Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Mươi con đường nguy hiểm nhất thế giới

(Giải trí) - Giao thông phát triển không đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng đường xá được cải thiện. Ở bất cứ quốc gia nào cũng xuất hiện những cung đường rất hiểm trở gây khó khăn cho phương tiện đi lại, thậm chí còn gây ra nhiều tai nạn thảm khốc. Dưới đây là 11 con đường nguy hiểm nhất thế giới, nhìn ảnh thì đẹp thật nhưng chạy xe trên đó chắc chắn sẽ lạnh cả sống lưng.

- Yungas (Bolivia) - Con đường tử thần

Cung đường Bắc Yungas nối La Paz đến Coroico, còn gọi là cung đường Grove; và đối với nhiều tài xế ở đây thì đây chính là “con đường tử thần” đối với họ mỗi lần khi đi ngang đây. Đường Yungas chia làm hai phần: phía bắc từ La Paz đến Coroico; dài hơn 60km, phía Nam từ La Paz tới Chulumani, dài 64km. Với triền dốc thẳng đứng gần 610m và là tuyến đường độc đáo, lại thiếu hẳn các vọng gác, che chắn bên đường; khiến cho con đường này trở nên nguy hiểm nhất thế giới. Những khúc ngoặt hình chữ V với một bên là vực sâu đất lở.

Đường Bắc Yungas được xếp vào hàng những con đường nguy hiểm nhất đối với mọi tài xế. Nó chạy ngang qua dãy núi Andes, kéo dài 70km từ thành phố La Paz tới thành phố Coroico, quanh co và rất đẹp. Con đường nguy hiểm nhất thế giới này đi xuyên qua những sườn đồi dốc đứng và vách đá hiểm trở và là cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Đoạn đường này đã đoạt mệnh khoảng 300 người trên những chiếc xe lăn bánh qua đây.

Nguy hiểm chưa dừng lại ở đó, trong những ngày sương mù dày đặc kèm theo mưa rào; đó là lúc tầm nhìn của con người bị hạn chế đi rất nhiều, bề mặt đường trơn trượt và các vách núi đá tai mèo sắc nhọn khiến nhiều xe cộ sơ hở lao xuống vực sâu. Vậy nên chạy chậm và nhích dần từng mét một được xem là giải pháp an toàn nhất cho nhiều tài xế trên cung đường vào những ngày thời tiết khắc nghiệt như thế.

Tuyến đường “Tử thần” này được xây dựng vào thập niên 1930 trong thời kỳ chiến tranh Chaco do các tù nhân Paraguay làm. Nó là một trong những tuyến đường dẫn tới rừng nhiệt đới Amazon ở phía Bắc Bolivia. Từ đầu thập niên 1990, con đường Yungas được du khách xem là sự lựa chọn tham quan đầu tiên ở Bolivia. Đặc biệt là những tay đua xe rất thích mạo hiểm, họ chọn những khúc cua “tử thần” này cho thú vui đạp xe đổ dốc của mình, thử sức người với thiên nhiên.

< Con đường tử thần” North Yungas – tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới.

Cuối năm 2006, sau 20 năm xây dựng, một tuyến đường mới từ La Paz đến Coroico đã thông xe. Tuyến đường mới này có đủ các công trình hiện đại như cầu, hệ thống nước, các làn xe riêng biệt, làn đường dành cho người đi bộ, các trạm gác và nhiều tiện ích vượt trội khác, an toàn hơn tuyến bắc Yungas cũ.

Do vậy, tuyến đường  Bắc Yungas hiện nay chỉ dùng làm nơi rèn luyện cảm giác mạnh cho các tay lái xe đạp thả dốc và những kẻ phượt liều lĩnh mà thôi.

- Đường đèo Halsema ở Philippines

Được coi là đường cao tốc cao nhất tại Philippines dù khi chạy xe trên ấy: người ta có dám chạy tốc độ cao hay không. Halsema là con đường cao tốc trải dài lên đến 240km và đặc trưng của nó là bề ngang thu hẹp, không trải nhựa, vách đá cheo leo và tuyệt đối không thể kết nối mạng. Đây là con đường duy nhất để kết nối các tỉnh Benguet và Baguio tới miền Bắc Luzon. Con đường này rất dễ xảy ra tai nạn vì tình trạng lở bùn, lở đất đặc biệt là trong thời tiết mưa bão. Và nó cũng không có rào chắn an toàn để có thể ngăn chặn xe bị rơi xuống vách đá.

Trong mùa mưa, nó gần như không thể đi được bởi hiện tượng sạt lở đất quá nhiều, gây cản trở giao thông. Không những thế, các tài xế xe bus thường đi với vận tốc lớn gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ hơn. Đã có rất nhiều xe lăn xuống vực nhưng người ta vẫn không làm hệ thống bảo vệ, biết đâu đó chính là đặc trưng riêng của Halsema?

- Đường hầm Guoliang – Trung Quốc

Con đường này được xây dựng bên trong dãy núi Taihang thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Con đường được dẫn đến một ngôi làng nằm bên trên đỉnh núi, cách xa nền văn minh hiện đại: đó là làng Guoliang nằm sâu bên trong dãy núi Đại Hàng, phía Tây Nam Bắc Kinh. Đây cũng là một một thế giới của đá: Nhà đá, tường đá, bảng đá, ghế đá và giường đá.

Trong quá khứ, cách duy nhất để đến được ngôi làng là đi bộ qua một thung lũng, bao quanh là các vách núi dựng đứng. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã quyết định đầu tư tiền để xây dựng một con đường vào khu vực này.

Khởi công từ năm 1972 nhưng đến tận tháng 1/1977, con đường mới được đưa vào sử dụng. Đường hầm Guoliang có chiều dài 1.200m, cao 5m và rộng 4m, lưu thông hai chiều. Đường hầm này còn là một địa điểm nổi tiếng, thu hút du khách bởi những nó có rất nhiều “cửa sổ” dọc con đường, giúp du khách ngắm nhìn toàn cảnh bên dưới thung lũng. Tuy nhiên, nó cũng đặc biệt nguy hiểm bởi độ dốc cao, đất đá thường xuyên rơi từ trên xuống ở những vách đá chìa ra cùng với những cua gắt với hành lang bảo vệ bằng đá khá thấp.

- Đường Skippers Road – New Zealand

Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, Skippers Road là con đường hiểm trở nhất New Zealand và đó cũng là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới. Skippers Road có chiều dài hơn 22 km vắt qua thung lũng Skippers, dọc theo sông Shotover - còn được gọi là “dòng sông giàu nhất thế giới”. Skippers Road được hình thành gắn liền với cơn sốt vàng vào năm 1862, khi người dân phát hiện nhiều mỏ vàng ở khu vực sông Shotover, Queenstown (New Zealand). Dulichgo



Để khai thác vàng, các thợ mỏ đã làm việc miệt mài trong khoảng thời gian 1883-1890 để hoàn thành Skippers Road. Nó được ví như là một kỳ quan của các thợ mỏ, bởi tạo ra con đường này không đơn giản chút nào, 1/3 con đường vắt ngang qua núi đá của thung lũng Skippers được khoan hoàn toàn bằng tay, kết hợp với thuốc nổ. Các thợ mỏ đã phải mạo hiểm treo mình trên sợi dây để khoan đá, bên dưới là dòng sông Skippers chảy xiết.

Skippers Road có địa hình đa dạng quanh co, nhiều đoạn dốc hẹp, sỏi đá lởm chởm và có cả một cây cầu vượt sông Skippers. Nhiều đoạn đường hẹp đến mức độ hai chiếc xe buýt cỡ nhỏ không thể đi ngược chiều nhau. Muốn làm vậy, một trong hai phải lùi ngược khoảng 3km đến một nơi đủ rộng để vượt qua. Vào mùa mưa lớn, con đường này còn rất dễ trơn trượt. Chỉ một thoáng sơ sẩy là bạn có thể rơi tự do từ độ cao hàng trăm mét.

- Đường Taroko Gorge ở Đài Loan

Taroko cũng là tên là vườn quốc gia nằm ở phía Đông của Đài Loan, cách thành phố Hoa Liên 15km về phía Bắc. Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan hiểm trở, những hẻm núi đá tuyệt đẹp, đặc biệt là Taroko Gorge, một hẻm núi đá cẩm thạch dài 19km.

Từ Taroko có nghĩa là “tuyệt vời và lộng lẫy“ theo ngôn ngữ của người Truku. Nhưng nó không hề đồng nghĩa với tính chất của con đường này. Đây là cung đường núi với khoảng cách rất hẹp, cộng với mưa lớn thường xuyên gây sạt lở đất. Bên cạnh đó, nó còn thường xuyên phải hứng chịu những trận bão và động đất lớn.

- Đèo Trollstigen - Na uy

Trollstigen là một trong những con đường núi ấn tượng nhất ở Na Uy và được xếp hạng trong 10 cung đường ngoạn mục nhất trên thế giới. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách ngắm cảnh, đặc biệt là những thác nước đẹp mê hồn. Con đường này rất hẹp và chỉ đủ chứa một lượng phương tiện giao thông nhỏ đi qua.

Trollstigen nằm khoảng 15 km về phía nam của Åndalsnes trong địa phận Romsdal, con đường này có độ dốc 9% với 11 khúc cua cùi chỏ và ngoằn ngoèo như rắn trườn theo dọc sườn núi Stigrøra có độ cao 858 mét trên mực nước biển. Con đường được thông vào ngày 31/7/1936 sau 8 năm thi công. Mặt đường rất nhỏ và có rất ít chỗ đủ rộng để 2 ô tô tránh nhau.


Đường Trollstigen còn được xem là một con đường quanh co kỳ lạ nhất thế giới bởi nó không theo bất cứ một quy luật nào. Nhìn từ trên cao, con đường này thật sự như một mê cung và bạn sẽ không thể tìm được lối ra nếu không phải là một người giỏi xác định phương hướng.

Vì Trollstigen quá quanh co và hiểm trở nên những phương tiện vận chuyển dài hơn 12,4 mét đều bị cấm lưu thông trên đường. Cũng vì quá nguy hiểm nên Trollstigen bị đóng cửa vào những tháng mùa thu và đông và chỉ mở cửa trở lại vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 hàng năm.

- Đường nối Tứ Xuyên – Tây Tạng, Trung Quốc

Con đường này dài khoảng 2.400 km và nối liền Thành Đô và Tây Tạng, đi qua hơn chục ngọn núi, đem lại những cảm giác “ rợn tóc gáy” cho người qua đường.

Con đường này được xây dựng vào tháng 4 năm 1950 và được đưa vào hoạt động vào 25 tháng 12, 1954. Nhiều ca tử vong do tai nạn giao thông, lở đất, lở tuyết đã diễn ra ở đây. Bên cạnh những cảnh tượng hãi hùng thì nó còn có những cảnh đẹp hùng vĩ, khiến người đi đường vừa thích thú lại vừa sợ.

- Đường đèo Stelvio – Italy

Với chiều dài hơn 22 km, nằm trên độ cao 2,758 m, Stelvio là đường đèo cao nhất châu Âu. Ngoài ra, với địa hình được kết cấu từ 48 khúc cua dốc và nguy hiểm, Stelvio còn có mặt trong danh sách những cung đường nguy hiểm nhất thế giới.

Stelvio là con đường quan trọng kết nối khu vực Valtellina với Val Venosta của Italia. Không chỉ có vậy, Stelvio còn là có ý nghĩa vô cùng quan trọng gắn liền với các sự kiện lịch sử, thể thao của nước này.

Đường đèo Stelvio từng là mặt trận chiến đấu của quân đội Italia trong thế chiến I. Trong giai đoạn 1915-1918, Stelvio từng được ví như là “mặt trận trắng” và trong Bảo tàng Carlo Donegani mô hình đường đèo Stelvio đã được dựng lên gắn với sự kiện này.

Stelvio còn được gọi bằng một cái tên khác “Đường nữ hoàng Alpine” do kiến truc sư Carlo Donegani thiết kế và được xây dựng trong khoảng thời gian năm 1820-1825. Toàn bộ con đường được lát bằng đá, với chiều dài 22 km được tạo thành từ 48 khúc cua dốc và nguy hiểm. Stelvio nằm trên độ cao 2,758 m nên khí hậu quanh năm là mùa đông, bao bọc bởi tuyết trắng.

- Đường Fairy Meadows – Pakistan

Con đường này nằm ở chân núi Nanga Parbat, ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới. Ngọn núi này là một địa điểm tuyệt vời cho những ai thích chụp ảnh hoặc leo núi. Nhưng con đường Fair Meadows lại gây rất nhiều trở ngại cho những ai muốn thưởng thức cảnh đẹp nơi đây.

Nhiều đoạn đường rất gồ ghề, lởm chởm đá, có đoạn được rải nhựa, có đoạn lại không, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Nó thậm chí còn không có rào chắn, các xe đi qua đây không khéo léo có thể rơi thẳng xuống vực. Nếu bạn có ý định qua con đường này, hãy lái xe thật chậm, cẩn thận, và hãy chọn những chiếc xe hết sức nhỏ, gọn.

- Đèo Zoji - Ấn Độ

Con đường nguy hiểm này nằm ở Ấn Độ và được coi là một trong những tuyến đường quan trọng của cả nước.

Nó kết nối tỉnh Leh ở phía tây dãy Himalaya và Srinagar trên cao tốc quốc gia Ấn Độ. Nhưng con đường trên đèo này rất hẹp và nguy hiểm. Nó còn thường xảy ra những trận lở đất, bão tuyết và gió mạnh. Nằm ở độ cao 3528m so với mực nước biển, tài xế đi qua con đèo này cần tập trung cao, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể gây ra những tai nạn thảm khốc.

toimedulich tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét