(VNN) - Phụ nữ những nơi này họ có thể đổi lúa, ngô lấy rượu uống; họ uống rượu như uống nước lã, hay chấp cả cánh đàn ông uống rượu cùng mình.
Uống rượu thay nước
Người dân ở đất Trà Linh - Quảng Nam lâu nay vẫn xem chuyện uống rượu như uống nước lã bởi từ lâu vùng đất này khá lạnh, nếu không uống rượu thì không thể chịu thấu cái lạnh. Không chỉ có đàn ông, phụ nữ vùng đất này cũng biết uống rượu giỏi. Họ có thể uống hàng lít rượu mỗi ngày mà không hề say.
< Nam nữ, trẻ con, người lớn đều uống.
Theo một người dân ở nơi đây kể, mỗi sáng lên vườn sâm, mỗi người ( cả trai và gái) đều mang theo 2 lít rượu, vừa làm, vừa uống thay nước. Ai cũng bảo ở miền rừng Ngọc Linh này cơm có thể thiếu chứ rượu thì không thể thiếu. Nhìn cảnh bà con uống rượu nhẹ nhàng như uống nước mà không sợ say.
Hỏi về bí quyết uống rượu như nước lại không say. Các cụ già vùng đất Trà linh chia sẻ không hề có bí quyết bí gì. Chỉ biết rằng trời lạnh nên họ uống rượu cho ấm. Nếu say họ lên rẫy hái lá nhai là khỏe.
Phụ nữ uống rượu bằng bát
Đồng bào dân tộc ở Hà Giang hầu như ai cũng biết uống rượu. Họ uống từ khi còn bé con và điều này như đã thành… nét văn hóa đặc trưng của người Hà Giang.
toimedulich
< Rượu họ uống chủ yếu là rượu ngô.
Khi tất cả mọi người đã ngồi quây quần bên mâm cơm, khách sẽ không được ngần ngại lời mời và ánh mắt chân tình của những người xung quanh. Đàn ông uống rượu, phụ nữ uống rượu, trẻ con cũng uống rượu. Và, đã uống rượu với người Hà Giang là phải uống hết, uống hết một lần như thế là đã uống, thậm chí đã biết uống rượu rồi!
< Hết rượu thì có những quán bán rượu ngô bên ven đường.
Uống cũng không uống từ từ, nhấp nháp, mà uống một ngụm là cạn chén. Nhiều nơi cũng không uống chén, mà uống bằng bát. Bát một, chén một, ngụm lớn một.
Đối với đàn ông thì thế nhưng với nhiều phụ nữ người H'Mong tại Mèo vạc, Đồng Văn (Hà Giang) họ cũng uống rượu giỏi. Họ có thể ngồi bên vệ đường uống rượu say sưa từ sáng tới chiều. Rượu họ uống chủ yếu là rượu ngô... Đôi khi họ còn "chấp" cả đàn ông uống rượu.
Dùng ngô lúa để đổi rượu uống
Đó là câu chuyện của bà con dân tộc Mảng (Nậm Nhùn, Lai Châu). Mặc dù được hỗ trợ lúa, ngô giống, được cấp tiền làm nhà, nhưng bà con đều đem đi đổi rượu. Họ uống rượu ngày này qua ngày khác, đàn ông, đàn bà đều say sưa.
< Cứ có tiền là họ liền đi mua rượu về uống.
Tại nhà bà Lý Thị Bình - một người dân ở tộc mảng, hai người đàn bà, bốn người đàn ông đang uống rượu. Bắt đầu từ tầm trưa, đến tận chiều tối cuộc rượu vẫn còn rất rôm rả. Trên bàn có ba quả trứng gà, một đĩa muối trắng. Người Mảng uống rượu không tốn mồi, không cần lý do, cứ có rượu là rủ nhau uống, cười đùa.
< Bữa ăn gia đình chỉ có bát canh rau, nhưng uống rượu thì kéo dài từ sáng đến trưa, không đi làm.
toimedulich
Nằm giữa bản Nậm Nó là túp lều của đôi vợ chồng Sìn A Cớm và Lò Me Đao. Sở dĩ gọi là lều vì nơi trú ngụ của gia đình Cớm được căng bằng bạt xanh, trong nhà không hề có nổi một vật dụng gì có thể đáng giá lên đến tiền trăm.
Vợ chồng Cớm đều khỏe mạnh, mới có một đứa con nhỏ nhưng họ lại được xếp vào hạng nghèo nhất xã. Tất cả cũng từ rượu mà ra.
< Ở Hòa Bình, đàn bà con gái uống được rượu không phải là lạ. Trong đám cưới, nhiều khi các chị còn uống mạnh hơn cả phái nam. Với nhiều vùng ở Hòa Bình, uống rượu cũng là một nét văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa uống rượu của người Việt hiện tại cũng đang được dư luận tranh cãi rất nhiều.
toimedulich
Cả hai vợ chồng họ đều không nhớ được nhà mình làm bao nhiêu nương rẫy. Chỉ có chuyện uống rượu thì hai vợ chồng đều thuộc hàng cao thủ. Họ có thể uống rượu suốt ngày, thậm chí là ngày này sang ngày khác. Cứ có tiền là vợ chồng mua rượu về uống, uống say thì ôm nhau ngủ, không lên nương, không đi làm thuê làm mướn gì.
Năm ngoái, khi được hỗ trợ tấm tôn để làm nhà 167, vợ chồng họ phân công nhau vác tấm tôn đi đổi rượu. Không mời ai cả, họ tự đổi, tự mua rượu về, chỉ có hai vợ chồng uống với nhau.
Theo Thanh Hải (Vietnamnet)
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét