Đường tuần tra biên giới phía tây Bình Liêu là một đoạn đường trong tổng số hơn 10.000 km của đường tuần tra biên giới Việt Nam. Cung đường đi qua vùng núi non trùng điệp, đồi núi vùng đồng cỏ thơ mộng và phong cảnh hữu tình.
Sau khi hoàn thành việc phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, ở phía tây Bình Liêu có các mốc giới mang số hiệu từ 1300 đến 1316, các mốc giới đều có độ cao đặc trưng, đặc biệt là mốc giới 1305 ở độ cao 1090,24 mét được cắm trên đỉnh núi Pắc Cương (là 1 trong 2 mốc giới cao nhất tỉnh Quảng Ninh) thuộc xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
< Lên cột mốc cao nhất trên tuyến biên giới.
Đường lên mốc 1305 được lát đá với hàng ngàn bậc thang, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được hệ thống núi non phía tây, quan sát đỉnh Cao Xiêm, Cao Ba Lanh và một số vùng dân cư thung lũng sông Bình Liêu.
Tham gia hành trình du khách sẽ được giới thiệu hệ thống cột mốc, ký hiệu khác nhau giữa các cột mốc, cách phân định biên giới và hướng đi biên giới… từ đó cảm nhận và càng thêm yêu quê hương, đất nước.
Theo TH (web Bình Liêu)
toimedulich
Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014
Những 'báu vật' cổ thụ ở Sài Gòn
Trong một cuốn sách của mình, học giả Vương Hồng Sển kể rằng, một lần nọ, ông đi ngang vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu, Sài Gòn, thấy người ta đang cưa hạ một cây cổ thụ, ông đã bước chân không đành. Ông mô tả thật xúc động cảm giác bồi hồi xót xa, đi đi lại lại, lấy cái gậy mà đo mặt gỗ, nghe mùi nhựa gỗ ứa ra mà đoán tuổi cây...
Người dân Sài Gòn mấy hôm nay đang trải nghiệm cái cảm giác của cụ Sển khi 51 cây xanh, phần lớn là cổ thụ ở đường Lê Lợi, quận 1 – những hàng cây tạo ra không gian xanh, diện mạo duyên dáng thanh lịch cho khu trung tâm thành phố - đang bị đốn hạ để chuẩn bị xây dựng một nhà ga tàu điện ngầm. Phục vụ phát triển hạ tầng TP thật nhưng người dân vẫn vô cùng tiếc nuối về hàng cây xanh gần trăm năm tuổi buộc phải đốn hạ.
< Ở các quận nội thành, du khách và những người lần đầu tiên đến thành phố không khỏi choáng ngợp bởi những hàng xà cừ, dầu, sọ khỉ... thẳng tắp, vươn cao hàng chục mét. Trong ảnh là hàng dầu cổ thụ trên đường 3/2, quận 10, 11.
Cây xanh là thứ không thể thiếu trong một thành phố nhiều nhà cao tầng, đất chật người đông. Những hàng cổ thụ tuổi đời gần trăm năm, được ví như những "báu vật xanh" của Sài Gòn và làm mềm mại những khối bê tông chọc trời bên đường phố.
< Với người dân thành thị bận rộn, vốn quen với ồn ào, ô nhiễm thì những con đường mát mẻ, rợp bóng cây khiến họ cảm thấy thư thái, dễ chịu. Trong ảnh: Hàng xà cừ trên đường 3/2, đoạn từ cầu vượt giao lộ với đường Nguyễn Tri Phương đến giao lộ đường Lê Đại Hành, quận 11.
Quá trình đô thị hóa khiến nhiều mảng xanh của TP.HCM phải nhường chỗ cho những công trình hiện đại, các tòa nhà cao tầng. Tuy vậy, trên nhiều tuyến phố, những hàng cổ thụ gần trăm năm đủ các loại vẫn tỏa bóng mát...
< Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, dù còn non trẻ so với Hà Nội, Huế, người Sài Gòn tự hào với không ít hàng cây trăm tuổi. Vì thế, khi phải đánh đổi chúng để mở rộng đường sá, xây dựng các công trình, không ít người bị "tổn thương". Trong ảnh: Hàng cây dầu thẳng tắp san sát nhau hai bên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10.
< Những hàng cây dầu được tỉa tót qua hàng chục năm, thân hình thuôn thẳng vươn cao gần 40 mét trên nhiều con đường của thành phố như Trần Hưng Đạo, 3/2, Lý Thường Kiệt, An Dương Vương, Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự....
< Đường An Dương Vương với hàng cây cao vút hai bên, tỏa bóng mát và tạo cảm giác thư thái cho con người dân.
< Đường Trương Định, quận 1, chạy xuyên qua "rừng cây" ở công viên Tao Đàn.
< Trên các con đường, bất kỳ cây lớn, nhỏ đều được công ty cây xanh đánh số thứ tự để theo dõi. Nhiều con đường có tới vài trăm cây lớn dọc hai bên.
< Những cây xà cừ cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, đường 3/2,... có đường kính gần 2m với bộ rễ to khỏe trồi lên mặt đất.
< Gần đây, dự án xây cầu nối quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 đang khiến nhiều người lo ngại cho số phận hàng cây xà cừ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1.
< Những nhánh xà cừ xanh tươi trên đường 3/2 vươn ra giữa đường tỏa bóng mát cho người qua lại.
< Khách du lịch ngước nhìn những hàng cây dầu cổ thụ có tuổi đời trăm năm trên đường Huyền Trân Công Chúa, quận 1.
< Hàng cây dầu thẳng tắp, vươn cao trên đường Ngô Gia Tự, quận 10.
< Sự kết hợp mềm mại giữa hàng dầu cao lớn, rợp bóng với cây cầu vượt thép tại giao lộ Nguyễn Tri Phương-3/2-Lý Thái Tổ.
< Không chỉ tỏa bóng mát, đem lại không khí trong lành..., những "báu vật xanh" của Sài Gòn làm dịu đi cái nóng quanh năm và khiến các tòa nhà, công trình trở nên đỡ khô cứng.
Theo Lê Quân (Zing)
toimedulich
Người dân Sài Gòn mấy hôm nay đang trải nghiệm cái cảm giác của cụ Sển khi 51 cây xanh, phần lớn là cổ thụ ở đường Lê Lợi, quận 1 – những hàng cây tạo ra không gian xanh, diện mạo duyên dáng thanh lịch cho khu trung tâm thành phố - đang bị đốn hạ để chuẩn bị xây dựng một nhà ga tàu điện ngầm. Phục vụ phát triển hạ tầng TP thật nhưng người dân vẫn vô cùng tiếc nuối về hàng cây xanh gần trăm năm tuổi buộc phải đốn hạ.
< Ở các quận nội thành, du khách và những người lần đầu tiên đến thành phố không khỏi choáng ngợp bởi những hàng xà cừ, dầu, sọ khỉ... thẳng tắp, vươn cao hàng chục mét. Trong ảnh là hàng dầu cổ thụ trên đường 3/2, quận 10, 11.
Cây xanh là thứ không thể thiếu trong một thành phố nhiều nhà cao tầng, đất chật người đông. Những hàng cổ thụ tuổi đời gần trăm năm, được ví như những "báu vật xanh" của Sài Gòn và làm mềm mại những khối bê tông chọc trời bên đường phố.
< Với người dân thành thị bận rộn, vốn quen với ồn ào, ô nhiễm thì những con đường mát mẻ, rợp bóng cây khiến họ cảm thấy thư thái, dễ chịu. Trong ảnh: Hàng xà cừ trên đường 3/2, đoạn từ cầu vượt giao lộ với đường Nguyễn Tri Phương đến giao lộ đường Lê Đại Hành, quận 11.
Quá trình đô thị hóa khiến nhiều mảng xanh của TP.HCM phải nhường chỗ cho những công trình hiện đại, các tòa nhà cao tầng. Tuy vậy, trên nhiều tuyến phố, những hàng cổ thụ gần trăm năm đủ các loại vẫn tỏa bóng mát...
< Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, dù còn non trẻ so với Hà Nội, Huế, người Sài Gòn tự hào với không ít hàng cây trăm tuổi. Vì thế, khi phải đánh đổi chúng để mở rộng đường sá, xây dựng các công trình, không ít người bị "tổn thương". Trong ảnh: Hàng cây dầu thẳng tắp san sát nhau hai bên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10.
< Những hàng cây dầu được tỉa tót qua hàng chục năm, thân hình thuôn thẳng vươn cao gần 40 mét trên nhiều con đường của thành phố như Trần Hưng Đạo, 3/2, Lý Thường Kiệt, An Dương Vương, Nguyễn Chí Thanh, Ngô Gia Tự....
< Đường An Dương Vương với hàng cây cao vút hai bên, tỏa bóng mát và tạo cảm giác thư thái cho con người dân.
< Đường Trương Định, quận 1, chạy xuyên qua "rừng cây" ở công viên Tao Đàn.
< Trên các con đường, bất kỳ cây lớn, nhỏ đều được công ty cây xanh đánh số thứ tự để theo dõi. Nhiều con đường có tới vài trăm cây lớn dọc hai bên.
< Những cây xà cừ cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, đường 3/2,... có đường kính gần 2m với bộ rễ to khỏe trồi lên mặt đất.
< Gần đây, dự án xây cầu nối quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 đang khiến nhiều người lo ngại cho số phận hàng cây xà cừ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1.
< Những nhánh xà cừ xanh tươi trên đường 3/2 vươn ra giữa đường tỏa bóng mát cho người qua lại.
< Khách du lịch ngước nhìn những hàng cây dầu cổ thụ có tuổi đời trăm năm trên đường Huyền Trân Công Chúa, quận 1.
< Hàng cây dầu thẳng tắp, vươn cao trên đường Ngô Gia Tự, quận 10.
< Sự kết hợp mềm mại giữa hàng dầu cao lớn, rợp bóng với cây cầu vượt thép tại giao lộ Nguyễn Tri Phương-3/2-Lý Thái Tổ.
< Không chỉ tỏa bóng mát, đem lại không khí trong lành..., những "báu vật xanh" của Sài Gòn làm dịu đi cái nóng quanh năm và khiến các tòa nhà, công trình trở nên đỡ khô cứng.
Theo Lê Quân (Zing)
toimedulich
Đền Đại Lộ (đền Lộ) - Thường Tín
(CVO) - Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Từ Hà Nội, đi xuôi theo đê sông Hồng khoảng 13km là đến đền Lộ. Đền án ngữ một vùng cửa sông, lại nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nên du khách về thăm đền Lộ bằng đường bộ, đường thuỷ đều rất thuận tiện. Lộ là tên gọi tắt của làng Đại Lộ.
Trước năm 1961, làng thuộc xã Ninh Sở, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Theo Ngọc phả "Tứ vị Thánh nương Nam Hải" thì đền thờ bà Thục Phi của vua Đô Tông nhà Tống. Bà họ Triệu, huý Đoan. Khi Đế Bình lên ngôi, quân Nguyên từ phía Bắc tràn xuống, Thừa tướng Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt bèn tìm đường chạy sang An Nam. Bấy giờ, thuyền qua biển gặp gió bão dữ dội.
Trước đó, Thái hậu cùng ba công chúa cũng theo thuyền lánh nạn, nghe thuyền vua bị đắm, liền đấm ngực than rằng: "Ta liều chết lặn lội đến đây, nay lại gặp rủi ro này thật chẳng còn thiết sống nữa". Đoạn bà hướng về phía Bắc bái vọng, than khóc một hồi rồi nhảy xuống biển tự tử. Hôm đó là ngày 12 tháng 6. Thi thể của bà trôi theo dòng nước đến đất Hoan Châu, dân địa phương liền vớt lên bờ, thấy vẻ mặt bà vẫn tươi tắn như khi còn sống. Chôn cất bà xong, chỉ trong chốc lát, mối đùn lên thành ngôi mộ lớn. Biết việc này sẽ ứng với điều lành, dân bèn lập đền thờ.
Năm Hưng Long thứ 19 (1311), vua Trần Anh Tông cầm quân xuống phương Nam, đang đêm vua nằm mộng thấy nữ thần đến trước mặt khóc lóc nói rằng: "Thiếp là Thục Phi của vua Tống, bị sóng gió mà gặp nạn ở đây. Nay nhờ Thượng đế khen khí tiết, sắc phong cho thiếp làm hải thần ở đây đã lâu. Chuyến đi này xin được giúp Thánh thượng lập công". Vua Anh Tông giật mình tỉnh giấc, bèn sai lập đàn tế lễ. Quả nhiên, trận ấy thắng lớn. Lúc khải hoàn, vua tặng phong mỹ tự, sai quan hữu ty lập đền thờ phụng.
Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông cùng đại quân đi chinh phạt quân Chiêm, khi qua cửa Càn Hải, vua đến linh từ làm lễ, đề thơ, trong đó có câu:
Hương hoả còn truyền đền Thánh Mẫu,
Sóng xô thức tỉnh giấc Anh Tông.
Sau đó, quan quân tiến thẳng vào thành Đồ Bàn, phá tan giặc. Chiến thắng trở về, vua tôn bà là Quốc mẫu Bá Vương, ban sắc cho các vùng cửa biển tuỳ nghi dựng đền thờ bà. Đời sau, những ai đi thuyền qua biển, gặp gió to sóng cả, nếu thành tâm khấn bà thì đều được bình an.
Lại nói ở làng Lộ, vào cuối đời Trần, khi nước sông dâng cao, người làng thấy có bốn cái nón, trong mỗi cái có một cái nồi làm bằng đất nung trôi vào bờ sông. Sau này hiển báo dân thôn phải làm đền thờ thì mới được yên. Thế là đền Lộ được dựng ngay trên khu đất đình Nhĩ.
Đền thường xuyên được trùng tu. Lần gần đây là vào năm Thành Thái 14 và năm Khải Định thứ 10. Đền Lộ khá lớn và đẹp: "Đằng sau có sông Kim Ngưu nhiễu quanh, đằng trước có sông Nhị Hà làm án, bên tả có bãi hình như con phượng chầu, bên hữu có đống hình như con voi phục...". Ở trong đền làm thành 10 điện liên tiếp và cột toà phương đình cách 30 thước. Cổng đền xây bốn cột đại trụ, 2 cửa mã ở tầng ngoài, dựng hai nhà bia ghi công đức những người cúng tiền làm vườn hoa, lát sân ngõ bằng gạch Bát Tràng. Ở vườn đền trồng 102 cây nhãn.
Đền Lộ linh thiêng, người làng kể, vào đời Trần, đời Lê, đoạn đê ở gần đền thường bị vỡ. Các quan trên về hàn khẩu mãi không được, sau phải vào đền làm lễ cầu đảo thì hàn khẩu được ngay. Bấy giờ các trấn tâu về Bộ Lễ xin vị thần đền được dự Quốc tế. Vua chuẩn cho, lại ban cho đền 4 chiếc bình sứ vẽ độc long, cùng một chiếc khác vẽ lưỡng long chầu nguyệt.
Hội Lộ hàng năm được mở từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch. Nhưng hội đông đảo nhất là ngày 5 - 6 - 7 tháng 2 vì đó là ngày Thánh đản. Ngày mồng 5 có rước cấp thuỷ, lấy nước từ sông Hồng về đền để dâng cúng quanh năm. Các ngày lễ thường cúng bằng trầu rượu, có khi bằng oản, chè đậu kho. Tế lễ xong, những đồ lễ được đem phân phát suốt làng để toàn dân được hưởng lộc Thánh Mẫu.
Phó giáo sư Trần Lâm Biền cho biết: "Ở vùng ven biển và bên các con sông lớn, người ta thường nhờ Càn Hải Đại Vương - vị thần phù trợ cho người dân biển. Ở đền Lộ, Càn hải Đại vương được hội nhập với tứ vị thánh nương nhà Tống và được dân dã hoá. Sau khi chiêm ngưỡng các tượng mẫu đã được tạo tác khá đẹp, khiến tâm linh người hành hương còn nghĩ đến tứ vị thánh mẫu.
Họ là lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra thế giới này, một tôn giáo bản địa được hình thành và phát triển từ khi người Việt trồng lúa nước. Các ý tưởng của người xưa được thể hiện sinh động trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí của đền. Ở hai đỉnh cột trụ khá lớn trước đền là hai con rồng đang cuộn. Rồng cuộn tạo nên mưa. Hai cột hai bên đắp hai con lân, biểu thị sức mạnh và trí tuệ tầng trên. Các mảng chạm gỗ ở toà phương đình cũng thể hiện ước cầu hạnh phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh; hình các tia chớp. Chớp gọi mây mưa, tạo nguồn nước..."
Hiện nay đền Lộ là một trong những điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Theo web Cồ Việt, ảnh My Tour
toimedulich
Trước năm 1961, làng thuộc xã Ninh Sở, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Theo Ngọc phả "Tứ vị Thánh nương Nam Hải" thì đền thờ bà Thục Phi của vua Đô Tông nhà Tống. Bà họ Triệu, huý Đoan. Khi Đế Bình lên ngôi, quân Nguyên từ phía Bắc tràn xuống, Thừa tướng Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt bèn tìm đường chạy sang An Nam. Bấy giờ, thuyền qua biển gặp gió bão dữ dội.
Trước đó, Thái hậu cùng ba công chúa cũng theo thuyền lánh nạn, nghe thuyền vua bị đắm, liền đấm ngực than rằng: "Ta liều chết lặn lội đến đây, nay lại gặp rủi ro này thật chẳng còn thiết sống nữa". Đoạn bà hướng về phía Bắc bái vọng, than khóc một hồi rồi nhảy xuống biển tự tử. Hôm đó là ngày 12 tháng 6. Thi thể của bà trôi theo dòng nước đến đất Hoan Châu, dân địa phương liền vớt lên bờ, thấy vẻ mặt bà vẫn tươi tắn như khi còn sống. Chôn cất bà xong, chỉ trong chốc lát, mối đùn lên thành ngôi mộ lớn. Biết việc này sẽ ứng với điều lành, dân bèn lập đền thờ.
Năm Hưng Long thứ 19 (1311), vua Trần Anh Tông cầm quân xuống phương Nam, đang đêm vua nằm mộng thấy nữ thần đến trước mặt khóc lóc nói rằng: "Thiếp là Thục Phi của vua Tống, bị sóng gió mà gặp nạn ở đây. Nay nhờ Thượng đế khen khí tiết, sắc phong cho thiếp làm hải thần ở đây đã lâu. Chuyến đi này xin được giúp Thánh thượng lập công". Vua Anh Tông giật mình tỉnh giấc, bèn sai lập đàn tế lễ. Quả nhiên, trận ấy thắng lớn. Lúc khải hoàn, vua tặng phong mỹ tự, sai quan hữu ty lập đền thờ phụng.
Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông cùng đại quân đi chinh phạt quân Chiêm, khi qua cửa Càn Hải, vua đến linh từ làm lễ, đề thơ, trong đó có câu:
Hương hoả còn truyền đền Thánh Mẫu,
Sóng xô thức tỉnh giấc Anh Tông.
Sau đó, quan quân tiến thẳng vào thành Đồ Bàn, phá tan giặc. Chiến thắng trở về, vua tôn bà là Quốc mẫu Bá Vương, ban sắc cho các vùng cửa biển tuỳ nghi dựng đền thờ bà. Đời sau, những ai đi thuyền qua biển, gặp gió to sóng cả, nếu thành tâm khấn bà thì đều được bình an.
Lại nói ở làng Lộ, vào cuối đời Trần, khi nước sông dâng cao, người làng thấy có bốn cái nón, trong mỗi cái có một cái nồi làm bằng đất nung trôi vào bờ sông. Sau này hiển báo dân thôn phải làm đền thờ thì mới được yên. Thế là đền Lộ được dựng ngay trên khu đất đình Nhĩ.
Đền thường xuyên được trùng tu. Lần gần đây là vào năm Thành Thái 14 và năm Khải Định thứ 10. Đền Lộ khá lớn và đẹp: "Đằng sau có sông Kim Ngưu nhiễu quanh, đằng trước có sông Nhị Hà làm án, bên tả có bãi hình như con phượng chầu, bên hữu có đống hình như con voi phục...". Ở trong đền làm thành 10 điện liên tiếp và cột toà phương đình cách 30 thước. Cổng đền xây bốn cột đại trụ, 2 cửa mã ở tầng ngoài, dựng hai nhà bia ghi công đức những người cúng tiền làm vườn hoa, lát sân ngõ bằng gạch Bát Tràng. Ở vườn đền trồng 102 cây nhãn.
Đền Lộ linh thiêng, người làng kể, vào đời Trần, đời Lê, đoạn đê ở gần đền thường bị vỡ. Các quan trên về hàn khẩu mãi không được, sau phải vào đền làm lễ cầu đảo thì hàn khẩu được ngay. Bấy giờ các trấn tâu về Bộ Lễ xin vị thần đền được dự Quốc tế. Vua chuẩn cho, lại ban cho đền 4 chiếc bình sứ vẽ độc long, cùng một chiếc khác vẽ lưỡng long chầu nguyệt.
Hội Lộ hàng năm được mở từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch. Nhưng hội đông đảo nhất là ngày 5 - 6 - 7 tháng 2 vì đó là ngày Thánh đản. Ngày mồng 5 có rước cấp thuỷ, lấy nước từ sông Hồng về đền để dâng cúng quanh năm. Các ngày lễ thường cúng bằng trầu rượu, có khi bằng oản, chè đậu kho. Tế lễ xong, những đồ lễ được đem phân phát suốt làng để toàn dân được hưởng lộc Thánh Mẫu.
Phó giáo sư Trần Lâm Biền cho biết: "Ở vùng ven biển và bên các con sông lớn, người ta thường nhờ Càn Hải Đại Vương - vị thần phù trợ cho người dân biển. Ở đền Lộ, Càn hải Đại vương được hội nhập với tứ vị thánh nương nhà Tống và được dân dã hoá. Sau khi chiêm ngưỡng các tượng mẫu đã được tạo tác khá đẹp, khiến tâm linh người hành hương còn nghĩ đến tứ vị thánh mẫu.
Họ là lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra thế giới này, một tôn giáo bản địa được hình thành và phát triển từ khi người Việt trồng lúa nước. Các ý tưởng của người xưa được thể hiện sinh động trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí của đền. Ở hai đỉnh cột trụ khá lớn trước đền là hai con rồng đang cuộn. Rồng cuộn tạo nên mưa. Hai cột hai bên đắp hai con lân, biểu thị sức mạnh và trí tuệ tầng trên. Các mảng chạm gỗ ở toà phương đình cũng thể hiện ước cầu hạnh phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh; hình các tia chớp. Chớp gọi mây mưa, tạo nguồn nước..."
Hiện nay đền Lộ là một trong những điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Theo web Cồ Việt, ảnh My Tour
toimedulich
Tòa nhà cao nhất miền Trung
(TNO) - Nhiều ngày qua, Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng (số 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu), tòa nhà cao nhất miền Trung hiện nay, đã đi vào hoạt động.
< Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng nằm trước Thành Điện Hải, di tích lịch sử cấp quốc gia.
Theo Ban quản lý dự án xây dựng TP.Đà Nẵng, đây là công trình cấp đặc biệt với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là hơn 2.131,3 tỉ đồng.
< Mặt chính của tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.
Công trình do Công ty Mooyoung Achitects & Engineers và Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng thiết kế, liên danh Công ty CP xây dựng kinh doanh địa ốc Tân Kỷ và Công ty TNHH xây dựng thương mại - dịch vụ 55 thi công.
Hạng mục tường kính khung nhôm do Công ty TNHH Shenyang Yuanda Aluminium Industry Engineering thực hiện.
< Tiền sảnh cửa số 1.
< Tầng hầm B1 xuống bằng cửa số 7, riêng tầng hầm B2 tòa nhà chứa hơn 1.000 xe gắn máy.
Tòa nhà khởi công ngày 15.11.2008, hoàn thành phần ngầm ngày 13.2.2012 và đến nay cơ bản đã hoàn thành (chỉ còn hệ thống quản lý tòa nhà thông minh iBMS đạt tiến độ 90%).
< Thang máy hệ thống 13 thang của tòa nhà.
Với độ cao 166,8 m, gồm 34 tầng nổi và 2 tầng hầm cùng tổng diện tích sàn 65.234 m2, đây là tòa nhà cao nhất miền Trung hiện nay.
< Tiền sảnh cửa 4 nơi đón tiếp và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp đến tòa nhà giải quyết công việc.
Tòa nhà được chia làm 4 phần, gồm phần ngầm (2 tầng hầm) có diện tích sàn 15.896 m2, trong đó hầm B1 chưa khoảng 120 ô tô, hầm B2 chứa hơn 1.000 xe gắn máy dành cho người làm việc ở Trung tâm hành chính cùng các phòng kỹ thuật và căn tin phục vụ với sức chứa hơn 1.000 người.
< Khu vực bộ phận một cửa.
Phần đế gồm 4 tầng có diện tích sàn 14.080 m2, trong đó tầng 1 tổ chức các sảnh chính gồm 7 cửa vào công trình từ các trục đường và các văn phòng làm việc.
< Tầng 4 tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng là khu vực giải lao.
Tầng 2 là khối phòng hội nghị, sảnh chờ, tầng 3 là khối phòng làm việc của các lãnh đạo, văn phòng và tầng 4 là khu vực giải lao gồm không gian sân vườn, cây xanh...
< Cầu sông Hàn, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý nhìn từ tầng 31 Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.
< Với độ cao 166,8 m, tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng cao hơn khách sạn Novotel bên cạnh và là tòa nhà cao nhất miền Trung hiện nay.
Phần thân khối tháp từ tầng 5 đến tầng 31 dùng bố trí văn phòng làm việc, các phòng họp nhỏ. Phần đỉnh tháp từ tầng 32 đến tầng 34, trong đó tầng 32 là tầng kỹ thuật, tầng 33 bố trí nhà hàng ăn nhẹ, tầng 34 là không gian vọng cảnh...
Tòa nhà có 13 thang máy tốc độ 4 m/giây, trong đó có 1 thang cứu hộ.
Hiện đã có 7 sở ban ngành làm việc tại một số tầng của tòa nhà, dự kiến các đơn vị còn lại sẽ dọn vào Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng trong tháng 8 để đầu tháng 9 tổ chức khánh thành.
Theo Nguyễn Tú (báo Thanh Niên)
toimedulich
< Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng nằm trước Thành Điện Hải, di tích lịch sử cấp quốc gia.
Theo Ban quản lý dự án xây dựng TP.Đà Nẵng, đây là công trình cấp đặc biệt với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là hơn 2.131,3 tỉ đồng.
< Mặt chính của tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.
Công trình do Công ty Mooyoung Achitects & Engineers và Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng thiết kế, liên danh Công ty CP xây dựng kinh doanh địa ốc Tân Kỷ và Công ty TNHH xây dựng thương mại - dịch vụ 55 thi công.
Hạng mục tường kính khung nhôm do Công ty TNHH Shenyang Yuanda Aluminium Industry Engineering thực hiện.
< Tiền sảnh cửa số 1.
< Tầng hầm B1 xuống bằng cửa số 7, riêng tầng hầm B2 tòa nhà chứa hơn 1.000 xe gắn máy.
Tòa nhà khởi công ngày 15.11.2008, hoàn thành phần ngầm ngày 13.2.2012 và đến nay cơ bản đã hoàn thành (chỉ còn hệ thống quản lý tòa nhà thông minh iBMS đạt tiến độ 90%).
< Thang máy hệ thống 13 thang của tòa nhà.
Với độ cao 166,8 m, gồm 34 tầng nổi và 2 tầng hầm cùng tổng diện tích sàn 65.234 m2, đây là tòa nhà cao nhất miền Trung hiện nay.
< Tiền sảnh cửa 4 nơi đón tiếp và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp đến tòa nhà giải quyết công việc.
Tòa nhà được chia làm 4 phần, gồm phần ngầm (2 tầng hầm) có diện tích sàn 15.896 m2, trong đó hầm B1 chưa khoảng 120 ô tô, hầm B2 chứa hơn 1.000 xe gắn máy dành cho người làm việc ở Trung tâm hành chính cùng các phòng kỹ thuật và căn tin phục vụ với sức chứa hơn 1.000 người.
< Khu vực bộ phận một cửa.
Phần đế gồm 4 tầng có diện tích sàn 14.080 m2, trong đó tầng 1 tổ chức các sảnh chính gồm 7 cửa vào công trình từ các trục đường và các văn phòng làm việc.
< Tầng 4 tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng là khu vực giải lao.
Tầng 2 là khối phòng hội nghị, sảnh chờ, tầng 3 là khối phòng làm việc của các lãnh đạo, văn phòng và tầng 4 là khu vực giải lao gồm không gian sân vườn, cây xanh...
< Cầu sông Hàn, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý nhìn từ tầng 31 Tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng.
< Với độ cao 166,8 m, tòa nhà Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng cao hơn khách sạn Novotel bên cạnh và là tòa nhà cao nhất miền Trung hiện nay.
Phần thân khối tháp từ tầng 5 đến tầng 31 dùng bố trí văn phòng làm việc, các phòng họp nhỏ. Phần đỉnh tháp từ tầng 32 đến tầng 34, trong đó tầng 32 là tầng kỹ thuật, tầng 33 bố trí nhà hàng ăn nhẹ, tầng 34 là không gian vọng cảnh...
Tòa nhà có 13 thang máy tốc độ 4 m/giây, trong đó có 1 thang cứu hộ.
Hiện đã có 7 sở ban ngành làm việc tại một số tầng của tòa nhà, dự kiến các đơn vị còn lại sẽ dọn vào Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng trong tháng 8 để đầu tháng 9 tổ chức khánh thành.
Theo Nguyễn Tú (báo Thanh Niên)
toimedulich
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
Trên đỉnh Cao Ba Lanh
(BQN) - Cao Ba Lanh (xã Đồng Văn) là một dãy núi có độ cao dưới 1.000m so với mực nước biển, diện tích trên 400ha, bao gồm 3 đỉnh núi: Cao Ba Lanh Thượng, Trung và Hạ.
< Bãi đá thần trên đỉnh Cao Ba Lanh.
Từ khu vực đỉnh dãy núi Cao Ba Lanh có thể quan sát được toàn bộ khu vực các bản Phai Làu, Phạt Chỉ, Khu Chợ, Đồng Thắng và điểm thông quan (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu) cùng khu vực bản Tràng Nhì, bản Hanh, bản Nà Kép (Trung Quốc). Trên đỉnh núi Cao Ba Lanh Thượng có nhiều hòn đá lớn với hình thù dị biệt (người dân gọi là “Bãi Đá Thần”).
Từ truyền thuyết...
Trên đỉnh Cao Ba Lanh có những hòn đá rất kỳ lạ, khi gõ vào phát ra tiếng kêu vang, dân gian gọi là "đá thần". Những phiến đá thần ở Cao Ba Lanh vừa huyền bí, vừa gợi vẻ linh thiêng khi nằm ở tầm cao trên ngàn mét, mây bay la đà cả một vùng rộng lớn. "Bãi Đá Thần" có nhiều hòn đá lớn với hình thù kỳ quái, được gắn với truyền thuyết chống giặc, cướp từ bên kia biên giới.
Truyền thuyết kể rằng, đứng trên Cao Ba Lanh có thể quan sát được rõ động tĩnh của các thôn bản của cả hai phía biên giới. Vì vậy, những thôn bản bên Việt Nam dưới chân núi thường cử người lên đỉnh Cao Ba Lanh quan sát canh phòng. Mỗi khi quân giặc, cướp từ bên kia biên giới tràn sang với ý đồ cướp bóc, người canh gác có thể nhanh chóng thông báo cho người dân biết, bằng cách gõ vào đá trên núi, tạo ra tiếng kêu lớn như chuông đồng, vang đi rất xa.
Nhiều người kể lại rằng, mỗi khi giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang, người dân gõ vào những hòn đá lớn trên đỉnh núi, tiếng vang tựa hồ như của một quái vật to lớn, hung hiểm, làm cho giặc cướp khiếp vía, hoảng loạn mà bỏ chạy.
Đến những giá trị cần bảo tồn và khai thác
Trên đỉnh Cao Ba Lanh có hai hồ nước tự nhiên có diện tích từ 0,2-1ha, có nhiều bãi đá với hình thù khác lạ, nằm trong lòng hồ nước và nằm xen kẽ giữa các bãi cỏ và các khu rừng tự nhiên. Khi dùng tay và đá nhỏ gõ vào đá to sẽ tạo ra những âm thanh trầm, bổng khác nhau theo sự cảm nhận của mỗi người. Đứng trên Cao Ba Lanh, trải hết tầm mắt của mình, có thể bao quát được cả một vùng rộng lớn của Bình Liêu, Hải Hà và cả những thôn bản phía bên kia biên giới.
Du khách đến đây được tận hưởng một không gian thoáng đãng, trong lành, mát mẻ và quyến rũ của thiên nhiên, xoá hết những cảm giác mệt nhọc, những lo toan vất vả của đời thường. Hàng năm, vào mùa hè, rất nhiều người dân trong và ngoài huyện đã đến đây để thưởng ngoạn khung cảnh kì vĩ, tận mắt chiêm ngưỡng "đá thần" đỉnh Cao Ba Lanh.
Là dãy núi cao trên 1.000m so với mặt nước biển, địa hình chạy dài theo hướng Đông Nam, đất đai chủ yếu của dãy Cao Ba Lanh là đất feralit vàng nhạt, độ ẩm cao; lượng mưa trên núi tương đối lớn, nhiệt độ rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
Rừng tự nhiên trên dãy Cao Ba Lanh đan xen với bạt ngàn rừng trúc có nhiều loài gỗ quý như sến, dẻ vàng, dổi, sau sau; các loại cây đặc sản như hồi, quế; cây thảo dược quý như ngũ gia bì, hà thủ ô, cam thảo... Hai bên sườn núi có nhiều khe suối, thác nhỏ như thác Sông Moóc, thác Khe Tiền...
Trước đây, ba phía sườn núi có rất nhiều cây cổ thụ, rừng tự nhiên hoang sơ, nhiều loại động, thực vật quý hiếm, một số côn trùng đặc hữu... Tuy nhiên, những năm qua, tác động của con người đã phần nào làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở đây; nhưng hiện tại, Cao Ba Lanh cơ bản vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên vốn có. Ngoài ra, Cao Ba Lanh còn là địa danh ghi dấu ấn lịch sử của quân và dân các dân tộc huyện Bình Liêu nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Hiện Cao Ba Lanh vẫn chưa được quy hoạch tổng thể, nên việc bảo vệ và phát huy giá trị còn hạn chế, nhất là việc bảo vệ di tích "Bãi Đá Thần". Với bãi đá lớn nhỏ được tạo thành bởi sự vận động của địa chất trong hàng ngàn năm qua, cùng với vẻ đẹp độc đáo của cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử, huyện Bình Liêu đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để xin các cơ quan chức năng xếp "Bãi Đá Thần" núi Cao Ba Lanh vào loại hình di tích danh thắng. Như vậy, những giá trị đặc biệt về nhiều mặt của Cao Ba Lanh sẽ được đầu tư, bảo tồn và khai thác hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Bình Liêu.
Núi Cao Ba Lanh là ngọn núi thuộc địa phận xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng Ninh. Núi có độ cao 860 mét, được xem là ngọn núi cao thứ 4 của tỉnh Quảng Ninh đồng thời là ngọn núi cao thứ 786 tại Việt Nam. Núi là một địa danh lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.
Theo Minh Hà (Báo Quảng Ninh)
toimedulich
< Bãi đá thần trên đỉnh Cao Ba Lanh.
Từ khu vực đỉnh dãy núi Cao Ba Lanh có thể quan sát được toàn bộ khu vực các bản Phai Làu, Phạt Chỉ, Khu Chợ, Đồng Thắng và điểm thông quan (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu) cùng khu vực bản Tràng Nhì, bản Hanh, bản Nà Kép (Trung Quốc). Trên đỉnh núi Cao Ba Lanh Thượng có nhiều hòn đá lớn với hình thù dị biệt (người dân gọi là “Bãi Đá Thần”).
Từ truyền thuyết...
Trên đỉnh Cao Ba Lanh có những hòn đá rất kỳ lạ, khi gõ vào phát ra tiếng kêu vang, dân gian gọi là "đá thần". Những phiến đá thần ở Cao Ba Lanh vừa huyền bí, vừa gợi vẻ linh thiêng khi nằm ở tầm cao trên ngàn mét, mây bay la đà cả một vùng rộng lớn. "Bãi Đá Thần" có nhiều hòn đá lớn với hình thù kỳ quái, được gắn với truyền thuyết chống giặc, cướp từ bên kia biên giới.
Truyền thuyết kể rằng, đứng trên Cao Ba Lanh có thể quan sát được rõ động tĩnh của các thôn bản của cả hai phía biên giới. Vì vậy, những thôn bản bên Việt Nam dưới chân núi thường cử người lên đỉnh Cao Ba Lanh quan sát canh phòng. Mỗi khi quân giặc, cướp từ bên kia biên giới tràn sang với ý đồ cướp bóc, người canh gác có thể nhanh chóng thông báo cho người dân biết, bằng cách gõ vào đá trên núi, tạo ra tiếng kêu lớn như chuông đồng, vang đi rất xa.
Nhiều người kể lại rằng, mỗi khi giặc cướp từ bên kia biên giới tràn sang, người dân gõ vào những hòn đá lớn trên đỉnh núi, tiếng vang tựa hồ như của một quái vật to lớn, hung hiểm, làm cho giặc cướp khiếp vía, hoảng loạn mà bỏ chạy.
Đến những giá trị cần bảo tồn và khai thác
Trên đỉnh Cao Ba Lanh có hai hồ nước tự nhiên có diện tích từ 0,2-1ha, có nhiều bãi đá với hình thù khác lạ, nằm trong lòng hồ nước và nằm xen kẽ giữa các bãi cỏ và các khu rừng tự nhiên. Khi dùng tay và đá nhỏ gõ vào đá to sẽ tạo ra những âm thanh trầm, bổng khác nhau theo sự cảm nhận của mỗi người. Đứng trên Cao Ba Lanh, trải hết tầm mắt của mình, có thể bao quát được cả một vùng rộng lớn của Bình Liêu, Hải Hà và cả những thôn bản phía bên kia biên giới.
Du khách đến đây được tận hưởng một không gian thoáng đãng, trong lành, mát mẻ và quyến rũ của thiên nhiên, xoá hết những cảm giác mệt nhọc, những lo toan vất vả của đời thường. Hàng năm, vào mùa hè, rất nhiều người dân trong và ngoài huyện đã đến đây để thưởng ngoạn khung cảnh kì vĩ, tận mắt chiêm ngưỡng "đá thần" đỉnh Cao Ba Lanh.
Là dãy núi cao trên 1.000m so với mặt nước biển, địa hình chạy dài theo hướng Đông Nam, đất đai chủ yếu của dãy Cao Ba Lanh là đất feralit vàng nhạt, độ ẩm cao; lượng mưa trên núi tương đối lớn, nhiệt độ rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
Rừng tự nhiên trên dãy Cao Ba Lanh đan xen với bạt ngàn rừng trúc có nhiều loài gỗ quý như sến, dẻ vàng, dổi, sau sau; các loại cây đặc sản như hồi, quế; cây thảo dược quý như ngũ gia bì, hà thủ ô, cam thảo... Hai bên sườn núi có nhiều khe suối, thác nhỏ như thác Sông Moóc, thác Khe Tiền...
Trước đây, ba phía sườn núi có rất nhiều cây cổ thụ, rừng tự nhiên hoang sơ, nhiều loại động, thực vật quý hiếm, một số côn trùng đặc hữu... Tuy nhiên, những năm qua, tác động của con người đã phần nào làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở đây; nhưng hiện tại, Cao Ba Lanh cơ bản vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên vốn có. Ngoài ra, Cao Ba Lanh còn là địa danh ghi dấu ấn lịch sử của quân và dân các dân tộc huyện Bình Liêu nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Hiện Cao Ba Lanh vẫn chưa được quy hoạch tổng thể, nên việc bảo vệ và phát huy giá trị còn hạn chế, nhất là việc bảo vệ di tích "Bãi Đá Thần". Với bãi đá lớn nhỏ được tạo thành bởi sự vận động của địa chất trong hàng ngàn năm qua, cùng với vẻ đẹp độc đáo của cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử, huyện Bình Liêu đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để xin các cơ quan chức năng xếp "Bãi Đá Thần" núi Cao Ba Lanh vào loại hình di tích danh thắng. Như vậy, những giá trị đặc biệt về nhiều mặt của Cao Ba Lanh sẽ được đầu tư, bảo tồn và khai thác hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Bình Liêu.
Núi Cao Ba Lanh là ngọn núi thuộc địa phận xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng Ninh. Núi có độ cao 860 mét, được xem là ngọn núi cao thứ 4 của tỉnh Quảng Ninh đồng thời là ngọn núi cao thứ 786 tại Việt Nam. Núi là một địa danh lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.
Theo Minh Hà (Báo Quảng Ninh)
toimedulich
Đặc sản cá nến của người Mường
(DTO) - Tháng 6, khi nước lòng hồ thủy điện Hòa Bình rút sâu, đồng bào sinh sống ở các xã dọc sông của hai huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) lại bước vào mùa đánh bắt cá “nến”, loại cá được coi là đặc sản của miền sông nước này.
< Cá nến là loài cá nhỏ có màu trắng sữa.
Cá “nến” là loại cá nhỏ bằng chiếc đũa, dài khoảng 5 đến 7 cm, có màu trắng sữa nên người địa phương thường gọi là cá “nến” hay cá “sữa”. Nhìn bằng mắt thường, loại cá này chỉ là một khối thịt đặc, trên thân cá, nổi bật nhất là đôi mắt nhỏ, màu đen.
Loại cá này chỉ xuất hiện vào mùa nước rút, sống ở vùng nước nông, sát mép sông. Bà con nơi đây thường dùng một tấm vải màn tuyn lớn, 2 người cầm 2 đầu vớt nhẹ ở vùng nước nông là dễ dàng bắt được cá “nến” với số lượng lớn. Mỗi lần kéo lưới như vậy có thể bắt được hàng nghìn con nhưng chỉ được vài kg thịt vì loại cá này khá nhỏ.
< Người dân nhặt cá nến sau một buổi kéo lưới.
Để chế biến món cá này, người ta thường mất khá nhiều thời gian để nhặt riêng cá “nến” ra khỏi nhiều loại cá nhỏ khác lẫn vào. Cá “nến” sau khi nhặt riêng, rửa sạch, nếu không đem ra chợ bán thì bà con thường phơi nắng nhiều ngày làm cá khô. Cá “nến” phơi khô ăn có vị dai, ngọt như mực khô của miền biển vậy.
Người dân vùng dọc sông hai huyện Phù Yên và Bắc Yên (Sơn La) thường chế biến cá “nến” thành nhiều món khác nhau, tùy theo sở thích và khẩu vị của từng vùng. Đồng bào Mường ở Phù Yên sành ăn các món chế biến từ cá nên cá “nến” cũng được họ chế biến nhiều cách cầu kỳ, hấp dẫn. Đơn giản nhất là cách rán giòn, chấm tương ớt hoặc ăn với “chẳm chéo” của người Thái, món này phù hợp với những buổi tiếp khách, chủ khách ngồi quây quần, vừa uống rượu, thưởng thức cá vừa nói chuyện lai rai.
< Món cá nến rang giòn.
Phức tạp hơn là món cá “nến” xào xả, ớt và tía tô, vị hỗn hợp, ngọt, cay, thơm nồng, kích thích tối đa vị giác của người ăn. Cầu kỳ hơn là món cá “nến” hấp lá rừng: cá trộn cùng lá vón vén (loại lá rừng, mình dây, có vị chua nhẹ) giã nhỏ, thêm gia vị, gói bằng lá chuối rừng hoặc lá vả rồi cho lên chõ hấp chín.
Món này ăn lúc nóng hổi, đặt cả gói lá lên đĩa rồi gỡ nhẹ tay là mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, rất hấp dẫn. Cá “nến” khi ăn không cảm nhận được là có xương, thịt dai vừa đủ, có vị ngọt, không không có mùi tanh.
< Hấp dẫn với món gỏi cá nến.
Người Mường xứ này còn chế biến cá “nến” thành món gỏi cá. Cá nến rửa sạch, để ráo nước, ngâm nước măng chua khoảng 15 phút, vớt ra trộn với chút măng chua, đọt chuối non thái nhỏ, thêm ớt, tỏi, mắc khén, rau thơm, rưới chút nước măng chua đun sôi kỹ đã để nguội. Món này ăn lạ miệng và không kém phần hấp dẫn.
Mùa nước cạn, nếu có dịp đặt chân đến miền đất dọc sông đầy nắng gió này, du khách sẽ cảm nhận được lòng mến khách vô cùng của đồng bào Thái, Mường quanh năm gắn bó với núi và sông. Đến bữa cơm, hương vị thơm ngon từ những món ăn dân tộc độc đáo hấp dẫn, trong đó không thể thiếu món cá “nến” sẽ giúp người khách xua đi những mệt nhọc sau một chặng đường dài, vất vả.
Theo Tặng Đào (Dân Trí)
toimedulich
< Cá nến là loài cá nhỏ có màu trắng sữa.
Cá “nến” là loại cá nhỏ bằng chiếc đũa, dài khoảng 5 đến 7 cm, có màu trắng sữa nên người địa phương thường gọi là cá “nến” hay cá “sữa”. Nhìn bằng mắt thường, loại cá này chỉ là một khối thịt đặc, trên thân cá, nổi bật nhất là đôi mắt nhỏ, màu đen.
Loại cá này chỉ xuất hiện vào mùa nước rút, sống ở vùng nước nông, sát mép sông. Bà con nơi đây thường dùng một tấm vải màn tuyn lớn, 2 người cầm 2 đầu vớt nhẹ ở vùng nước nông là dễ dàng bắt được cá “nến” với số lượng lớn. Mỗi lần kéo lưới như vậy có thể bắt được hàng nghìn con nhưng chỉ được vài kg thịt vì loại cá này khá nhỏ.
< Người dân nhặt cá nến sau một buổi kéo lưới.
Để chế biến món cá này, người ta thường mất khá nhiều thời gian để nhặt riêng cá “nến” ra khỏi nhiều loại cá nhỏ khác lẫn vào. Cá “nến” sau khi nhặt riêng, rửa sạch, nếu không đem ra chợ bán thì bà con thường phơi nắng nhiều ngày làm cá khô. Cá “nến” phơi khô ăn có vị dai, ngọt như mực khô của miền biển vậy.
Người dân vùng dọc sông hai huyện Phù Yên và Bắc Yên (Sơn La) thường chế biến cá “nến” thành nhiều món khác nhau, tùy theo sở thích và khẩu vị của từng vùng. Đồng bào Mường ở Phù Yên sành ăn các món chế biến từ cá nên cá “nến” cũng được họ chế biến nhiều cách cầu kỳ, hấp dẫn. Đơn giản nhất là cách rán giòn, chấm tương ớt hoặc ăn với “chẳm chéo” của người Thái, món này phù hợp với những buổi tiếp khách, chủ khách ngồi quây quần, vừa uống rượu, thưởng thức cá vừa nói chuyện lai rai.
< Món cá nến rang giòn.
Phức tạp hơn là món cá “nến” xào xả, ớt và tía tô, vị hỗn hợp, ngọt, cay, thơm nồng, kích thích tối đa vị giác của người ăn. Cầu kỳ hơn là món cá “nến” hấp lá rừng: cá trộn cùng lá vón vén (loại lá rừng, mình dây, có vị chua nhẹ) giã nhỏ, thêm gia vị, gói bằng lá chuối rừng hoặc lá vả rồi cho lên chõ hấp chín.
Món này ăn lúc nóng hổi, đặt cả gói lá lên đĩa rồi gỡ nhẹ tay là mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, rất hấp dẫn. Cá “nến” khi ăn không cảm nhận được là có xương, thịt dai vừa đủ, có vị ngọt, không không có mùi tanh.
< Hấp dẫn với món gỏi cá nến.
Người Mường xứ này còn chế biến cá “nến” thành món gỏi cá. Cá nến rửa sạch, để ráo nước, ngâm nước măng chua khoảng 15 phút, vớt ra trộn với chút măng chua, đọt chuối non thái nhỏ, thêm ớt, tỏi, mắc khén, rau thơm, rưới chút nước măng chua đun sôi kỹ đã để nguội. Món này ăn lạ miệng và không kém phần hấp dẫn.
Mùa nước cạn, nếu có dịp đặt chân đến miền đất dọc sông đầy nắng gió này, du khách sẽ cảm nhận được lòng mến khách vô cùng của đồng bào Thái, Mường quanh năm gắn bó với núi và sông. Đến bữa cơm, hương vị thơm ngon từ những món ăn dân tộc độc đáo hấp dẫn, trong đó không thể thiếu món cá “nến” sẽ giúp người khách xua đi những mệt nhọc sau một chặng đường dài, vất vả.
Theo Tặng Đào (Dân Trí)
toimedulich
Núi Cham Chu
Cham Chu (còn được gọi là Chạm Chu, Chàm Chu) là dải núi lớn, nằm về đông bắc huyện Hàm Yên, tây nam huyện Chiêm Hóa. Tại đây có dòng Nậm Nương là con suối lớn từ trên đỉnh Cham Chu đổ về. Mùa mưa nước suối màu vàng, vì thế mới có tên Nậm Nương. Tiếng Tày nương là vàng.
Dãy núi còn bảo tồn được khối lượng và chủng loại tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hệ thực vật có các loài nghiến, trai, kháo, sồi, phay, kẹn, đinh, xoan mộc, dâu đất, cà lồ, muồng, sấu, nhội, chò chỉ, chò nâu, xoan đào, giẻ, re xanh, re gừng, vàng tâm... trữ lượng ước 400m3/ha. Các loại cây thuốc cũng phong phú, gồm các họ cúc, họ ngũ gia bì, họ bạc hà, trúc đào, họ đậu, họ bách bộ, thổ phục linh...
Hệ động vật, khu hệ thú có 42 loài thuộc 20 họ, 8 bộ như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, voọc đen, chó rừng, sói đỏ, gấu ngựa, cầy giông, cầy hương, cầy vằn, cầy vòi, mèo rừng, beo lửa, báo gấm, lợn rừng, nai, hoãng, sơn dương, nhím, don... Trong đó có 11 loài thuộc loại quý hiếm như voọc mũi hếch, gấu ngựa, khỉ mặt đỏ, voọc đen má trắng, sói đỏ, beo lửa, báo gấm, cầy vằn, sóc bay lớn, tê tê.
Khu hệ chim, đã có 127 loài chim được ghi nhận: Cò bợ, cắt bụng hung, cắt bụng trắng, diều hâu, ưng xám, ưng bụng hung , cuốc ngực nâu, gà rừng, gà lôi trắng, cu xanh, cu gáy, cu ngói, cu luồng, bìm bịp, cú mèo, cú vọ mặt trắng, yến núi, yến bụng trắng, gõ kiến lùn, gõ kiến xanh cổ đỏ, gõ kiến nâu, gõ kiến gáy vàng, vàng anh, tử anh, nhạn rừng, nhạn bụng trắng, khiếu, hoạ mi đất, bách thanh, sáo, vành khuyên, yểng, thầy chùa đuôi đỏ...
Cũng đã ghi nhận 38 loài bò sát như nhiều loại rắn, rùa núi vàng, ba ba trơn, rùa hộp và 15 loài lưỡng cư.
Đã lập Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, theo đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Nậm Nương thuộc xã Phù Lưu có diện tích 2.600ha. Cùng với các biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt còn thực hiện các chương trình đầu tư phát triển vốn rừng gồm trồng, khoanh nuôi tái sinh và trồng cam, loại cây ăn quả có giá trị, thích hợp với đất đai vùng dự án. Năm 2009 diện tích cam gần 4.000 ha.
Theo web Hamyen.org
toimedulich
Dãy núi còn bảo tồn được khối lượng và chủng loại tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hệ thực vật có các loài nghiến, trai, kháo, sồi, phay, kẹn, đinh, xoan mộc, dâu đất, cà lồ, muồng, sấu, nhội, chò chỉ, chò nâu, xoan đào, giẻ, re xanh, re gừng, vàng tâm... trữ lượng ước 400m3/ha. Các loại cây thuốc cũng phong phú, gồm các họ cúc, họ ngũ gia bì, họ bạc hà, trúc đào, họ đậu, họ bách bộ, thổ phục linh...
Hệ động vật, khu hệ thú có 42 loài thuộc 20 họ, 8 bộ như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, voọc đen, chó rừng, sói đỏ, gấu ngựa, cầy giông, cầy hương, cầy vằn, cầy vòi, mèo rừng, beo lửa, báo gấm, lợn rừng, nai, hoãng, sơn dương, nhím, don... Trong đó có 11 loài thuộc loại quý hiếm như voọc mũi hếch, gấu ngựa, khỉ mặt đỏ, voọc đen má trắng, sói đỏ, beo lửa, báo gấm, cầy vằn, sóc bay lớn, tê tê.
Khu hệ chim, đã có 127 loài chim được ghi nhận: Cò bợ, cắt bụng hung, cắt bụng trắng, diều hâu, ưng xám, ưng bụng hung , cuốc ngực nâu, gà rừng, gà lôi trắng, cu xanh, cu gáy, cu ngói, cu luồng, bìm bịp, cú mèo, cú vọ mặt trắng, yến núi, yến bụng trắng, gõ kiến lùn, gõ kiến xanh cổ đỏ, gõ kiến nâu, gõ kiến gáy vàng, vàng anh, tử anh, nhạn rừng, nhạn bụng trắng, khiếu, hoạ mi đất, bách thanh, sáo, vành khuyên, yểng, thầy chùa đuôi đỏ...
Cũng đã ghi nhận 38 loài bò sát như nhiều loại rắn, rùa núi vàng, ba ba trơn, rùa hộp và 15 loài lưỡng cư.
Đã lập Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, theo đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Nậm Nương thuộc xã Phù Lưu có diện tích 2.600ha. Cùng với các biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt còn thực hiện các chương trình đầu tư phát triển vốn rừng gồm trồng, khoanh nuôi tái sinh và trồng cam, loại cây ăn quả có giá trị, thích hợp với đất đai vùng dự án. Năm 2009 diện tích cam gần 4.000 ha.
Theo web Hamyen.org
toimedulich
Du lịch qua những cuốn sách bất hủ
(TTO) - Những trang sách xuất sắc có thể đưa người đọc đến những vùng đất mới, với nhiều trải nghiệm cũng như cảm xúc, song hành cùng tác giả và nhân vật. Telegraph Travel vừa giới thiệu danh sách 20 cuốn sách mang lại cảm hứng du lịch tốt nhất mọi thời đại.
1. On the Road của nhà văn Mỹ Jack Kerouac
Cuốn tiểu thuyết (tạm dịch Trên đường đi) xuất bản năm 1957 là tập hợp nhiều chuyến đi của chính tác giả cùng những người bạn khắp nước Mỹ trong những năm thế chiến thứ 2. Mang âm hưởng giữa nhạc jazz và thi ca, thông qua người kể chuyện Sal Paradise, độc giả sẽ được trải nghiệm chuyến hành trình qua các thành phố như New York, Dever, San Francisco và Los Angeles.
Năm 1998, On the Road được nhà xuất bản Modern Library hàng đầu nước Mỹ xếp hạng thứ 55/100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh bán chạy nhất thế kỷ 20. Tiểu thuyết cũng được tạp chí Time lựa chọn trong danh sách 100 cuốn sách hay nhất (923 đến 2005).
2. Cuốn As I Walked Out One Midsummer Morning của Laurie Lee
Tác phẩm (Tạm dịch Như tôi từng đi bộ vào buổi sáng giữa mùa hè) được viết bởi nhà văn người Anh - Laurie Lee năm 1969. Trong những cuốn sách về du lịch, đây được xem là một tuyệt tác trữ tình từ những trải nghiệm của chính tác giả khi còn là thanh niên những năm 1930.
Với hơi hướng mạo hiểm xen lẫn chất nhạc lãng mạn bay bổng, tác giả kể lại chuyến hành trình của mình từ một nơi tẻ nhạt là Cotswolds đến London và sau đó là Tây Ban Nha. Laurie Lee còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Cider with Rosie.
3. Naples '44 của Norman Lewis
Năm 1944, Lewis đến thành phố Naples miền nam nước Ý với nhiệm vụ của một sĩ quan tình báo. Công việc của anh là giữ liên lạc giữa quân đội với người địa phương. Cuốn nhật ký vẽ lên một cách tuyết vời hình ảnh thành phố Naples nơi anh đến, cũng như cuộc sống và văn hóa của người dân nơi đây.
Naples với chú cá nhiệt đới trong bể bị người đói khát ăn tươi nuốt sống, cũng là nơi phụ nữ bị đẩy tới con đường mại dâm, và cũng là nơi ông kể về những còn người ngoài sức tưởng tượng: nhân vật bác sĩ sản khoa và người phụ nữ góa.
Nó cũng là cách tác giả thể hiện tình yêu với nơi mà ông đến, vì thế Lewis từng nói, “nước Ý sẽ là lựa chọn của tôi” khi ông được hỏi hỏi “Nếu có cơ hội sinh ra một lần nữa”.
4. Coasting của Jonathan Raban (1987)
Coasting (tạm dịch Chuyến đi biển) kể về cuộc hành trình bốn ngàn dặm của tác giả xung quanh nước Anh trong một chiếc thuyền nhỏ 32-foot, chỉ có la bàn dẫn đường.
Như một câu chuyện về chuyến dài ngày trên biển, đây còn là hồi ức cá nhân năm ông 40 tuổi (1982), ẩn dưới cuộc đời nhân vật Raban.
5. Travels with Charley: In Search of America của John Steinbeck
Năm 1960, tác giả John Steinbeck và chú chó Charley cùng tham gia chuyến đi khắp nước Mỹ trên một chiếc xe tải. Tác phẩm (Tạm dịch Du lịch cùng Charley: Khám phá nước Mỹ) ra đời từ đó, được xem là một góc nhìn sinh động về toàn cảnh cũng như con người mà tác giả gặp gỡ trên đường.
Qua chuỗi các sự kiện và suy nghĩ nội tâm nhân vật, ông đã phần nào chỉ ra sự thay đổi của nước Mỹ trong năm thập niên qua.
6. Notes From a Small Island của Bill Bryson
Tác phẩm (tạm dịch Những ghi chép từ một hòn đảo nhỏ) xuất bản lần đầu năm 1995, là cuộc hành trình khắp nước Anh của tác giả Bill Bryson. Ngòi bút của tác giả là sự kết hợp giữa hài hước và cảm động về nỗi nhớ nhà.
Dưới góc nhìn hiện đại, hàng loạt địa danh kỳ quái của nước Anh cũng như các vùng xa xôi ít say đắm hơn được nhắc đến một cách hài hước, mang đến sự tiêu khiển thú vị cho độc giả qua từng trang sách.
7. Homage to Catalonia của George Orwell
Xuất bản năm 1938, Homage to Catalonia (Lòng tôn kính dành cho Catalonia) được xem là cuốn sách về lịch sử chính trị, một phần tự truyện và cả một chút hơi hướng thám hiểm. Đây được xem là một tác phẩm sinh động nhất về thành phố Barcelona thời loạn lạc.
Như một lời tiên tri về điều không tốt, tác giả đã kể về nhiệm vụ của mình khi ở vùng nội chiến Tây Ban Nha. Khi bị trúng một viên đạn, ông trở về và nói với những người dân địa phương rằng “giấc ngủ thật sâu, giấc ngủ sâu của nước Anh và tôi sợ chúng ta sẽ không bao giờ tỉnh giấc cho tới khi tiếng bom nổ lớn làm giật mình".
8. The Beach của nhà văn Alex Garland
Xuất bản năm 1969, cuốn tiểu thuyết (Bãi biển) kể về cuộc tìm kiếm của một du khách người Anh tới những bãi biển thiên đường thế giới. Cùng với bộ phim được chuyển thể, The Beach đã truyền cảm hứng cho một thế hệ lớn những học sinh trước khi bước vào cánh cửa đại học, khích lệ họ bước tới vùng Viễn Đông xa xôi.
Tác phẩm này được xem là một biểu tượng mãnh liệt cho ý thức thoát ly, đổi mới mà du lịch đem lại.
9. The Great Railway Bazaar của Paul Theroux
Cuốn sách (tạm dịch Con đường sắt lớn Bazzar) xuất bản năm 1975 bởi tác giả Paul Theroux kể về cuộc hành trình kéo dài bốn tháng bằng tàu lửa của ông qua châu Âu, Á và Trung Đông.
Đây được xem là cuốn cẩm nang của bất cứ người đam mê du lịch đường sắt nào. Một số tuyến đường sắt lớn nhất thế giới như Trans-Siberian hay Grand Trunk Expres đều được đề cập trong tác phẩm.
10. The Road to Oxiana của Robert Byron
Con đường tới Oxiana được viết dưới dạng một cuốn nhật ký, và được coi như một văn bản hay nhất về du lịch hiện đại. Nội dung chính của tác phẩm kể về cuộc hành trình của chính người viết trong năm 1933-1934 từ Trung Đông (với các vùng Beirut, Jerusalem, Baghdad, Teheran) đến Oxiana với dòng sông Oxus (tên cũ của dòng sông lớn Amu Darya - một phân biên giới giữa Afghanistan và Xô viết cũ).
Lối viết hấp dẫn và có phần hài hước, chuyến đi của anh chàng Byron được hiện lên sinh động với những người anh gặp dọc đường, những công trình cũng như vùng dân tộc mà như ông nói - chỉ có thể được trải nghiệm bởi những người du lịch dũng cảm.
11. Venice của Jan Morris, năm 1960
Một năm sau khi xuất bản, Venice đoạt giải thưởng văn học Heinemann. Bằng cách miêu tả tinh tế, những trang sách mang đến cho độc giả nhiều thông tin về lịch sử thành phố Venice phía đông bắc nước Ý, thành phố lãng mạn nhất thế giới với hàng trăm hòn đảo nhỏ cắt nhau bởi con kênh và giao thương qua hơn 400 chiếc cầu.
12. In Patagonia của Bruce Chatwin, năm 1977
In Patagonia (Ở Patagonia) được xem như một kiệt tác về du lịch, lịch sử và thám hiểm. Cuốn sách là cuộc hành trình của chính tác giả trong năm 1972 từ vùng Rio Negro tới thành phố cực nam thế giới Ushuaia.
13. The Sun Also Rises của Ernest Hemingway
Cuốn tiểu thuyết "Mặt trời vẫn mọc" được xem là tác phẩm hay nhất của nhà văn Hemingway. Cuốn sách miêu tả những thăng trầm và chuyến đi đầy màu sắc của nhóm di cư người Mỹ những năm 1920 và những trải nghiệm của họ khi chìm đắm trong cuộc sống và tình yêu ở Paris và Tây Ban Nha.
Xuất bản lần đầu năm 1962, tác phẩm được đánh giá có thể thay đổi suy nghĩ của mọi người về quan niệm thế giới tồn tại mãi mãi.
14. Wild Coast của cây viết du lịch John Gimlette
John Gimlette cũng là cây viết kỳ cựu của trang Telegraph Travel. Cuốn Wild Coast (Chiếc thuyền gió) mới xuất bản năm 2011 kể về những trải nghiệm ở đất nước Guyana, Suriname - những địa danh đẹp nhất vùng Nam Mỹ.
15. A Short Walk in the Hindu Kush của nhà văn Eric Newby
Bằng ngòi bút hài hước, Một chuyến leo núi ở Hindu Kush (tạm hiểu) là cuốn tự truyện kể về cuộc phiêu lưu của tác giả qua những ngọn núi của tỉnh Nuristan đất nước Afghanistan. Cuốn sách du lịch được viết bằng tiếng Anh và xuất bản năm 1958.
16. Arabian Sands của nhà văn Wilfred Thesiger
Xuất bản lần đầu năm 1959, cuốn sách kể về cuộc hành trình mạo hiểm qua vùng sa mạc Arabian. Qua cuốn sách, độc giả phần nào được chứng kiến cuộc sống của những người Bedouin cũng như cư dân trên bán đảo Ả Rập.
17. Fear and Loathing in Las Vegas của nhà văn Hunter S. Thompson
Như một bản giao hưởng với hơi hướng tự truyện, cuốn tiểu thuyết du lịch Vas Vegas - sợ hãi và kinh tởm xuất bản năm 1971, kể về cuộc hành trình hoang dã tìm đến với giấc mơ Mỹ của nhân vật Raoul Duke.
18. Our Man in Havana của nhà văn người Anh Graham Greene
Xuất bản năm 1958, một năm ngay sau đó Our Man in Havana (Chàng trai ở Havana) được chuyển thể thành phim cùng tên. Tiểu thuyết viết trong bối cảnh đất nước Cuba những năm cuối thập niên 50 thế kỷ trước, và người viết đã đưa độc giả tới thăm thủ đô Habana cổ kính vùng Nam Mỹ.
19. The Journals of Captain Cook của James Cook
Nhật ký của thuyền trưởng Cook là cuốn tự truyện của chính ông - thuyền trưởng James Cook - một nhân vật tiên tiến và sáng tạo nhất trong danh sách nhà thám hiểm thế kỷ 18 bởi các chuyến đi xa đột phá.
Đọc cuốn sách, độc giả sẽ được theo chân thuyền trưởng Cook thăm các hòn đảo vùng biển Thái Bình Dương, khi ông dẫn ba nhà thám hiểm đi từ Nam cực tới Úc và vùng biển New Zealand.
20. Among the Russians của Colin Thubron
Colin Thubron được biết là cây viết du lịch lừng danh người Anh. Bằng ngòi bút tinh xảo và nhẹ nhàng, tác phẩm Among the Russians (Giữa những người Nga) gợi lại một hình ảnh nước Nga thời kỳ đầy biến động.
Bằng kiến thức sâu sắc về lịch sử nước Nga, sự hiểu biết trong kiến trúc văn hóa và đặc biệt là tình yêu đối với con người nơi đây, tác giả đã cho ra đời tuyệt tác này vào năm 1983.
Theo DIUNGUYEN (Tuổi Trẻ)
toimedulich
1. On the Road của nhà văn Mỹ Jack Kerouac
Cuốn tiểu thuyết (tạm dịch Trên đường đi) xuất bản năm 1957 là tập hợp nhiều chuyến đi của chính tác giả cùng những người bạn khắp nước Mỹ trong những năm thế chiến thứ 2. Mang âm hưởng giữa nhạc jazz và thi ca, thông qua người kể chuyện Sal Paradise, độc giả sẽ được trải nghiệm chuyến hành trình qua các thành phố như New York, Dever, San Francisco và Los Angeles.
Năm 1998, On the Road được nhà xuất bản Modern Library hàng đầu nước Mỹ xếp hạng thứ 55/100 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh bán chạy nhất thế kỷ 20. Tiểu thuyết cũng được tạp chí Time lựa chọn trong danh sách 100 cuốn sách hay nhất (923 đến 2005).
2. Cuốn As I Walked Out One Midsummer Morning của Laurie Lee
Tác phẩm (Tạm dịch Như tôi từng đi bộ vào buổi sáng giữa mùa hè) được viết bởi nhà văn người Anh - Laurie Lee năm 1969. Trong những cuốn sách về du lịch, đây được xem là một tuyệt tác trữ tình từ những trải nghiệm của chính tác giả khi còn là thanh niên những năm 1930.
Với hơi hướng mạo hiểm xen lẫn chất nhạc lãng mạn bay bổng, tác giả kể lại chuyến hành trình của mình từ một nơi tẻ nhạt là Cotswolds đến London và sau đó là Tây Ban Nha. Laurie Lee còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Cider with Rosie.
3. Naples '44 của Norman Lewis
Năm 1944, Lewis đến thành phố Naples miền nam nước Ý với nhiệm vụ của một sĩ quan tình báo. Công việc của anh là giữ liên lạc giữa quân đội với người địa phương. Cuốn nhật ký vẽ lên một cách tuyết vời hình ảnh thành phố Naples nơi anh đến, cũng như cuộc sống và văn hóa của người dân nơi đây.
Naples với chú cá nhiệt đới trong bể bị người đói khát ăn tươi nuốt sống, cũng là nơi phụ nữ bị đẩy tới con đường mại dâm, và cũng là nơi ông kể về những còn người ngoài sức tưởng tượng: nhân vật bác sĩ sản khoa và người phụ nữ góa.
Nó cũng là cách tác giả thể hiện tình yêu với nơi mà ông đến, vì thế Lewis từng nói, “nước Ý sẽ là lựa chọn của tôi” khi ông được hỏi hỏi “Nếu có cơ hội sinh ra một lần nữa”.
4. Coasting của Jonathan Raban (1987)
Coasting (tạm dịch Chuyến đi biển) kể về cuộc hành trình bốn ngàn dặm của tác giả xung quanh nước Anh trong một chiếc thuyền nhỏ 32-foot, chỉ có la bàn dẫn đường.
Như một câu chuyện về chuyến dài ngày trên biển, đây còn là hồi ức cá nhân năm ông 40 tuổi (1982), ẩn dưới cuộc đời nhân vật Raban.
5. Travels with Charley: In Search of America của John Steinbeck
Năm 1960, tác giả John Steinbeck và chú chó Charley cùng tham gia chuyến đi khắp nước Mỹ trên một chiếc xe tải. Tác phẩm (Tạm dịch Du lịch cùng Charley: Khám phá nước Mỹ) ra đời từ đó, được xem là một góc nhìn sinh động về toàn cảnh cũng như con người mà tác giả gặp gỡ trên đường.
Qua chuỗi các sự kiện và suy nghĩ nội tâm nhân vật, ông đã phần nào chỉ ra sự thay đổi của nước Mỹ trong năm thập niên qua.
6. Notes From a Small Island của Bill Bryson
Tác phẩm (tạm dịch Những ghi chép từ một hòn đảo nhỏ) xuất bản lần đầu năm 1995, là cuộc hành trình khắp nước Anh của tác giả Bill Bryson. Ngòi bút của tác giả là sự kết hợp giữa hài hước và cảm động về nỗi nhớ nhà.
Dưới góc nhìn hiện đại, hàng loạt địa danh kỳ quái của nước Anh cũng như các vùng xa xôi ít say đắm hơn được nhắc đến một cách hài hước, mang đến sự tiêu khiển thú vị cho độc giả qua từng trang sách.
7. Homage to Catalonia của George Orwell
Xuất bản năm 1938, Homage to Catalonia (Lòng tôn kính dành cho Catalonia) được xem là cuốn sách về lịch sử chính trị, một phần tự truyện và cả một chút hơi hướng thám hiểm. Đây được xem là một tác phẩm sinh động nhất về thành phố Barcelona thời loạn lạc.
Như một lời tiên tri về điều không tốt, tác giả đã kể về nhiệm vụ của mình khi ở vùng nội chiến Tây Ban Nha. Khi bị trúng một viên đạn, ông trở về và nói với những người dân địa phương rằng “giấc ngủ thật sâu, giấc ngủ sâu của nước Anh và tôi sợ chúng ta sẽ không bao giờ tỉnh giấc cho tới khi tiếng bom nổ lớn làm giật mình".
8. The Beach của nhà văn Alex Garland
Xuất bản năm 1969, cuốn tiểu thuyết (Bãi biển) kể về cuộc tìm kiếm của một du khách người Anh tới những bãi biển thiên đường thế giới. Cùng với bộ phim được chuyển thể, The Beach đã truyền cảm hứng cho một thế hệ lớn những học sinh trước khi bước vào cánh cửa đại học, khích lệ họ bước tới vùng Viễn Đông xa xôi.
Tác phẩm này được xem là một biểu tượng mãnh liệt cho ý thức thoát ly, đổi mới mà du lịch đem lại.
9. The Great Railway Bazaar của Paul Theroux
Cuốn sách (tạm dịch Con đường sắt lớn Bazzar) xuất bản năm 1975 bởi tác giả Paul Theroux kể về cuộc hành trình kéo dài bốn tháng bằng tàu lửa của ông qua châu Âu, Á và Trung Đông.
Đây được xem là cuốn cẩm nang của bất cứ người đam mê du lịch đường sắt nào. Một số tuyến đường sắt lớn nhất thế giới như Trans-Siberian hay Grand Trunk Expres đều được đề cập trong tác phẩm.
10. The Road to Oxiana của Robert Byron
Con đường tới Oxiana được viết dưới dạng một cuốn nhật ký, và được coi như một văn bản hay nhất về du lịch hiện đại. Nội dung chính của tác phẩm kể về cuộc hành trình của chính người viết trong năm 1933-1934 từ Trung Đông (với các vùng Beirut, Jerusalem, Baghdad, Teheran) đến Oxiana với dòng sông Oxus (tên cũ của dòng sông lớn Amu Darya - một phân biên giới giữa Afghanistan và Xô viết cũ).
Lối viết hấp dẫn và có phần hài hước, chuyến đi của anh chàng Byron được hiện lên sinh động với những người anh gặp dọc đường, những công trình cũng như vùng dân tộc mà như ông nói - chỉ có thể được trải nghiệm bởi những người du lịch dũng cảm.
11. Venice của Jan Morris, năm 1960
Một năm sau khi xuất bản, Venice đoạt giải thưởng văn học Heinemann. Bằng cách miêu tả tinh tế, những trang sách mang đến cho độc giả nhiều thông tin về lịch sử thành phố Venice phía đông bắc nước Ý, thành phố lãng mạn nhất thế giới với hàng trăm hòn đảo nhỏ cắt nhau bởi con kênh và giao thương qua hơn 400 chiếc cầu.
12. In Patagonia của Bruce Chatwin, năm 1977
In Patagonia (Ở Patagonia) được xem như một kiệt tác về du lịch, lịch sử và thám hiểm. Cuốn sách là cuộc hành trình của chính tác giả trong năm 1972 từ vùng Rio Negro tới thành phố cực nam thế giới Ushuaia.
13. The Sun Also Rises của Ernest Hemingway
Cuốn tiểu thuyết "Mặt trời vẫn mọc" được xem là tác phẩm hay nhất của nhà văn Hemingway. Cuốn sách miêu tả những thăng trầm và chuyến đi đầy màu sắc của nhóm di cư người Mỹ những năm 1920 và những trải nghiệm của họ khi chìm đắm trong cuộc sống và tình yêu ở Paris và Tây Ban Nha.
Xuất bản lần đầu năm 1962, tác phẩm được đánh giá có thể thay đổi suy nghĩ của mọi người về quan niệm thế giới tồn tại mãi mãi.
14. Wild Coast của cây viết du lịch John Gimlette
John Gimlette cũng là cây viết kỳ cựu của trang Telegraph Travel. Cuốn Wild Coast (Chiếc thuyền gió) mới xuất bản năm 2011 kể về những trải nghiệm ở đất nước Guyana, Suriname - những địa danh đẹp nhất vùng Nam Mỹ.
15. A Short Walk in the Hindu Kush của nhà văn Eric Newby
Bằng ngòi bút hài hước, Một chuyến leo núi ở Hindu Kush (tạm hiểu) là cuốn tự truyện kể về cuộc phiêu lưu của tác giả qua những ngọn núi của tỉnh Nuristan đất nước Afghanistan. Cuốn sách du lịch được viết bằng tiếng Anh và xuất bản năm 1958.
16. Arabian Sands của nhà văn Wilfred Thesiger
Xuất bản lần đầu năm 1959, cuốn sách kể về cuộc hành trình mạo hiểm qua vùng sa mạc Arabian. Qua cuốn sách, độc giả phần nào được chứng kiến cuộc sống của những người Bedouin cũng như cư dân trên bán đảo Ả Rập.
17. Fear and Loathing in Las Vegas của nhà văn Hunter S. Thompson
Như một bản giao hưởng với hơi hướng tự truyện, cuốn tiểu thuyết du lịch Vas Vegas - sợ hãi và kinh tởm xuất bản năm 1971, kể về cuộc hành trình hoang dã tìm đến với giấc mơ Mỹ của nhân vật Raoul Duke.
18. Our Man in Havana của nhà văn người Anh Graham Greene
Xuất bản năm 1958, một năm ngay sau đó Our Man in Havana (Chàng trai ở Havana) được chuyển thể thành phim cùng tên. Tiểu thuyết viết trong bối cảnh đất nước Cuba những năm cuối thập niên 50 thế kỷ trước, và người viết đã đưa độc giả tới thăm thủ đô Habana cổ kính vùng Nam Mỹ.
19. The Journals of Captain Cook của James Cook
Nhật ký của thuyền trưởng Cook là cuốn tự truyện của chính ông - thuyền trưởng James Cook - một nhân vật tiên tiến và sáng tạo nhất trong danh sách nhà thám hiểm thế kỷ 18 bởi các chuyến đi xa đột phá.
Đọc cuốn sách, độc giả sẽ được theo chân thuyền trưởng Cook thăm các hòn đảo vùng biển Thái Bình Dương, khi ông dẫn ba nhà thám hiểm đi từ Nam cực tới Úc và vùng biển New Zealand.
20. Among the Russians của Colin Thubron
Colin Thubron được biết là cây viết du lịch lừng danh người Anh. Bằng ngòi bút tinh xảo và nhẹ nhàng, tác phẩm Among the Russians (Giữa những người Nga) gợi lại một hình ảnh nước Nga thời kỳ đầy biến động.
Bằng kiến thức sâu sắc về lịch sử nước Nga, sự hiểu biết trong kiến trúc văn hóa và đặc biệt là tình yêu đối với con người nơi đây, tác giả đã cho ra đời tuyệt tác này vào năm 1983.
Theo DIUNGUYEN (Tuổi Trẻ)
toimedulich
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)