Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Chinh phục nóc nhà Pu Si Lung

Pu Si Lung (3.076m) là khối núi nằm ở tây bắc tỉnh Lai Châu, giữa Sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na (phụ lưu tả ngạn Sông Đà) tại biên giới Việt - Trung. Cụm núi cách Mường Tè khoảng 28 km về phía tây bắc, có diện tích khoảng 2.400 km2 với đỉnh cao 3.076 m (đứng thứ ba của Việt Nam về độ cao, sau Phansipan và Phu Ta Leng).

< Pu Si Lung chụp lại ở cao độ khoảng chừng 2600m. Để chinh phục Pu Si Lung phải lên bằng một sườn khác chứ không phải có đường nối từ mốc 42 như trên google map (ảnh Quycoctu).

Theo nghiên cứu của nhiều bạn, thực chất thì đỉnh Pu Si Lung thực sự mới là đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 3.775m chứ không phải 3.143m của ngọn Phan Xi Păng. Tiếc rằng toàn bộ khu vực có đỉnh núi cao 3.775m này hiện đang nằm bên phần đất mà Trung Quốc gọi là của họ sau chiến tranh 1979. Phần sát Sông Đà thuộc huyện Mường Tè - Lai Châu chỉ còn lại đỉnh cao thứ nhì là 3.076m (forum Phượt).

(VNE) - Là ngọn núi hoang sơ, bí ẩn và quyến rũ bậc nhất Việt Nam, đỉnh Pu Si Lung huyền thoại thuộc địa phận tỉnh Lai Châu luôn là điểm đến trong mơ của các phượt thủ ưa khám phá.

Vùng Tây Bắc là nơi có hàng vạn núi cao sừng sững bao đời như bức tường thành che chở cho nước Việt Nam. Trên biên giới Việt - Trung, đỉnh Pu Si Lung nằm ở độ cao hơn 3.000 m là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc. Đoàn chúng tôi thực hiện hành trình chinh phục điểm cao nhiều ý nghĩa này giữa những ngày miền Bắc đang chìm trong giá lạnh...

Lên lịch trình kỹ càng và liên hệ trước với các cơ quan chức năng, chúng tôi mang giấy công tác tới trình báo tại Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu, rồi lại cầm giấy giới thiệu vượt đường đèo núi tới đồn biên phòng Pa Vệ Sủ, vùng sâu nhất của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Hành trình đường trường gian nan là vậy nhưng chúng tôi được khích lệ tinh thần rất nhiều khi nhận sự tiếp đón và giúp đỡ từ đồn biên phòng cùng người dân nơi đây. Chúng tôi tới bản Sín Chải A, gặp gỡ trưởng bản và dự bữa cơm Tết thân mật của người La Hủ. Dulichgo

Rời bản Sín Chải A, chúng tôi vào bìa rừng và để xe lại đây, bắt đầu hành trình leo núi gian nan. Mùa này, những cây lau rậm rạp nở bông trắng muốt, trập trùng trong nắng gió khiến đoàn lữ khách ngẩn ngơ.

Hành trình dọc theo những con suối lớn với nhiều ghềnh đá dữ cùng các cây cầu đơn sơ làm từ thân cây bị gãy từ mùa lũ khiến chúng tôi phải tháo giầy để lội qua. Những ghềnh đá lô nhô, trơn trượt, giá lạnh làm bàn chân ai cũng tê cóng và phải rất cẩn thận nếu không muốn bị ướt.

Đêm giữa thung lũng, bốn bề là núi rừng hoang dã, bên bếp lửa bập bùng, tiếng suối róc rách còn ánh sáng bàng bạc của trăng sao trên đỉnh đầu.

Khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp, không khí trong lành với những đám mây sương lảng bảng thật kỳ ảo. Đôi khi, chúng tôi ngỡ mình lạc bước lúc vào những khu đồi hoa dại trắng muốt từ thân tới bông. Bước chân lại dẫm lên những thảm lá khô hay bông hoa nhỏ xinh và ngước mắt lên là một bầu trời đỏ rực màu hoa hồng quang.

Đường thật dài, hết lên lại xuống nhưng leo mãi rồi cũng tới đích. Chúng tôi reo lên sung sướng khi thấy cột mốc đứng đó, sừng sững trên nền bê tông được gia cố chắc chắn. Các anh biên phòng kiểm tra tình trạng mốc giới, thực hiện nghi lễ thiêng là chào mốc giới và cùng chúng tôi chụp hình lưu niệm. Máy GPS của tôi xác nhận cao độ 2.866 m. Đây là một trong những cột mốc biên giới cao nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Trời chuyển tối, không khí lạnh cùng sương mù nhiều khiến chúng tôi biết mình phải nhanh chóng khởi hành về lán nghỉ cho dù phải đi trong bóng đêm. Đoàn chúng tôi bao gồm những đôi chân có kinh nghiệm, tôi luyện qua không ít những ngọn núi cao nhưng quả thực hành trình lần này là một thử thách gian nan, đáng nhớ và nhiều ý nghĩa. Dulichgo

Từ đây lên đỉnh Pu Si Lung còn cả một hành trình dài. Đi trên hành lang biên giới nên phải rất cẩn thận bám nhau theo các anh biên phòng để không lạc sang nước bạn Trung Quốc. Qua rừng trúc rồi tới khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng, ẩm ướt tới nỗi mỗi thân cây đều phủ trên mình một màu xanh ma mị của rêu phong.

Cả đoàn lấy cờ Tổ quốc và chụp hình lưu niệm với niềm tự hào dâng trào khi chinh phục thành công ngọn núi được mệnh danh là nóc nhà biên giới này. Không tự hào sao được khi trên những đỉnh cao như vậy, cha ông ta đã từng ngàn năm chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương.

Theo Hachi8 (Vnexpress)
toimedulich

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét