Vùng đất cố đô Ninh Bình vốn được mệnh danh là một Việt Nam thu nhỏ với địa hình đa dạng đủ cả rừng núi, đồng bằng, sông hồ và biển cả. Núi Ninh Bình không cao với đỉnh Mây Bạc vượt 648 m giữa bạt ngàn Cúc Phương huyền ảo nhưng hồ Ninh Bình thì áp đảo với hàng trăm hồ trong đó có 44 hồ lớn mang những tên gọi mỹ miều như: hồ Đá Lải, hồ Mùa Thu, hồ Biển Bạch, hồ Kê Đồng, hồ Lâm Sản,…
Trong số đó có 10 hồ chứa với dung tích từ 1- 5 triệu m³ như: hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Đập Trời, hồ Đá Lải, hồ Đồng Liều, hồ Thường Sung, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái… Dulichgo
toimedulich sẽ đền cập đến hồ Yên Quang nằm cách thành phố Ninh Bình 45 km và là hồ lớn thứ 3 về diện tích và trữ lượng nước trên vùng đất cố đô.
< Vài căn nhà nhỏ ven hồ.
Hồ Yên Quang (còn có tên gọi là hồ Nho Quan) là một hồ nước ngọt nằm trên địa bàn xã Yên Quang, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình và tiếp giáp với Vườn quốc gia Cúc Phương. Hồ Yên Quang cùng với hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái là những hồ nước lớn nhất ở Ninh Bình với diện tích 300 ha và trữ lượng nước 5,6 triệu m³.
Hồ Yên Quang được biết đến với những dự án nuôi trồng thủy sản lớn trên hồ. Đây cũng là một hồ câu cá và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần ở Ninh Bình.
< Một trong những đập ngăn hồ.
Hồ Yên Quang có chiều dài 7 km, chiều rộng khoảng 1,2 km, độ sâu trung bình 8m. Hồ là hệ thống gồm 4 hồ lớn có nối với nhau bằng 4 đập hồ còn được gọi là đập Yên Quang.
Bốn hồ được định danh là hồ 1, hồ 2, hồ 3, hồ 4 có thứ tự đánh số được tính từ đầu nguồn, nước xả tràn các đập lần lượt cũng theo thứ tự này. 3 hồ lớn hơn nằm trên địa phận xã Yên Quang, riêng hồ 4 gần như nằm trọn trong địa phận xã Văn Phương. Dulichgo
< Mênh mông một vùng nước phẳng lặng.
4 đập này nối với đê Yên Quang chạy dọc bên tả ngạn hồ, phía hữu ngạn hồ là dãy núi trùng điệp của vườn quốc gia Cúc Phương. Những yếu tố thiên tạo lẫn nhân tạo này tạo cho hồ đập Yên Quang một vẻ đẹp vừa mơ màng, hoang sơ vừa kỳ vĩ và hiện đại của một hồ trên núi.
Đáy đập Yên Quang cũng khá bằng phẳng. Bờ đập sát phía sườn núi nông hơn phía bờ kè và dốc thoai thoải, chỉ có đường đi bộ hoặc ngồi thuyền từ bên bờ kè sang.
< Một đám rước dâu trên đường đê.
Hồ Yên Quang đã trở thành một thắng cảnh thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương, giữa hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi miếu thờ và mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều đàn chim nước bơi lội.
Trên mặt hồ nước trong xanh in bóng những vách núi, rừng cây và những chiếc thuyền câu nho nhỏ, cảnh sắc khá hoang sơ và tĩnh lặng.
Từ hồ 3 leo qua Quèn lá vào một thung đất tương đối bằng phẳng, rộng khoảng 100 ha đó là Thung lá. Vượt qua Thung lá, leo tới chân dẫy núi đã vôi là du khách tới Động Phò Mã giáng. Ngay phía ngoài cửa động có một nhũ đá giống hệt hình hài của một vị Phò mã. Bên trong động có nhiều buồng, mỗi buồng lại có cấu tạo lộng lẫy bởi hệ thống nhũ đá, uy nghi như những cung đình. Dulichgo
Hệ thống đập xả ở hồ Yên Quang ngày nay nâng cấp thành một hệ thống công trình thủy lợi lớn, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã quanh thị trấn Nho Quan. Hồ Yên Quang cũng là một hồ câu cá của người dân Ninh Bình và du khách.
Với một hệ thống đập tràn, tưới tiêu, hệ thống giao thông thuận lợi chỉ cách thành phố Ninh Bình 45 Km và ngay trung tâm Nho Quan, hồ Yên Quang trở thành một điểm du lịch sinh thái, môi trường du lịch cuối tuần để vui chơi giải trí cho du khách trong và ngoài nước.
toimedulich tổng hợp, ảnh Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét