũng không mấy rộng rãi. Nhưng trái tim ông rộng lớn vô cùng.

Cũng may một chị bạn trong nhóm đã nhanh trí bắt cho cả xe hát tập thể những lời ca quen thuộc của Trịnh chừng như để xoa dịu nỗi lòng của một “ kẻ sĩ Bắc hà” yêu mến Trịnh…

Sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với thông điệp: “Nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Yêu nói không nên lời nhưng có cỏ, có hoa, có lời ca tiếng hát, có gió mát, trăng trong, có tia nắng vô tư là người làm chứng...”. Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế quê hương, ông đã nói lên mơ ước thiết lập ngôi nhà ấy ...

< Trịnh Công Sơn từng nói “cái chết chẳng qua chỉ là sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”. Sau sự đùa đợt cuối cùng ông ra đi, nhưng tình yêu mà người nghe nhạc và nhóm nghệ sỹ Huế dành cho ông vẫn ở đấy, nơi căn Gác nhỏ.
toimedulich
Bắt đầu từ chính ước nguyện của nhạc sĩ họ Trịnh, 4 chàng trai trẻ sinh viên Khoa Kiến trúc- Đại học Khoa học Huế đã tìm được ý tưởng và cùng nhau phác thảo nên đồ án  “Vườn âm nhạc Trịnh Công Sơn”. Ước mong của những người làm đề tài là cải tạo khu công viên đầu đường Trịnh Công Sơn bên cạnh dòng sông Hương và các địa danh nổi tiếng của Huế như chợ Đông Ba, cầu Gia Hội, Cồn Hến... trở thành một khu vườn âm nhạc đậm nét Trịnh. Để nơi đây là quán hội ngộ giữa người thưởng thức và nghệ sỹ âm nhạc, là nơi gặp gỡ giao lưu diễn tập của các nhóm nhạc... là nơi khơi nguồn cho những sáng tác, là nơi tổ chức các sự kiện âm nhạc ngoài trời phục vụ người dân và khách du lịch, là nơi trở về với cội nguồn, với dòng Hương Giang, nơi để mọi người tìm lại chính mình trong cõi nhân sinh, nơi hẹn thề của đôi lứa và là nơi để tận hưởng sự ngọt ngào, sâu lắng khi nghe một bản nhạc Trịnh.

< Lan can bên ngoài bày hai bộ bàn ghế, khách đến có thể ngồi trên đây ngắm xuống phố Nguyễn Trọng Tộ. Đây cũng là nơi mà Trịnh Công Sơn ngồi ngắm hình bóng “Diễm” dưới hàng cây long não, mỗi lần “Diễm” tan học về.

Đồ án đã đạt giải cao nhất của Cuộc thi Kiến trúc Quy hoạch với chủ đề “Ý tưởng sáng tạo vì Huế - Thành phố di sản, sinh thái và hiện đại” năm 2012 của thành phố Huế. Thế nhưng đến nay, đồ án vẫn còn nằm trên giấy. Khu công viên đầu đường mang tên người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh chỉ “ sáng đèn” mỗi dịp Festival khi những cựu nữ sinh Đồng Khánh tổ chức sân khấu ngoài trời để hát nhạc Trịnh và những ca khúc vượt thời gian. Còn tôi, ngày cuối năm, ngồi nhâm nhi tách cà phê sáng trên “ Gác Trịnh” nhỏ nhắn, bình yên mà thầm ước một ngày không xa khu vườn âm nhạc mang tên “Vườn Trịnh” trên con đường mang tên ông ở Huế sẽ được mở ra với tất cả mọi người…

Theo Một Thế Giới, Vnexpress
Du lịch, GO!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét