Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Chùa Lưỡng Xuyên: Trung tâm Phật giáo Miền Nam

Chùa Lưỡng Xuyên là một ngôi cổ tự nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa Trà Vinh, thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa còn là trung tâm của phật giáo Nam Kỳ, Chùa tọa lạc ở số 3 đường Lê Lợi, phường 1, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Lưỡng Xuyên được xậy dựng vào thế kỷ XIX, đến năm 1934, chùa được Hòa thượng Khánh Hòa  trùng tu lần 1 và đặt tên cho chùa là chùa Long Phước. Năm 1987, chùa lại được thầy Minh Hà trụ trì đã đổi tên là chùa Lưỡng Xuyên.  Lưỡng Xuyên có ý nghĩa chỉ hai con sông: Tiền Giang và Hậu Giang.

Vào những năm thập niên 1930, chùa từng là trung tâm Chấn hưng Phật giáo Nam kỳ, với sự hình thành và hoạt động hiệu quả của Lưỡng Xuyên Phật học hội” và “Lưỡng Xuyên Phật học đường” do các danh tăng Thích Huệ Quang, Thích Khánh Anh, Thích Khánh Hòa đề xướng và lãnh đạo.
Dulichgo
Chính “Lưỡng Xuyên Phật học đường” đã đào tạo hàng loạt tăng tài cho Phật giáo Việt Nam như các hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Hòa… góp phần lèo lái con thuyền Phật giáo Việt Nam qua những giai đoạn thác ghềnh, theo đúng phương châm đạo pháp và dân tộc.

Vào năm 1934, Phật học Lưỡng Xuyên ra đời tai chùa và đây cũng là năm đánh dấu sự ra đời của hội Phật học Lưỡng Xuyên. Đã xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật học và mở Phật học đường Lưỡng Xuyên do các Thiền sư Khánh Hòa, Khánh Anh và Huệ Quang phụ trách. Quý ngài đã dày công trong phong trào Chấn hưng Phật giáo và đào tạo tăng tài nửa đầu thế kỷ XX ở miền Nam.

Ngày nay, chùa Lưỡng Xuyên được chọn làm Văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh.

Từ năm 2003, Tỉnh hội Phật giáo Trà Vinh đã đứng ra trùng tu lớn và tổ chức lạc thành vào dịp hạ nguơn (Rằm tháng Mười âm lịch), xứng với tầm vóc lịch sử của một ngôi cổ tự từng là trung tâm Phật giáo Nam kỳ.
Dulichgo
Khuôn viên chùa Lưỡng Xuyên được xem là một “công viên Phật giáo” ngay giữa lòng thị xã Trà Vinh, với tượng Phật tổ bằng đá hoa cương cao hơn 3 mét, nặng 7 tấn uy nghi trên chánh điện.

Chùa trở thành một tòa phạm vũ khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tu học của Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh, và là điểm du lịch tiếp đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái.

Theo Tin Nóng DL

toimedulich

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét