(BQN) - Cao Xiêm – ngọn núi cao 1.429 mét so với mực nước biển. Đây được coi như “nóc nhà” của Quảng Ninh. Để chinh phục ngọn núi nhiều kỳ thú này du khách phải trải qua chặng đường dài khoảng 15km (cả đi và về) với những cung bậc cảm xúc kỳ lạ khi chiêm ngưỡng những cánh rừng thông bát ngát vi vu, bãi cỏ mênh mông lưng chừng núi, một thế giới mờ mờ ảo ảo mây quyện quanh mỗi bước đi...
Theo Quốc lộ 18C từ Tiên Yên vào Bình Liêu, khi đến bản Mạ Trạt hoặc dốc Cô Tiên ở xã Vô Ngại chúng ta nhìn thấy một ngọn núi sừng sững, cao nhất - đó là núi Cao Xiêm. Theo người dân Bình Liêu, ở khắp các thôn, bản từ Húc Động, Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm đến Hoành Mô đều có thể quan sát thấy đỉnh Cao Xiêm. Thế nhưng, số người đã từng đặt chân lên đỉnh núi này thì chưa nhiều. Có lẽ vì vậy mà Cao Xiêm còn khá xa lạ và kỳ bí.
Theo tài liệu xưa, độ cao của núi Cao Xiêm là 1.330 mét so với mực nước biển. Ngày nay, bằng công nghệ đo đạc bản đồ hiện đại, đã xác định Cao Xiêm cao 1.429 mét so với mực nước biển. Với độ cao này, Cao Xiêm được coi như “nóc nhà” của Quảng Ninh.
toimedulich
Để chinh phục Cao Xiêm, chúng ta có thể xuất phát từ 3 địa điểm: Bản Cao Thắng (xã Lục Hồn), bản Lục Ngù (xã Húc Động) và bản Ngàn Mèo (xã Lục Hồn).
< Hành trình đi trong mây chinh phục "nóc nhà" của Quảng Ninh.
Hành trình lên đỉnh Cao Xiêm, chúng ta được chiêm ngưỡng những bản làng của các dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu, ở đó mỗi ngôi nhà đều có những kiến trúc rất riêng, rất đặc biệt của các dân tộc anh em.
Theo lối mòn, chúng ta đi xuyên qua những cánh rừng thông bát ngát, thi thoảng lại gặp những chùm hoa mua, những vạt hoa sở nở trắng rừng. Trong làn gió mát vu vi xen qua những rặng thông xanh mướt chúng ta cảm nhận được mùi hương quế, hoa hồi thoang thoảng khiến bao mệt mỏi cứ thế mà tan biến.
< Bản làng Bình Liêu nhìn từ núi Cao Xiêm.
Vượt qua những cánh rừng thông bạt ngàn với nhiều triền dốc, chúng ta như lạc vào một thảo nguyên xanh mướt, không khí trong lành đến kỳ lạ. Ở đây, giờ không còn là cánh rừng ngút ngàn, thay vào đó là những “cánh đồng” cỏ tự nhiên bằng phẳng xa tắp.
toimedulich
Trên thảo nguyên xanh này, chúng ta có thể thoả sức cắm trại, vui chơi hoà mình vào thiên nhiên, núi rừng Bình Liêu. Đây cũng là thời điểm, mọi người có thể nghỉ ngơi sau ½ chặng đường chinh phục Cao Xiêm.
Tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta vượt dốc đi xuyên qua một cánh rừng thông chừng 2km. Khi những cây thông cuối cùng xuất cũng là lúc chúng ta cảm nhận được một thế giới vô cùng khác biệt, đó là những áng mây, sương mù bắt đầu quyện vào mỗi bước chân.
Giờ đây, chúng ta bước vào một “thế giới” khác, mờ mờ ảo ảo, thật huyền bí. Theo người dân địa phương, thì vào những ngày có sương mù, chỉ cần đi cách nhau hơn chục mét là người sau đã không thể nhìn thấy người đi phía trước. Vì vậy khi chinh phục Cao Xiêm vào ngày mù trời mọi người cần bám sát nhau để không bị lạc đường.
< Thảo nguyên giữa lưng chừng núi rất thuận tiện cho việc cắm trại, vui chơi.
“Chặng đường mù” – nói như người dân bản địa, là quãng đường gian nan nhất để chinh phục đỉnh Cao Xiêm. Chúng ta sẽ phải vượt qua 1/3 chặng đường còn lại với những triền núi có độ dốc lớn, men theo con đường mòn quanh co, uốn lượn qua những tảng đá với mọi hình thù.
toimedulich
Ở trên núi, với mây, sương mù dày đặc, ta cảm nhận được cái lành lạnh của mùa đông, sự ướt át của mưa, sự trong lành của núi rừng, cùng với những làn gió từ biển thổi vào khiến mệt mỏi tan biến.
< Đỉnh Cao Xiêm Bình Liêu.
Trên đỉnh Cao Xiêm, hiện vẫn còn những hầm hào, những con đường được mở lên núi sót lại. Nơi đây, ngày xưa từng được cắm một ngọn cờ thể hiện chủ quyền của nước Việt Nam. Cũng chính vì vậy, người Sán Chỉ (Bình Liêu) còn gọi núi Cao Xiêm là “Kèo Kăm Khây” (núi Cắm Cờ), người Tày gọi là “Khau Cẳm cờ”…
Cao Xiêm là đỉnh núi án ngữ giữa biên giới và biển trời Đông Bắc Quảng Ninh. Vào những ngày nắng ráo, từ đỉnh Cao Xiêm, chúng ta có thể bao quát cả một vùng rộng lớn từ Tiên Yên đến Hải Hà, Đầm Hà…
Theo người dân nơi đây, phía Đông đỉnh núi hướng tầm nhìn vượt huyện Hải Hà, Đầm Hà ra Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây có thể nhìn vượt qua những dãy núi cao biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Sườn Nam hướng tầm nhìn xuống thung lũng Bình Liêu và xa hơn là núi đồi thấp khu vực Tiên Yên. Còn sườn Bắc hướng tầm nhìn đến dãy núi "anh em" là Cao Ly và xa hơn là vùng núi Quảng Nam Châu hùng vĩ.
Hãy đến với Cao Xiêm - Đỉnh núi Cột cờ để cảm nhận được hồn thiêng sông núi, nơi gặp gỡ đất trời vùng Đông Bắc Tổ quốc.
Theo Thái Bình – Ngọc Nhất (Báo Quảng Ninh)
Chinh phục Cao Xiêm: "Nóc nhà" của Quảng Ninh
Tôi Mê Du Lịch
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
Đà Nẵng không có cảnh 'tè bậy' vì sao?
Đi du lịch ở Đà Nẵng, lỡ có uống 1 ly bia thì cũng sẽ không bao giờ có cơ hội phải "tè bậy" giữa đường. Cái bàng quang nó luôn rất thoải mái reo vui. Đâu là lý do?
“Thoải mái như ở nhà”
Liên tục trong thời gian qua, hình ảnh một người đàn ông thản nhiên mở cửa xe rồi đứng “tè bậy” ngay trên đường phố đông đúc Hà Nội gây xôn xao dư luận.
Tiếp đó, hình ảnh một phụ nữ cũng ở Hà Nội ngồi “tè bậy”cạnh cửa chiếc ô tô trên hè phố một lần nữa lại gây sốc cho nhiều người. Thậm chí, người đàn ông có hành vi phản cảm đã bị cơ quan chức năng TP Hà Nội buộc viết cam kết và nộp phạt 200.000 đồng vì cư xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
Nhiều ý kiến cho rằng những hành động thiếu văn hóa trên do Hà Nội nói riêng và các thành phố ở Việt Nam nói chung đang quá thiếu các nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên ở TP Đà Nẵng, vấn nạn “tè bậy” được giải quyết đến từ một sáng kiến táo bạo của Hội doanh nghiệp quận Hải Châu.
Gần một năm qua nhiều du khách lần đầu đến Đà Nẵng cảm thấy lạ lẫm với một tấm logo nhỏ được dán trước cổng nhiều nhà hàng, khách sạn, cơ quan Nhà nước, tòa nhà văn phòng với dòng chữ: “Thoải mái như ở nhà – Comfort as home”.
“Lúc đầu nhìn tấm logo này tôi cũng không hiểu nó thể hiện cái gì. Sau đó tôi tò mò hỏi quản lý khách sạn nơi mình lưu trú thì được biết đó là thông báo dành cho tất cả mọi người thoải mái sử dụng nhà vệ sinh khách sạn. Họ cho tôi biết thêm là ở Đà Nẵng, bất cứ nơi nào có logo này thì mọi người cứ “tự nhiên như ở nhà”. Một tuần du lịch Đà Nẵng, tôi thấy nơi nào cũng có logo này, rất hữu ích”, chị Lưu Thị Hà Liên, du khách Hà Nội nói.
toimedulich
Chị Nguyễn Thị Hạnh Châu, du khách TP.HCM cho hay, rất nhiều nhà hàng, khách sạn ở Đà Nẵng có dán logo này. Họ sẵn lòng cho mọi người sử dụng nhà vệ sinh mà không thu bất cứ đồng phí nào. Ai cũng có thể sử dụng.
“Tôi thấy các nhà vệ sinh trong chiến dịch “Thoải mái như ở nhà” đều đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Các nhân viên cũng thân thiện, tạo điều kiện cho người dân ghé sử dụng nên không tạo ra sự ngại ngần, đúng là có cảm giác thoải mái như ở nhà. Thật sự đây là ý tưởng tuyệt với cần nhân rộng”, chị Châu hồ hởi.
Anh Lê Đức Hạnh, chủ một nhà hàng trên đường Trần Phú (quận Hải Châu) cho hay, việc tham gia dự án không gây khó khăn đến việc kinh doanh. Ngược lại, ý tưởng này giúp thành phố xây dựng hình ảnh văn minh, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. “Rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước ngạc nhiên về việc làm này. Họ đánh giá rất cao và liên tục cảm ơn chúng tôi.
Nhiều khách trong nước còn ao ước ở các thành phố khác của Việt Nam học tập mô hình này của Đà Nẵng. Nhà hàng chúng tôi cũng vui vẻ vì góp sức xây dựng thành phố”, anh Hạnh bày tỏ.
toimedulich
Giúp tiết kiệm ngân sách
Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu (Đà Nẵng) thông tin, dự án “Thoải mái như ở nhà” nhằm thiết lập một chuỗi nhà vệ sinh từ các doanh nghiệp để hỗ trợ hệ thống nhà vệ sinh công cộng của thành phố. “Chính quyền thành phố không phải tốn chi phí đầu tư mà hệ thống này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp.
Chúng tôi chỉ vận động các doanh nghiệp sử dụng hệ thống nhà vệ sinh có sẵn của mình để giúp đỡ du khách”, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu nói. Ông Sơn cũng chính là cha đẻ của ý tưởng thú vị này. Dự án triển khai vào thực tế hơn 1 năm và đã phát huy hiệu quả.
“Khi mới bắt đầu, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng chúng tôi chỉ chọn 60 cơ sở. Đó đều là những đơn vị có nhà vệ sinh đủ điều kiện: sạch, đẹp, an toàn, tiện lợi… cho khách. Chúng tôi chọn logo màu xanh với mặt hình cười để tạo sự thân thiện.
Hải Châu là quận trung tâm Đà Nẵng nên chúng tôi chọn để bắt đầu. Đến nay, đã có hơn 100 cơ sở tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn”, ông Sơn thông tin.
toimedulich
Theo như vị PCT Hội Doanh nghiệp quận thì dự án đã và đang giúp thành phố tiết kiệm nguồn ngân sách khổng lồ. Ông Sơn lấy ví dụ ở Singapore có 4,5 triệu dân nhưng có đến 29.500 nhà vệ sinh công cộng, trung bình 152 người dân sử dụng chung một cái.
“Ở Đà Nẵng hiện mới có hơn 20 nhà vệ sinh công cộng. Muốn Đà Nẵng sạch đẹp như Singapore sẽ phải xây thêm hàng nghìn nhà vệ sinh. Chi phí xây dựng mỗi công trình khoảng 250 triệu, tính ra con số lên đến nghìn tỉ. Chúng ta chưa có khả năng thực hiện thì cần kết nối nguồn lực có sẵn. Các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng đều có sẵn nhà vệ sinh và chỉ cần kết nối lại.
Dịch vụ này dựa trên sự tự nguyện nên quan trọng nhất vẫn là thái độ ứng xử từ hai phía phải luôn thân thiện”, ông Sơn cho hay. Ông Sơn cũng cho biết hiện nhiều thành phố như Hội An, Huế, Hà Nội, Hà Tĩnh… cũng đang học tập mô hình này. “Tôi tin rằng ở bất cứ đâu cũng có thể áp dụng được. Quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận và tin tưởng lẫn nhau ở cách thực hiện”, ông Sơn nói.
Theo Trí Thức Trẻ
“Thoải mái như ở nhà”
Liên tục trong thời gian qua, hình ảnh một người đàn ông thản nhiên mở cửa xe rồi đứng “tè bậy” ngay trên đường phố đông đúc Hà Nội gây xôn xao dư luận.
Tiếp đó, hình ảnh một phụ nữ cũng ở Hà Nội ngồi “tè bậy”cạnh cửa chiếc ô tô trên hè phố một lần nữa lại gây sốc cho nhiều người. Thậm chí, người đàn ông có hành vi phản cảm đã bị cơ quan chức năng TP Hà Nội buộc viết cam kết và nộp phạt 200.000 đồng vì cư xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
Nhiều ý kiến cho rằng những hành động thiếu văn hóa trên do Hà Nội nói riêng và các thành phố ở Việt Nam nói chung đang quá thiếu các nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên ở TP Đà Nẵng, vấn nạn “tè bậy” được giải quyết đến từ một sáng kiến táo bạo của Hội doanh nghiệp quận Hải Châu.
Gần một năm qua nhiều du khách lần đầu đến Đà Nẵng cảm thấy lạ lẫm với một tấm logo nhỏ được dán trước cổng nhiều nhà hàng, khách sạn, cơ quan Nhà nước, tòa nhà văn phòng với dòng chữ: “Thoải mái như ở nhà – Comfort as home”.
“Lúc đầu nhìn tấm logo này tôi cũng không hiểu nó thể hiện cái gì. Sau đó tôi tò mò hỏi quản lý khách sạn nơi mình lưu trú thì được biết đó là thông báo dành cho tất cả mọi người thoải mái sử dụng nhà vệ sinh khách sạn. Họ cho tôi biết thêm là ở Đà Nẵng, bất cứ nơi nào có logo này thì mọi người cứ “tự nhiên như ở nhà”. Một tuần du lịch Đà Nẵng, tôi thấy nơi nào cũng có logo này, rất hữu ích”, chị Lưu Thị Hà Liên, du khách Hà Nội nói.
toimedulich
Chị Nguyễn Thị Hạnh Châu, du khách TP.HCM cho hay, rất nhiều nhà hàng, khách sạn ở Đà Nẵng có dán logo này. Họ sẵn lòng cho mọi người sử dụng nhà vệ sinh mà không thu bất cứ đồng phí nào. Ai cũng có thể sử dụng.
“Tôi thấy các nhà vệ sinh trong chiến dịch “Thoải mái như ở nhà” đều đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Các nhân viên cũng thân thiện, tạo điều kiện cho người dân ghé sử dụng nên không tạo ra sự ngại ngần, đúng là có cảm giác thoải mái như ở nhà. Thật sự đây là ý tưởng tuyệt với cần nhân rộng”, chị Châu hồ hởi.
Anh Lê Đức Hạnh, chủ một nhà hàng trên đường Trần Phú (quận Hải Châu) cho hay, việc tham gia dự án không gây khó khăn đến việc kinh doanh. Ngược lại, ý tưởng này giúp thành phố xây dựng hình ảnh văn minh, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. “Rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước ngạc nhiên về việc làm này. Họ đánh giá rất cao và liên tục cảm ơn chúng tôi.
Nhiều khách trong nước còn ao ước ở các thành phố khác của Việt Nam học tập mô hình này của Đà Nẵng. Nhà hàng chúng tôi cũng vui vẻ vì góp sức xây dựng thành phố”, anh Hạnh bày tỏ.
toimedulich
Giúp tiết kiệm ngân sách
Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu (Đà Nẵng) thông tin, dự án “Thoải mái như ở nhà” nhằm thiết lập một chuỗi nhà vệ sinh từ các doanh nghiệp để hỗ trợ hệ thống nhà vệ sinh công cộng của thành phố. “Chính quyền thành phố không phải tốn chi phí đầu tư mà hệ thống này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp.
Chúng tôi chỉ vận động các doanh nghiệp sử dụng hệ thống nhà vệ sinh có sẵn của mình để giúp đỡ du khách”, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu nói. Ông Sơn cũng chính là cha đẻ của ý tưởng thú vị này. Dự án triển khai vào thực tế hơn 1 năm và đã phát huy hiệu quả.
“Khi mới bắt đầu, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng chúng tôi chỉ chọn 60 cơ sở. Đó đều là những đơn vị có nhà vệ sinh đủ điều kiện: sạch, đẹp, an toàn, tiện lợi… cho khách. Chúng tôi chọn logo màu xanh với mặt hình cười để tạo sự thân thiện.
Hải Châu là quận trung tâm Đà Nẵng nên chúng tôi chọn để bắt đầu. Đến nay, đã có hơn 100 cơ sở tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn”, ông Sơn thông tin.
toimedulich
Theo như vị PCT Hội Doanh nghiệp quận thì dự án đã và đang giúp thành phố tiết kiệm nguồn ngân sách khổng lồ. Ông Sơn lấy ví dụ ở Singapore có 4,5 triệu dân nhưng có đến 29.500 nhà vệ sinh công cộng, trung bình 152 người dân sử dụng chung một cái.
“Ở Đà Nẵng hiện mới có hơn 20 nhà vệ sinh công cộng. Muốn Đà Nẵng sạch đẹp như Singapore sẽ phải xây thêm hàng nghìn nhà vệ sinh. Chi phí xây dựng mỗi công trình khoảng 250 triệu, tính ra con số lên đến nghìn tỉ. Chúng ta chưa có khả năng thực hiện thì cần kết nối nguồn lực có sẵn. Các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng đều có sẵn nhà vệ sinh và chỉ cần kết nối lại.
Dịch vụ này dựa trên sự tự nguyện nên quan trọng nhất vẫn là thái độ ứng xử từ hai phía phải luôn thân thiện”, ông Sơn cho hay. Ông Sơn cũng cho biết hiện nhiều thành phố như Hội An, Huế, Hà Nội, Hà Tĩnh… cũng đang học tập mô hình này. “Tôi tin rằng ở bất cứ đâu cũng có thể áp dụng được. Quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận và tin tưởng lẫn nhau ở cách thực hiện”, ông Sơn nói.
Theo Trí Thức Trẻ
Phố Nghệ thuật Yersin – Đà Lạt
Sau thời gian dài chuẩn bị và đưa vào hoạt động thử nghiệm, dự án Phố nghệ thuật Yersin Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã chính thức được mở cửa từ ngày 25-3, trở thành một trong những điểm phục vụ du khách yêu thích nghệ thuật khi đến với thành phố hoa.
< Hòa nhạc trên phố nghệ thuật.
Được sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp chính quyền và ngành du lịch thành phố Đà Lạt, dự án Phố Nghệ thuật Yersin Đà Lạt do Công ty XQ Việt Nam thực hiện được tổ chức trên đoạn phố ngã ba đường Yersin và Nguyễn Trãi, lối rẽ vào Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt, một trong những khu vực trung tâm của thành phố.
< Các họa sĩ vẽ tranh ở một góc Phố Nghệ thuật Yersin Đà Lạt.
toimedulich
Trong gần một tháng hoạt động thí điểm, mặc dù chưa chính thức khai trương, nhưng nơi đây đã thu hút khá đông du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật và tham dự các hoạt động của các nghệ sĩ, nghệ nhân tranh thêu. Với khung cảnh của một phố núi đẹp mơ màng, các nghệ sĩ đã tạo nên một không gian văn hóa mang đậm nét bản sắc Đà Lạt
Sau khi khai trương, bên cạnh việc mở cửa hằng ngày miễn phí phục vụ khách du lịch và nhân dân thành phố, vào buổi chiều và tối thứ sáu hàng tuần trên phố nghệ thuật này còn diễn ra nhiều hoạt động như: lễ hội âm nhạc đường phố, triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh và tranh thêu, chợ phiên đồ cổ - đồ cũ, trình diễn nghệ thuật ẩm thực - thực phẩm sạch của người Đà Lạt.
< Chợ nghệ thuật giới thiệu nhiều tác phẩm tranh thêu, hội họa...
Đặc biệt, tại hai ngôi nhà nghệ thuật (Art House), có trưng bày hàng nghìn tác phẩm tranh thêu tay, văn hóa phẩm, mỹ phẩm XQ rất tinh xảo. Không những được tham quan, thưởng ngoạn, khách thăm còn được các nghệ sĩ, nghệ nhân dạy thêu tranh, học nhạc cụ miễn phí cho người Đà Lạt. Tại đây còn có phòng chiếu phim, phòng đọc sách phục vụ khách và phòng giới thiệu sản phẩm sáng tạo mới của người Đà Lạt.
Trong dịp khai trương phố nghệ thuật, một triển lãm chuyên đề sẽ được tổ chức nhằm giới thiệu các tác phẩm “Hoa đất sét trên nền tranh sơn dầu” rất mới lạ của nghệ sĩ trẻ Lý Phạm Cát Đài cùng chương trình “Đi tìm bản sắc Đà Lạt”, Hội chợ “Xuôi miền ký ức Đà Lạt”, mở cửa thư viện luận giải các môn khoa học nghệ thuật, thủ công; Phòng thông tin nghệ thuật địa phương và trưng bày triển lãm “Tái sinh phế liệu vì sự phát triển lâu dài”...
Tổng giám đốc XQ Việt Nam Võ Văn Quân cho biết: “Thông qua dự án Phố Nghệ thuật Yersin Đà Lạt, chúng tôi muốn mọi người thấy nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ là vì con người, không bao giờ xa lạ với cuộc sống hằng ngày. Không gian sáng tạo này sẽ mời gọi những người yêu mến Đà Lạt tham gia và giới thiệu các tác phẩm ở nhiều loại hình nghệ thuật. Đó là sự thăng hoa của năng lực sáng tạo và của sự sẻ chia, lan tỏa những ước mơ, nhất là với các nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ”.
toimedulich
Theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng, tiềm năng phát triển du lịch của Đà Lạt - Lâm Đồng là rất lớn. Để làm nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, rất cần sự sáng tạo và những con người sáng tạo. Phố nghệ thuật Yersin do Công ty XQ xây dựng, là mô hình mới, một điểm đến hấp dẫn của thành phố hoa. Hy vọng, Đà Lạt sẽ còn có thêm nhiều đường phố và những không gian nghệ thuật, để thành phố ngày càng đẹp hơn và hấp dẫn hơn, xứng đáng với sự xếp hạng của báo chí thế giới “Đà Lạt - TOP 52 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2016”.
Theo Nhân Dân
< Hòa nhạc trên phố nghệ thuật.
Được sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp chính quyền và ngành du lịch thành phố Đà Lạt, dự án Phố Nghệ thuật Yersin Đà Lạt do Công ty XQ Việt Nam thực hiện được tổ chức trên đoạn phố ngã ba đường Yersin và Nguyễn Trãi, lối rẽ vào Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt, một trong những khu vực trung tâm của thành phố.
< Các họa sĩ vẽ tranh ở một góc Phố Nghệ thuật Yersin Đà Lạt.
toimedulich
Trong gần một tháng hoạt động thí điểm, mặc dù chưa chính thức khai trương, nhưng nơi đây đã thu hút khá đông du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật và tham dự các hoạt động của các nghệ sĩ, nghệ nhân tranh thêu. Với khung cảnh của một phố núi đẹp mơ màng, các nghệ sĩ đã tạo nên một không gian văn hóa mang đậm nét bản sắc Đà Lạt
Sau khi khai trương, bên cạnh việc mở cửa hằng ngày miễn phí phục vụ khách du lịch và nhân dân thành phố, vào buổi chiều và tối thứ sáu hàng tuần trên phố nghệ thuật này còn diễn ra nhiều hoạt động như: lễ hội âm nhạc đường phố, triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh và tranh thêu, chợ phiên đồ cổ - đồ cũ, trình diễn nghệ thuật ẩm thực - thực phẩm sạch của người Đà Lạt.
< Chợ nghệ thuật giới thiệu nhiều tác phẩm tranh thêu, hội họa...
Đặc biệt, tại hai ngôi nhà nghệ thuật (Art House), có trưng bày hàng nghìn tác phẩm tranh thêu tay, văn hóa phẩm, mỹ phẩm XQ rất tinh xảo. Không những được tham quan, thưởng ngoạn, khách thăm còn được các nghệ sĩ, nghệ nhân dạy thêu tranh, học nhạc cụ miễn phí cho người Đà Lạt. Tại đây còn có phòng chiếu phim, phòng đọc sách phục vụ khách và phòng giới thiệu sản phẩm sáng tạo mới của người Đà Lạt.
Trong dịp khai trương phố nghệ thuật, một triển lãm chuyên đề sẽ được tổ chức nhằm giới thiệu các tác phẩm “Hoa đất sét trên nền tranh sơn dầu” rất mới lạ của nghệ sĩ trẻ Lý Phạm Cát Đài cùng chương trình “Đi tìm bản sắc Đà Lạt”, Hội chợ “Xuôi miền ký ức Đà Lạt”, mở cửa thư viện luận giải các môn khoa học nghệ thuật, thủ công; Phòng thông tin nghệ thuật địa phương và trưng bày triển lãm “Tái sinh phế liệu vì sự phát triển lâu dài”...
Tổng giám đốc XQ Việt Nam Võ Văn Quân cho biết: “Thông qua dự án Phố Nghệ thuật Yersin Đà Lạt, chúng tôi muốn mọi người thấy nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ là vì con người, không bao giờ xa lạ với cuộc sống hằng ngày. Không gian sáng tạo này sẽ mời gọi những người yêu mến Đà Lạt tham gia và giới thiệu các tác phẩm ở nhiều loại hình nghệ thuật. Đó là sự thăng hoa của năng lực sáng tạo và của sự sẻ chia, lan tỏa những ước mơ, nhất là với các nghệ nhân, nghệ sĩ trẻ”.
toimedulich
Theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng, tiềm năng phát triển du lịch của Đà Lạt - Lâm Đồng là rất lớn. Để làm nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, rất cần sự sáng tạo và những con người sáng tạo. Phố nghệ thuật Yersin do Công ty XQ xây dựng, là mô hình mới, một điểm đến hấp dẫn của thành phố hoa. Hy vọng, Đà Lạt sẽ còn có thêm nhiều đường phố và những không gian nghệ thuật, để thành phố ngày càng đẹp hơn và hấp dẫn hơn, xứng đáng với sự xếp hạng của báo chí thế giới “Đà Lạt - TOP 52 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2016”.
Theo Nhân Dân
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
Dray K'nao - Một thắng cảnh đẹp của M’Đrăk - Đắk Lắk
Dray K’nao là một dòng thác thuộc địa phận hành chính xã Krông Jin, huyện M'Đrăk, tỉnh Đắk Lắk, do Lâm trường M'Đrăk (nay là Công ty Lâm nghiệp M'Đrăk) quản lý. Chỉ cách trung tâm huyện chưa tới 5km, thác Dray K’nao đã được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh quan thơ mộng, bí ẩn và hoang sơ, mang đậm sắc thái của núi rừng Tây Nguyên.
Dray K’nao nằm trên dòng suối Ea Krăng, là hợp lưu của các con suối Ea Toong, Ea Tlư và Ea K’sumg. Thác đổ ra sông Krông Hding. Đầu nguồn của thác là đỉnh núi Cư Pă và dãy núi Cư Yang Sin hùng vĩ, gắn với nhiều huyền thoại.
Xuất phát từ thành phố Buôn Ma Thuột tới km 85, quốc lộ 26 sẽ có một con đường rẽ trái để đi vào thác. Ẩn mình dưới những tán cây rừng nguyên sinh, Dray K’nao trải dài gần 2km, hoang sơ, bí ẩn, thôi thúc, gọi mời.
toimedulich
Để xuống thưởng ngoạn được thác chúng ta phải đi xuống một hệ thống bậc tam cấp. Bậc tam cấp dốc, sâu, một bên là rừng thường xanh thăm thẳm với nhiều cây gỗ quý như: Muồng đen, Hương, Cà te…, một bên là vách đất dựng đứng rêu phong phủ kín nhiều lớp, huyền ảo, đậm chất thời gian. Chính trong lúc đi xuống này chúng ta sẽ cảm nhận được cái hun hút, thăm thẳm của núi rừng đại ngàn, bầu không khí trong lành, mát dịu đưa chúng ta thoát khỏi những bụi bặm, ồn ao nơi phố thị, những lo toan, căng thẳng của cuộc sống hối hả cũng vì vậy dần tan đi, nhường chỗ cho sự thư thái, dễ chịu của cảm giác được hoà mình vào với thiên nhiên, đồng thời với đó là sự bí ẩn mong muốn được tìm hiểu, khám phá.
Không mạnh mẽ như Dray Sáp, Drai Kpơ, Dray K’nao mang trong mình một sắc thái riêng với dòng thác chảy dài hiền hoà, thơ mộng. Vượt qua những phiến đá to, tới vị trí trung tâm Dray K’nao bỗng dưng chia nhánh. Một nhánh là những đoạn địa hình đổ xuống thấp, nếu như theo thông lệ sẽ tạo thành những ngọn thác có nước đổ mạnh, bọt tung trắng xoá một góc trời nhưng nhờ những bãi đá ở phía trên đã góp phần phân tán dòng nước và cản bớt tốc độ dòng chảy làm dòng nước đổ xuống tuy cao nhưng không mạnh tạo thành những tấm lưới nước tuyệt đẹp. Một nhánh là dòng nước len lỏi qua bãi đá lớn, nhấp nhô, trùng điệp nối sang bờ phía Đông thác. Tiếng nước chảy va đập vào đá tạo ra những âm thanh mạnh vang vọng trong không gian hun hút, mênh mang. Đây là đoạn rộng nhất của thác, vào mùa nước lớn, mặt nước ở đoạn này có thể rộng tới gần 200m. Điều này là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt cho Dray K’nao.
Tại Dray K’nao, đá là một yếu tố không thể thiếu. Không cứng như tính chất lý học của nó, nhiều tảng đá đã bị dòng nuớc chẻ đôi. Có những hòn đá xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên tạo thành những hình khối tinh tế, độc đáo.
toimedulich
Lại có những tảng đá bị cây cổ thụ lâu năm với những bộ rễ chằng chịt phủ kín lên. Trải từ đời này sang đời khác, những cây cổ thụ giống như những người gác dòng ngày đêm cần mẫn, thầm lặng chứng kiến sự tồn tại của Dray K’nao qua những biến động thăng trầm của thời gian. Dọc theo chiều dài của Thác chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều cây cổ thụ như thế. Sự tồn tại của chúng như một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại lâu đời, huyền thoại của Dray K’nao, tạo thành những nét chấm đậm tô thêm vẻ đẹp của Thác.
Đến với Dray K’nao, ta không chỉ thưởng ngoạn sự thơ mộng của dòng nước mà còn được núp mình dưới những tán cây cổ thụ để cảm nhận thấy sự nhỏ bé của con người và tấm lòng bao dung của thiên nhiên kỳ vĩ. Tới lúc này, nước, đá, cây như hoà vào làm một trong bức tranh thuỷ mặc tuyệt tác, sinh động.
Góp phần làm phong phú cho cảnh quan và hệ sinh thái của Dray K’nao còn phải kể tới những đồi cỏ và đồi thông bên bờ phía Đông. Đồi thông ngày đêm gió thổi rì rào như để kể mãi những huyền thoại về Dray K’nao. Điều kiện tự nhiên của M'Đrăk thích hợp cho sự phát triển của đồng cỏ. Bên cạnh việc phục vụ cho chăn nuôi, cỏ còn làm dịu bớt cái nắng cao nguyên. Thả mình trên đồi cỏ, nhìn ngắm trời đất bao la sẽ là một cảm giác thú vị không dễ gặp khi chúng ta đến với Dray K’nao.
Cũng ở bờ phía Đông của Thác còn có những bức vách đá dựng đứng, cheo leo như để bảo vệ, gìn giữ lấy báu vật Dray K’nao. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy được hệ sinh thái rừng với nhiều cây gỗ to mọc trên vách đá như biểu hiện cho sự trường tồn, kiên cường của sức sống Tây Nguyên.
toimedulich
Sau những khúc gãy, về cuối thác địa hình lại trở nên bằng phẳng, hai dòng tụ lại làm một tạo nên một vùng nước khá rộng. Như đã làm xong nghĩa vụ tạo nên vẻ đẹp, sự dịu mát cho đời, Dray K’nao trở lại thâm trầm, tĩnh lặng, dòng chảy hẹp dần, trên đường xuôi ra sông lớn.
Chỉ với đoạn trung tâm của mình, Dray K’nao cũng có thể làm hài lòng những du khách khó tính nhất. Tuy nhiên với những du khách thích khám phá thì sự bí ẩn của Thác sẽ thôi thúc họ tìm kiếm nhiều hơn. Men theo dòng chảy từ sau đoạn hợp nhất du khách sẽ xuôi theo về phía cuối thác. Không có đường mòn, hay bậc tam cấp, chỉ có đá gập gềnh và gai rừng lấp lối, lúc này sự tập trung sẽ không phải là dòng chảy hay bãi đá mà là quang cảnh hoang sơ, gợi sự tò mò cho con người.
Nhưng sẽ càng thôi thúc khám phá hơn khi chúng ta đã tới được cuối thác mà chưa thấy được đoạn đầu của thác. Tạm thời ra khỏi cảm giác khám phá, du khách sẽ có thời gian để tham quan thác Dray K’nao. Đây là một quần thể nhiều công trình có chức năng khác nhau như: nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, vườn hoa, vườn thú…hoang sơ, bí ẩn nhưng Dray K’nao vẫn có chỗ cho sự hiện diện của những công trình đương đại. Sự kết hợp, đan xen, tiếp nối này càng làm tôn thêm giá trị cho dòng thác này.
Ngược theo con đường trải nhựa, qua dãy nhà nghỉ sẽ có con đường mòn để chúng ta tái ngộ với Dray K’nao. Một bên là bờ cát, một bên là đồi cỏ, ở giữa là dòng nước êm đềm trôi xuôi sẽ làm nhiều người nhầm tưởng đây là đầu nguồn của Thác. Nhưng không phải, đó chỉ là con đường báo hiệu việc thám hiểm thác bằng đường mòn đã chấm dứt.
Men theo dòng, ngược lên trên, qua đoạn nước lặng chúng ta sẽ lại nghe thấy tiếng thác đổ. Cảnh quan hoang sơ ít thấy dấu vết của con người. Sau chặng đường đạp đá, bẻ cây, chúng ta sẽ thấy hiện ra rõ ràng trước mắt một ngã ba. Ngã ba này là sự hợp nhất của ba dòng suối khác nhau. Tới đây, cảm xúc của chúng ta sẽ thật khó diễn tả, cái cảm giác của một người thám hiểm đã khám phá ra địa điểm mình mong muốn. Cũng chỉ tới đây, cảm nhận về Dray K’nao mới trọn vẹn, lúc đầu là nô nức sum vầy, rồi khắc khoải chia đôi để rồi thanh thản hội tụ xuôi về sông mẹ thân yêu.
toimedulich
Thưởng ngoạn, thám hiểm xong du khách có thể thưởng thức rượu cần, cơm lam và những đặc sản Tây Nguyên ngay tại nhà hàng của khu du lịch sinh thái Dray K’nao. Du khách còn có thể đi tham quan điền dã tại các buôn làng người bản địa ở xung quanh thác. Tại đó chúng ta sẽ khám phá những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Tây Nguyên.
Với vẻ đẹp cảnh quan và những giá trị khoa học của mình, thác Dray K’nao sẽ là một địa chỉ hấp dẫn trong những chuyến du xuân, thưởng ngoạn của du khách gần xa.
Theo Minh Khoa (Sở Văn Hóa Thông Tin Du Lịch Đắk Lắk) và nhiều nguồn ảnh khác.
Dray K’nao nằm trên dòng suối Ea Krăng, là hợp lưu của các con suối Ea Toong, Ea Tlư và Ea K’sumg. Thác đổ ra sông Krông Hding. Đầu nguồn của thác là đỉnh núi Cư Pă và dãy núi Cư Yang Sin hùng vĩ, gắn với nhiều huyền thoại.
Xuất phát từ thành phố Buôn Ma Thuột tới km 85, quốc lộ 26 sẽ có một con đường rẽ trái để đi vào thác. Ẩn mình dưới những tán cây rừng nguyên sinh, Dray K’nao trải dài gần 2km, hoang sơ, bí ẩn, thôi thúc, gọi mời.
toimedulich
Để xuống thưởng ngoạn được thác chúng ta phải đi xuống một hệ thống bậc tam cấp. Bậc tam cấp dốc, sâu, một bên là rừng thường xanh thăm thẳm với nhiều cây gỗ quý như: Muồng đen, Hương, Cà te…, một bên là vách đất dựng đứng rêu phong phủ kín nhiều lớp, huyền ảo, đậm chất thời gian. Chính trong lúc đi xuống này chúng ta sẽ cảm nhận được cái hun hút, thăm thẳm của núi rừng đại ngàn, bầu không khí trong lành, mát dịu đưa chúng ta thoát khỏi những bụi bặm, ồn ao nơi phố thị, những lo toan, căng thẳng của cuộc sống hối hả cũng vì vậy dần tan đi, nhường chỗ cho sự thư thái, dễ chịu của cảm giác được hoà mình vào với thiên nhiên, đồng thời với đó là sự bí ẩn mong muốn được tìm hiểu, khám phá.
Không mạnh mẽ như Dray Sáp, Drai Kpơ, Dray K’nao mang trong mình một sắc thái riêng với dòng thác chảy dài hiền hoà, thơ mộng. Vượt qua những phiến đá to, tới vị trí trung tâm Dray K’nao bỗng dưng chia nhánh. Một nhánh là những đoạn địa hình đổ xuống thấp, nếu như theo thông lệ sẽ tạo thành những ngọn thác có nước đổ mạnh, bọt tung trắng xoá một góc trời nhưng nhờ những bãi đá ở phía trên đã góp phần phân tán dòng nước và cản bớt tốc độ dòng chảy làm dòng nước đổ xuống tuy cao nhưng không mạnh tạo thành những tấm lưới nước tuyệt đẹp. Một nhánh là dòng nước len lỏi qua bãi đá lớn, nhấp nhô, trùng điệp nối sang bờ phía Đông thác. Tiếng nước chảy va đập vào đá tạo ra những âm thanh mạnh vang vọng trong không gian hun hút, mênh mang. Đây là đoạn rộng nhất của thác, vào mùa nước lớn, mặt nước ở đoạn này có thể rộng tới gần 200m. Điều này là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt cho Dray K’nao.
Tại Dray K’nao, đá là một yếu tố không thể thiếu. Không cứng như tính chất lý học của nó, nhiều tảng đá đã bị dòng nuớc chẻ đôi. Có những hòn đá xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên tạo thành những hình khối tinh tế, độc đáo.
toimedulich
Lại có những tảng đá bị cây cổ thụ lâu năm với những bộ rễ chằng chịt phủ kín lên. Trải từ đời này sang đời khác, những cây cổ thụ giống như những người gác dòng ngày đêm cần mẫn, thầm lặng chứng kiến sự tồn tại của Dray K’nao qua những biến động thăng trầm của thời gian. Dọc theo chiều dài của Thác chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều cây cổ thụ như thế. Sự tồn tại của chúng như một minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại lâu đời, huyền thoại của Dray K’nao, tạo thành những nét chấm đậm tô thêm vẻ đẹp của Thác.
Đến với Dray K’nao, ta không chỉ thưởng ngoạn sự thơ mộng của dòng nước mà còn được núp mình dưới những tán cây cổ thụ để cảm nhận thấy sự nhỏ bé của con người và tấm lòng bao dung của thiên nhiên kỳ vĩ. Tới lúc này, nước, đá, cây như hoà vào làm một trong bức tranh thuỷ mặc tuyệt tác, sinh động.
Góp phần làm phong phú cho cảnh quan và hệ sinh thái của Dray K’nao còn phải kể tới những đồi cỏ và đồi thông bên bờ phía Đông. Đồi thông ngày đêm gió thổi rì rào như để kể mãi những huyền thoại về Dray K’nao. Điều kiện tự nhiên của M'Đrăk thích hợp cho sự phát triển của đồng cỏ. Bên cạnh việc phục vụ cho chăn nuôi, cỏ còn làm dịu bớt cái nắng cao nguyên. Thả mình trên đồi cỏ, nhìn ngắm trời đất bao la sẽ là một cảm giác thú vị không dễ gặp khi chúng ta đến với Dray K’nao.
Cũng ở bờ phía Đông của Thác còn có những bức vách đá dựng đứng, cheo leo như để bảo vệ, gìn giữ lấy báu vật Dray K’nao. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy được hệ sinh thái rừng với nhiều cây gỗ to mọc trên vách đá như biểu hiện cho sự trường tồn, kiên cường của sức sống Tây Nguyên.
toimedulich
Sau những khúc gãy, về cuối thác địa hình lại trở nên bằng phẳng, hai dòng tụ lại làm một tạo nên một vùng nước khá rộng. Như đã làm xong nghĩa vụ tạo nên vẻ đẹp, sự dịu mát cho đời, Dray K’nao trở lại thâm trầm, tĩnh lặng, dòng chảy hẹp dần, trên đường xuôi ra sông lớn.
Chỉ với đoạn trung tâm của mình, Dray K’nao cũng có thể làm hài lòng những du khách khó tính nhất. Tuy nhiên với những du khách thích khám phá thì sự bí ẩn của Thác sẽ thôi thúc họ tìm kiếm nhiều hơn. Men theo dòng chảy từ sau đoạn hợp nhất du khách sẽ xuôi theo về phía cuối thác. Không có đường mòn, hay bậc tam cấp, chỉ có đá gập gềnh và gai rừng lấp lối, lúc này sự tập trung sẽ không phải là dòng chảy hay bãi đá mà là quang cảnh hoang sơ, gợi sự tò mò cho con người.
Nhưng sẽ càng thôi thúc khám phá hơn khi chúng ta đã tới được cuối thác mà chưa thấy được đoạn đầu của thác. Tạm thời ra khỏi cảm giác khám phá, du khách sẽ có thời gian để tham quan thác Dray K’nao. Đây là một quần thể nhiều công trình có chức năng khác nhau như: nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, vườn hoa, vườn thú…hoang sơ, bí ẩn nhưng Dray K’nao vẫn có chỗ cho sự hiện diện của những công trình đương đại. Sự kết hợp, đan xen, tiếp nối này càng làm tôn thêm giá trị cho dòng thác này.
Ngược theo con đường trải nhựa, qua dãy nhà nghỉ sẽ có con đường mòn để chúng ta tái ngộ với Dray K’nao. Một bên là bờ cát, một bên là đồi cỏ, ở giữa là dòng nước êm đềm trôi xuôi sẽ làm nhiều người nhầm tưởng đây là đầu nguồn của Thác. Nhưng không phải, đó chỉ là con đường báo hiệu việc thám hiểm thác bằng đường mòn đã chấm dứt.
Men theo dòng, ngược lên trên, qua đoạn nước lặng chúng ta sẽ lại nghe thấy tiếng thác đổ. Cảnh quan hoang sơ ít thấy dấu vết của con người. Sau chặng đường đạp đá, bẻ cây, chúng ta sẽ thấy hiện ra rõ ràng trước mắt một ngã ba. Ngã ba này là sự hợp nhất của ba dòng suối khác nhau. Tới đây, cảm xúc của chúng ta sẽ thật khó diễn tả, cái cảm giác của một người thám hiểm đã khám phá ra địa điểm mình mong muốn. Cũng chỉ tới đây, cảm nhận về Dray K’nao mới trọn vẹn, lúc đầu là nô nức sum vầy, rồi khắc khoải chia đôi để rồi thanh thản hội tụ xuôi về sông mẹ thân yêu.
toimedulich
Thưởng ngoạn, thám hiểm xong du khách có thể thưởng thức rượu cần, cơm lam và những đặc sản Tây Nguyên ngay tại nhà hàng của khu du lịch sinh thái Dray K’nao. Du khách còn có thể đi tham quan điền dã tại các buôn làng người bản địa ở xung quanh thác. Tại đó chúng ta sẽ khám phá những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Tây Nguyên.
Với vẻ đẹp cảnh quan và những giá trị khoa học của mình, thác Dray K’nao sẽ là một địa chỉ hấp dẫn trong những chuyến du xuân, thưởng ngoạn của du khách gần xa.
Theo Minh Khoa (Sở Văn Hóa Thông Tin Du Lịch Đắk Lắk) và nhiều nguồn ảnh khác.
Nậm pịa, món ăn độc đáo của Thái ở Tây Bắc
(LĐO) - Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.
< Nậm pịa, món ăn lạ miệng của người Thái.
Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.
Nậm pịa là món ăn riêng có ở Tây Bắc, do đồng bào người Thái sáng tạo và gìn giữ bao đời nay. Tên nậm pịa theo tiếng Thái, “nậm” là canh, “pịa” là chất sền sệt trong ruột non của con bò, con trâu, con dê.
Pịa được lấy từ ruột non của những con vật ăn cỏ như dê, bò, trâu và một số loại khác. Sự tỉ mỉ, khéo léo của người Thái tập trung cao độ ở món ăn này. Khi mổ những con vật này, người Thái lấy bộ lòng non và thắt hai đầu lại để giữ nguyên chất dịch trong ruột non. Chất dịch đó là phần quan trọng để làm món nậm pịa, được lấy cẩn thận để đem nấu.
toimedulich
Bà con người Thái lấy lục phủ ngũ tạng của con vật đó như cuống tim, dạ dày, gan, ruột non... đem ninh nhiều giờ liền với xương cho đến khi nước dùng đủ vị ngọt và ngậy. Phần ruột non sau khi đã lấy pịa thì cắt khúc đem ninh cùng xương, rồi cho pịa vào và nêm cùng các loại rau thơm, lá đắng, rau mùi được băm nhỏ. Gia vị của món ăn này bao gồm ớt, tỏi, và mắc khén, một loại gia vị ma thuật của núi rừng Tây Bắc. Những loại rau thơm và gia vị tôn lên hương vị đậm đà của món ăn.
Nậm pịa được đun cho đến khi sánh lại, nước dùng sền sệt, màu nâu. Nếu mới nhìn, món nậm pịa không được bắt mắt, cũng như mùi vị khi nếm thử miếng đầu tiên sẽ gây khó chịu cho một số người. Vị đắng hăng và hơi khó ngửi, thậm chí với một số người sẽ thấy đắng ngắt, khó ăn. Nhưng nếu cảm nhận thật kỹ, thật chậm, món ăn này sẽ cuốn hút lòng người.
Vị đắng của lá đắng, của rau rừng, vị cay nồng của mắc khén đưa thêm vị ngọt của xương, thịt và pịa, làm cho người ăn cảm nhận vị đắng nơi đầu lưỡi rồi chuyển thành vị ngọt say mê nơi cuống lưỡi.
< Món đặc sản này đặc biệt đến nỗi nó bắt đầu xuất hiện tại thành phố, trong nhà hàng.
toimedulich
Nậm pịa được dùng như món canh hoặc món nước chấm. Khi dùng là nước chấm, người Thái luộc thịt bò, thịt dê để chấm cùng nậm pịa. Dùng là món canh, nậm pịa được ăn với cơm và các loại rau thơm. Dùng theo cách nào, nậm pịa cũng nổi bật được hương vị lạ, lan tỏa tới mọi giác quan.
Chúng tôi bất ngờ và thích thú thưởng thức cảm giác là lạ bởi vị đắng chuyển sang ngọt một cách li kì, khiến những ai đã ăn, thì sẽ mê mẩn, không quên được. Nét độc đáo của món nậm pịa cũng như nét đặc sắc trong ẩm thực của người Thái cứ ru lòng người một cách nhẹ nhàng, quyến rũ.
Nậm pịa, một món ăn mang màu sắc hoang sơ, lâu đời vào bậc nhất của núi rừng, là nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái, khiến cho bước chân du khách quyến luyến mảnh đất và con người, xao xuyến với những hương vị riêng có của rẻo cao.
Theo Đỗ Thảo (Lao Động)
4 đặc sản 'bốc mùi' ở VN
< Nậm pịa, món ăn lạ miệng của người Thái.
Nậm pịa, hay còn được gọi là nặm pịa, hoặc pịa, món ăn truyền thống và độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Đối với người Thái, nậm pịa là món ăn không thế thiếu khi đãi khách. Chính vì cái tên cũng như hương vị là lạ mà nậm pịa gây cho thực khách bao cảm giác lạ lùng, thú vị.
Nậm pịa là món ăn riêng có ở Tây Bắc, do đồng bào người Thái sáng tạo và gìn giữ bao đời nay. Tên nậm pịa theo tiếng Thái, “nậm” là canh, “pịa” là chất sền sệt trong ruột non của con bò, con trâu, con dê.
Pịa được lấy từ ruột non của những con vật ăn cỏ như dê, bò, trâu và một số loại khác. Sự tỉ mỉ, khéo léo của người Thái tập trung cao độ ở món ăn này. Khi mổ những con vật này, người Thái lấy bộ lòng non và thắt hai đầu lại để giữ nguyên chất dịch trong ruột non. Chất dịch đó là phần quan trọng để làm món nậm pịa, được lấy cẩn thận để đem nấu.
toimedulich
Bà con người Thái lấy lục phủ ngũ tạng của con vật đó như cuống tim, dạ dày, gan, ruột non... đem ninh nhiều giờ liền với xương cho đến khi nước dùng đủ vị ngọt và ngậy. Phần ruột non sau khi đã lấy pịa thì cắt khúc đem ninh cùng xương, rồi cho pịa vào và nêm cùng các loại rau thơm, lá đắng, rau mùi được băm nhỏ. Gia vị của món ăn này bao gồm ớt, tỏi, và mắc khén, một loại gia vị ma thuật của núi rừng Tây Bắc. Những loại rau thơm và gia vị tôn lên hương vị đậm đà của món ăn.
Nậm pịa được đun cho đến khi sánh lại, nước dùng sền sệt, màu nâu. Nếu mới nhìn, món nậm pịa không được bắt mắt, cũng như mùi vị khi nếm thử miếng đầu tiên sẽ gây khó chịu cho một số người. Vị đắng hăng và hơi khó ngửi, thậm chí với một số người sẽ thấy đắng ngắt, khó ăn. Nhưng nếu cảm nhận thật kỹ, thật chậm, món ăn này sẽ cuốn hút lòng người.
Vị đắng của lá đắng, của rau rừng, vị cay nồng của mắc khén đưa thêm vị ngọt của xương, thịt và pịa, làm cho người ăn cảm nhận vị đắng nơi đầu lưỡi rồi chuyển thành vị ngọt say mê nơi cuống lưỡi.
< Món đặc sản này đặc biệt đến nỗi nó bắt đầu xuất hiện tại thành phố, trong nhà hàng.
toimedulich
Nậm pịa được dùng như món canh hoặc món nước chấm. Khi dùng là nước chấm, người Thái luộc thịt bò, thịt dê để chấm cùng nậm pịa. Dùng là món canh, nậm pịa được ăn với cơm và các loại rau thơm. Dùng theo cách nào, nậm pịa cũng nổi bật được hương vị lạ, lan tỏa tới mọi giác quan.
Chúng tôi bất ngờ và thích thú thưởng thức cảm giác là lạ bởi vị đắng chuyển sang ngọt một cách li kì, khiến những ai đã ăn, thì sẽ mê mẩn, không quên được. Nét độc đáo của món nậm pịa cũng như nét đặc sắc trong ẩm thực của người Thái cứ ru lòng người một cách nhẹ nhàng, quyến rũ.
Nậm pịa, một món ăn mang màu sắc hoang sơ, lâu đời vào bậc nhất của núi rừng, là nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái, khiến cho bước chân du khách quyến luyến mảnh đất và con người, xao xuyến với những hương vị riêng có của rẻo cao.
Theo Đỗ Thảo (Lao Động)
4 đặc sản 'bốc mùi' ở VN
Bia Thủy Môn Đình, dấu ấn chủ quyền nơi biên giới
Bia Thủy Môn Đình là một trong số rất ít di vật có hai chữ "Việt Nam" với ý nghĩa như danh xưng của đất nước từ trước năm 1804 hiện còn nguyên vẹn.
< Bia Thủy Môn Đình tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.
Cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) khoảng 2 km có một mái đình, phía dưới dựng tấm bia đặc biệt. Đây chính là phiên bản của bia Thủy Môn Đình do ông Nguyễn Đình Lộc, một viên quan triều Lê Trung Hưng, dựng tại đình Thủy Môn (xứ Đồng Đăng, châu Văn Uyên) vào năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Tấm bia gốc hiện trưng bày ở Bảo tàng Lạng Sơn.
Dòng họ Nguyễn Đình có gốc gác từ Nghệ An, vốn là một trong bảy dòng họ thổ ty nổi tiếng nhất của Xứ Lạng, thường gọi là “thất tộc thổ ty". Mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Đình Lộc được phong chức Đô Tổng Binh sứ Ty, Bắc quân Đô đốc phủ, hữu Đô đốc, Thao quận công - làm nhiệm vụ trông coi, trấn giữ vùng biên giới Lạng Sơn và tiếp đón các sứ thần của hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Đình Thủy Môn chính là nơi làm việc của các phiên thần họ Nguyễn.
< Bia Thủy Môn Đình do Nguyễn Đình Lộc - một viên quan triều Lê - dựng tại đình Thủy Môn (thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn) vào năm Cảnh Trị thứ 8 (1670).
toimedulich
Thực hiện trọng trách được vua giao, vị quan họ Nguyễn Đình đã khuyên giải, đoàn kết nhân dân, ổn định tình hình địa phương. Sau khi yên ổn, ông lập bia ghi lại những việc đã làm truyền cho thế hệ sau, nhắc nhở con cháu biết đoàn kết, gìn giữ phát huy truyền thống dòng họ để chung tay bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc.
Bia được làm bằng đá núi hình khối hộp chữ nhật. Bà Chu Quế Ngân, Trưởng phòng kiểm kê - bảo quản Bảo tàng Lạng Sơn cho biết, điều làm nên giá trị đặc biệt của tấm bia chính là nội dung văn bia chứa đựng thông tin, tư liệu vô cùng quý giá về tên gọi, chủ quyền lãnh thổ của đất nước ở nơi địa đầu tổ quốc, có ý nghĩa hành chính rõ rệt và thể hiện vai trò của các dòng họ thổ ty.
Theo các nhà nghiên cứu, bia Thủy Môn Đình là một trong 7 hiện vật, tài liệu, thư tịch cổ có hai chữ "Việt Nam" với ý nghĩa như danh xưng của đất nước từ trước năm 1804 còn nguyên vẹn. Trong văn bia có câu: "Việt Nam hầu thiệt/ Trấn Bắc ải quan/ Thạch bích hoàn vũ/ Uyên quận giới phiên/ Đồng Đăng linh ấp” với ý nghĩa “đây là cửa ngõ và yết hầu của nước Việt Nam, là ải quan trấn giữ phương Bắc, vách đá giữa trời, quận sâu nơi biên giới. Ấp thiêng xứ Đồng Đăng”.
Hai chữ "Việt Nam" trong tấm bia chứng minh tên nước Việt Nam đã có từ sớm, không phải như một số tài liệu cho rằng tên nước Việt Nam mới xuất hiện từ thời nhà Nguyễn - sau khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi năm 1802, thống nhất đất nước mới đổi quốc hiệu là Việt Nam vào năm 1804. Tức là cách đây hơn 3 thế kỷ, danh xưng Việt Nam đã được sử dụng.
< Hai chữ Việt Nam trên bia Thủy Môn Đình thể hiện ý nghĩa quốc gia và danh xưng.
Tên bia viết bằng chữ Hán theo kiểu đại tự, bố trí theo chiều ngang “thể tồn bia ký” (bia gìn giữ truyền thống tộc họ). Dọc hai bên thân bia có đôi câu đối với nội dung: An trấn Thủy Môn Đình đình tiền thủy lục/ Tỏa thược Thiên Nam giới giới hạn thiên thư". Dịch nghĩa: “Gìn giữ đình Thủy Môn trước đình đường quanh suối lượn/ Khóa chặt ải Nam Quan, quan ải phân định sách trời”.
toimedulich
Nội dung văn tự trên bia nêu rõ vị trí vùng đất Lạng Sơn là phên dậu của tổ quốc, là cửa ngõ, yết hầu, ải quan trấn giữ phương Bắc của nước Việt Nam. Đình Thủy Môn là nơi núi sông bờ cõi trời đất đã được phân định. Ngoài ra, ải quan trấn giữ phương Bắc còn có nghĩa đối lại với Trấn Nam quan của Trung Quốc, thể hiện tinh thần hiên ngang, vững vàng của dân tộc.
Lòng bia khắc bài ký (chữ Hán) có chủ đề chính là "liên kết để tồn tại". Vị quan Nguyễn Đình Lộc đã ghi lại những việc làm của mình để đoàn kết nhân dân bảo vệ biên cương. Mặt sau của bia chỉ có chữ mà không có hình trang trí. Chính giữa thân bia khắc chữ Hán viết theo lối đại tự, bố trí theo chiều dọc: "Thủy Môn Đình" (Đình Thủy Môn).
Bà Ngân cho hay sau khi đình Thủy Môn bị hỏng, tấm bia vẫn nằm ở vị trí cũ nhưng bị đổ, rời khỏi chân bia. Năm 1991, để chứng minh cho nhận định tên gọi "Việt Nam" xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ 16 bằng thư tịch cổ, các di vật có hai chữ "Việt Nam" từ năm 1804 trở về trước, ông Nguyễn Phúc Giác Hải đã cùng ông Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) và ông Hoàng Giáp (Viện Nghiên cứu Hán - Nôm) lên Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) tìm lại tấm bia.
< Phiên bản của tấm bia được dựng lên tại vị trí cũ, cách cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay 2 km.
Trước đó, năm 1971 một chuyên viên thuộc Bộ Ngoại giao khi đi công tác từ Trung Quốc về nhìn thấy nội dung tấm bia, biết ý định này đã kể lại với ông Hải. Bia được phát hiện trong một bụi cây tại sườn đồi.
toimedulich
Năm 1991, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã đưa bia về Bảo tàng gìn giữ, sau khi dập, dịch nội dung tấm bia. Tại địa điểm tìm được bia Thủy Môn Đình, phiên bản của tấm bia được dựng lên phục vụ tham quan, nghiên cứu. Điểm di tích này đã được UBND tỉnh Lạng Sơn xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2002.
Ông Nông Đức Kiên, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cho biết, bia Thủy Môn Đình là tư liệu lịch sử vô cùng quý giá có ý nghĩa về chủ quyền lãnh thổ nơi phên dậu đất nước và quyết tâm, trách nhiệm của những con người sống tại vùng biên cương quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa như vậy, ngày 14/1/2015, Thủ tướng đã quyết định công nhận bia Thủy Môn Đình là bảo vật quốc gia.
Theo Hồng Vân (Vnexpress)
< Bia Thủy Môn Đình tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.
Cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) khoảng 2 km có một mái đình, phía dưới dựng tấm bia đặc biệt. Đây chính là phiên bản của bia Thủy Môn Đình do ông Nguyễn Đình Lộc, một viên quan triều Lê Trung Hưng, dựng tại đình Thủy Môn (xứ Đồng Đăng, châu Văn Uyên) vào năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Tấm bia gốc hiện trưng bày ở Bảo tàng Lạng Sơn.
Dòng họ Nguyễn Đình có gốc gác từ Nghệ An, vốn là một trong bảy dòng họ thổ ty nổi tiếng nhất của Xứ Lạng, thường gọi là “thất tộc thổ ty". Mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Đình Lộc được phong chức Đô Tổng Binh sứ Ty, Bắc quân Đô đốc phủ, hữu Đô đốc, Thao quận công - làm nhiệm vụ trông coi, trấn giữ vùng biên giới Lạng Sơn và tiếp đón các sứ thần của hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Đình Thủy Môn chính là nơi làm việc của các phiên thần họ Nguyễn.
< Bia Thủy Môn Đình do Nguyễn Đình Lộc - một viên quan triều Lê - dựng tại đình Thủy Môn (thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn) vào năm Cảnh Trị thứ 8 (1670).
toimedulich
Thực hiện trọng trách được vua giao, vị quan họ Nguyễn Đình đã khuyên giải, đoàn kết nhân dân, ổn định tình hình địa phương. Sau khi yên ổn, ông lập bia ghi lại những việc đã làm truyền cho thế hệ sau, nhắc nhở con cháu biết đoàn kết, gìn giữ phát huy truyền thống dòng họ để chung tay bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc.
Bia được làm bằng đá núi hình khối hộp chữ nhật. Bà Chu Quế Ngân, Trưởng phòng kiểm kê - bảo quản Bảo tàng Lạng Sơn cho biết, điều làm nên giá trị đặc biệt của tấm bia chính là nội dung văn bia chứa đựng thông tin, tư liệu vô cùng quý giá về tên gọi, chủ quyền lãnh thổ của đất nước ở nơi địa đầu tổ quốc, có ý nghĩa hành chính rõ rệt và thể hiện vai trò của các dòng họ thổ ty.
Theo các nhà nghiên cứu, bia Thủy Môn Đình là một trong 7 hiện vật, tài liệu, thư tịch cổ có hai chữ "Việt Nam" với ý nghĩa như danh xưng của đất nước từ trước năm 1804 còn nguyên vẹn. Trong văn bia có câu: "Việt Nam hầu thiệt/ Trấn Bắc ải quan/ Thạch bích hoàn vũ/ Uyên quận giới phiên/ Đồng Đăng linh ấp” với ý nghĩa “đây là cửa ngõ và yết hầu của nước Việt Nam, là ải quan trấn giữ phương Bắc, vách đá giữa trời, quận sâu nơi biên giới. Ấp thiêng xứ Đồng Đăng”.
Hai chữ "Việt Nam" trong tấm bia chứng minh tên nước Việt Nam đã có từ sớm, không phải như một số tài liệu cho rằng tên nước Việt Nam mới xuất hiện từ thời nhà Nguyễn - sau khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi năm 1802, thống nhất đất nước mới đổi quốc hiệu là Việt Nam vào năm 1804. Tức là cách đây hơn 3 thế kỷ, danh xưng Việt Nam đã được sử dụng.
< Hai chữ Việt Nam trên bia Thủy Môn Đình thể hiện ý nghĩa quốc gia và danh xưng.
Tên bia viết bằng chữ Hán theo kiểu đại tự, bố trí theo chiều ngang “thể tồn bia ký” (bia gìn giữ truyền thống tộc họ). Dọc hai bên thân bia có đôi câu đối với nội dung: An trấn Thủy Môn Đình đình tiền thủy lục/ Tỏa thược Thiên Nam giới giới hạn thiên thư". Dịch nghĩa: “Gìn giữ đình Thủy Môn trước đình đường quanh suối lượn/ Khóa chặt ải Nam Quan, quan ải phân định sách trời”.
toimedulich
Nội dung văn tự trên bia nêu rõ vị trí vùng đất Lạng Sơn là phên dậu của tổ quốc, là cửa ngõ, yết hầu, ải quan trấn giữ phương Bắc của nước Việt Nam. Đình Thủy Môn là nơi núi sông bờ cõi trời đất đã được phân định. Ngoài ra, ải quan trấn giữ phương Bắc còn có nghĩa đối lại với Trấn Nam quan của Trung Quốc, thể hiện tinh thần hiên ngang, vững vàng của dân tộc.
Lòng bia khắc bài ký (chữ Hán) có chủ đề chính là "liên kết để tồn tại". Vị quan Nguyễn Đình Lộc đã ghi lại những việc làm của mình để đoàn kết nhân dân bảo vệ biên cương. Mặt sau của bia chỉ có chữ mà không có hình trang trí. Chính giữa thân bia khắc chữ Hán viết theo lối đại tự, bố trí theo chiều dọc: "Thủy Môn Đình" (Đình Thủy Môn).
Bà Ngân cho hay sau khi đình Thủy Môn bị hỏng, tấm bia vẫn nằm ở vị trí cũ nhưng bị đổ, rời khỏi chân bia. Năm 1991, để chứng minh cho nhận định tên gọi "Việt Nam" xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ 16 bằng thư tịch cổ, các di vật có hai chữ "Việt Nam" từ năm 1804 trở về trước, ông Nguyễn Phúc Giác Hải đã cùng ông Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học) và ông Hoàng Giáp (Viện Nghiên cứu Hán - Nôm) lên Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) tìm lại tấm bia.
< Phiên bản của tấm bia được dựng lên tại vị trí cũ, cách cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay 2 km.
Trước đó, năm 1971 một chuyên viên thuộc Bộ Ngoại giao khi đi công tác từ Trung Quốc về nhìn thấy nội dung tấm bia, biết ý định này đã kể lại với ông Hải. Bia được phát hiện trong một bụi cây tại sườn đồi.
toimedulich
Năm 1991, Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn đã đưa bia về Bảo tàng gìn giữ, sau khi dập, dịch nội dung tấm bia. Tại địa điểm tìm được bia Thủy Môn Đình, phiên bản của tấm bia được dựng lên phục vụ tham quan, nghiên cứu. Điểm di tích này đã được UBND tỉnh Lạng Sơn xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2002.
Ông Nông Đức Kiên, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn cho biết, bia Thủy Môn Đình là tư liệu lịch sử vô cùng quý giá có ý nghĩa về chủ quyền lãnh thổ nơi phên dậu đất nước và quyết tâm, trách nhiệm của những con người sống tại vùng biên cương quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa như vậy, ngày 14/1/2015, Thủ tướng đã quyết định công nhận bia Thủy Môn Đình là bảo vật quốc gia.
Theo Hồng Vân (Vnexpress)
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Độc đáo bánh đá Hà Giang
Bánh đá, một loại bánh được làm to như viên gạch, được vứt dưới những con suối nhỏ quanh nhà là một đặc sản riêng có của người Dao, người Nùng rẻo cao Hà Giang...
Bà con dân tộc ở vùng rẻo cao tỉnh Hà Giang có cách riêng để giữ gìn lương thực cho mình trong một năm trong tình trạng không điện, không tủ lạnh. Họ cũng có những cách đặc biệt để tạo các món ăn giải khát sau những giờ làm đồng vất vả…
Nhớ những ngày đi mò... bánh đá
Anh Tráng Seo Phì, người dân ở thôn Bản Rào, xã Na Khê, huyện Yên Minh, Hà Giang kể lại chuyện người dân cùng nhau đi vớt bánh đá ở những con suối quanh làng với giọng sôi nổi, đầy háo hức. Bánh đá được bà con vứt xuống suối cách đấy cả vài tháng, cũng mọc rêu như những viên gạch, hòn đá ở dưới suối nên khó tránh khỏi việc đi mò bánh vớt nhầm phải đá, những ai tinh ý lắm mới không nhầm lẫn.
Anh Phì kể, chính anh là người đã bị nhầm lẫn khi được vợ giao cho việc đi vớt bánh đá về nhà. Dạo đó anh đã đi đến đúng khu vực vợ mình đã cất bánh đá nhưng mò mãi không thấy chiếc bánh nào, đi xa cách đấy chừng chục mét thì thấy hình thù hai chiếc bánh xù xì như viên đá nên sung sướng ôm cả hai chiếc về nhà rồi cả hai vợ chồng hì hụi lấy xơ mướp cạo rêu, chuẩn bị thưởng thức một bữa bánh đá thịnh soạn.
toimedulich
Cạo mãi mà chưa thấy lớp gạo trắng ngần hiện ra, chỉ thấy một màu xam xám. Gọi chồng vào với ánh mắt ngạc nhiên pha chút thất vọng, chị bảo anh: “Hay bánh nhà mình làm sai khâu nào đấy, bị hỏng mất rồi”. Anh Phì lúc này mới giật mình tự hỏi: “Hay anh vớt nhầm cục đá”. Rất may là sau vài phút cạo rêu, cuối cùng lớp gạo trắng ngần cũng hiện ra. Hai vợ chồng cùng hân hoan thưởng thức món bánh truyền thống của đồng bào.
Kể đến đây, anh Phì chợt chùng giọng xuống bảo: “Bây giờ người dân không còn cảnh rủ nhau ra suối đi mò bánh đá nữa đâu, vì mỗi người đều tìm cách dẫn nguồn nước về nhà mình để ngâm, không vứt ra sông, ra suối như trước nữa nên không có chuyện ăn gian, vớt nhầm bánh đá nhà khác như thời đói khổ trước kia nữa”.
Đã có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt chỉ vì việc đi mò bánh đá ở các con suối quanh khu vực xã Na Khê. Chuyện người dân đi mò bánh nhưng vớt nhầm gạch, ôm đá về nhà là chuyện thường. Hoặc chuyện có người hân hoan khi chắc chắn mình vớt đúng khu vực đã vứt bánh nhưng lại dư ra một vài chiếc so với ngày mình cất… Người thật thà thì vứt trả lại, người tham thì ôm về nhà mình luôn…
“Chế tác” bánh đá
Chị Tráng Thị Nghì, cán bộ tư pháp xã Na Khê cho chúng tôi biết, đồng bào khu vực vùng cao sáng tạo lắm, họ có nhiều cách để tích trữ lương thực. Nhà chị ở xã khác, đến khi được phân công về làm tư pháp ở Na Khê mới biết nơi đây có bánh đá. Chị cho biết, gạo để làm bánh đá thường là loại ngon, kém nhất phải là gạo Bắc Hương trộn cùng với gạo nếp. Làm bánh đá rất kỳ công và mất nhiều công sức nhưng sau mỗi vụ gặt, nhà nào cũng làm bánh đá để tích trữ.
toimedulich
Ban đầu người dân trộn hai loại gạo với nhau, sau đấy mang đi ngâm khoảng 4-5 tiếng, ngâm xong rồi lại phơi khô. Chờ cho gạo ngâm đã khô, bà con sẽ mang đi nghiền. Sau đó đồ bột gạo lên, chín nhừ thì mang ra giã, giã cho dẻo thì bắt đầu nặn thành chiếc bánh to như cục gạch. Nhưng thao tác nặn phải thật nhanh vì nếu để bột nguội thì chúng không dính quyện được vào nhau. Người nào khéo tay thì có chiếc bánh đẹp, vuông vức, nếu không thì bánh sẽ hụt trước, hụt sau. Mỗi chiếc bánh đá nặng khoảng 1kg.
Sau khi bánh đã thành khuôn thì để nguội rồi cho vào hộp (hoặc tải) ủ rơm 3 ngày. Khi nào ngửi thấy có mùi mốc thì bắt đầu mang bánh đá ra suối ngâm. Khi gia đình có nhu cầu ăn thì ra suối mò về. Chị Nghì cho biết, trước đây bà con thường mang xuống suối ngâm, nhưng nhiều lúc bị lấy trộm nên giờ người dân kéo nguồn nước về đến tận nhà để ngâm. Nếu không có nguồn nước suối thì ngâm nước tại nhà, khi nào ngửi thấy có mùi chua thì đổi nước, cứ liên tục như vậy, khoảng vài tháng, khi kho lương thực trong nhà cạn dần thì bắt đầu mang bánh đá ra ăn.
Bây giờ người dân dùng bàn chải để cạo rêu. Ngày xưa chưa có bàn chải thì bà con dùng xơ mướp để đánh rêu. Đánh cho đến khi bánh trắng tinh như gạo thì dừng lại, bắt đầu thái sợi như thái su hào xào. Sau đó mỗi người một cách ăn khác nhau, người thì ăn thay bún, người thì dùng nó như một món giải khát sau những giờ nhọc nhằn bên nương. Chị Nghì cho biết, người vùng cao không có đồ ăn vặt nên bánh đá được xem như một nguyên liệu để làm một món ăn vặt.
Hôm chúng tôi đến, trực tiếp chị Tráng Thị Nghì chế biến món bánh đá mò ở con suối cạnh nhà để đãi khách. Sau khi dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ ngoài, nữ cán bộ tư pháp xã phải dùng cả hai tay để cầm dao to bản, đặt vào khối bánh đá đã cứng như đá, thái từng lát bánh đá mỏng, sau đó mới thái bánh thành sợi. Rồi chị lấy gừng đập nát, cho vào nồi nước (đã có đường phên) đun sôi, sau đó thả từng miếng bánh đã được thái chỉ vào nồi, chờ nước sôi là múc ra bát ăn. Từng miếng bánh đá lúc này đã dẻo, quyện cùng mùi gừng và vị ngọt của đường phên trở thành một món ăn độc đáo của người vùng cao.
toimedulich
Chị Nghì cho biết, cũng có những gia đình sau khi thái chỉ bánh đá, chỉ cần luộc qua nước nóng một lần, trộn nước mắm vào, cả nhà cùng ăn như người dưới xuôi ăn bún rối chấm nước mắm chanh. Họ còn tự hào về món ăn của họ ngon, dẻo, nóng sốt... ăn đứt món bún nguội lạnh của người Kinh. Bánh đá là một món ăn được coi là đặc sản truyền thống của đồng bào nên mặc dù hiện nhiều gia đình đã sắm được tủ lạnh để bảo quản, dự trữ thức ăn nhưng đồng bào vẫn làm bánh đá để ăn dần.
Vừa từ từ cảm nhận từng sợi bánh đá dẻo, ngấm vị gừng, vị ngọt của đường phên, chúng tôi vừa mường tượng tới món bánh trôi, bánh chay của người dưới xuôi. Cũng cùng một cách chế biến, nguyên liệu gần giống nhau nhưng cảm giác những sợi bánh đá nuột nà, mềm mại chạy qua cuống họng, đọng lại vị gừng cay ngọt chắc hẳn sẽ khơi gợi cho người ăn cảm giác đặc biệt hơn nhiều...
Theo Nhật Thu (Báo Pháp Luật)
Bà con dân tộc ở vùng rẻo cao tỉnh Hà Giang có cách riêng để giữ gìn lương thực cho mình trong một năm trong tình trạng không điện, không tủ lạnh. Họ cũng có những cách đặc biệt để tạo các món ăn giải khát sau những giờ làm đồng vất vả…
Nhớ những ngày đi mò... bánh đá
Anh Tráng Seo Phì, người dân ở thôn Bản Rào, xã Na Khê, huyện Yên Minh, Hà Giang kể lại chuyện người dân cùng nhau đi vớt bánh đá ở những con suối quanh làng với giọng sôi nổi, đầy háo hức. Bánh đá được bà con vứt xuống suối cách đấy cả vài tháng, cũng mọc rêu như những viên gạch, hòn đá ở dưới suối nên khó tránh khỏi việc đi mò bánh vớt nhầm phải đá, những ai tinh ý lắm mới không nhầm lẫn.
Anh Phì kể, chính anh là người đã bị nhầm lẫn khi được vợ giao cho việc đi vớt bánh đá về nhà. Dạo đó anh đã đi đến đúng khu vực vợ mình đã cất bánh đá nhưng mò mãi không thấy chiếc bánh nào, đi xa cách đấy chừng chục mét thì thấy hình thù hai chiếc bánh xù xì như viên đá nên sung sướng ôm cả hai chiếc về nhà rồi cả hai vợ chồng hì hụi lấy xơ mướp cạo rêu, chuẩn bị thưởng thức một bữa bánh đá thịnh soạn.
toimedulich
Cạo mãi mà chưa thấy lớp gạo trắng ngần hiện ra, chỉ thấy một màu xam xám. Gọi chồng vào với ánh mắt ngạc nhiên pha chút thất vọng, chị bảo anh: “Hay bánh nhà mình làm sai khâu nào đấy, bị hỏng mất rồi”. Anh Phì lúc này mới giật mình tự hỏi: “Hay anh vớt nhầm cục đá”. Rất may là sau vài phút cạo rêu, cuối cùng lớp gạo trắng ngần cũng hiện ra. Hai vợ chồng cùng hân hoan thưởng thức món bánh truyền thống của đồng bào.
Kể đến đây, anh Phì chợt chùng giọng xuống bảo: “Bây giờ người dân không còn cảnh rủ nhau ra suối đi mò bánh đá nữa đâu, vì mỗi người đều tìm cách dẫn nguồn nước về nhà mình để ngâm, không vứt ra sông, ra suối như trước nữa nên không có chuyện ăn gian, vớt nhầm bánh đá nhà khác như thời đói khổ trước kia nữa”.
Đã có nhiều câu chuyện cười ra nước mắt chỉ vì việc đi mò bánh đá ở các con suối quanh khu vực xã Na Khê. Chuyện người dân đi mò bánh nhưng vớt nhầm gạch, ôm đá về nhà là chuyện thường. Hoặc chuyện có người hân hoan khi chắc chắn mình vớt đúng khu vực đã vứt bánh nhưng lại dư ra một vài chiếc so với ngày mình cất… Người thật thà thì vứt trả lại, người tham thì ôm về nhà mình luôn…
“Chế tác” bánh đá
Chị Tráng Thị Nghì, cán bộ tư pháp xã Na Khê cho chúng tôi biết, đồng bào khu vực vùng cao sáng tạo lắm, họ có nhiều cách để tích trữ lương thực. Nhà chị ở xã khác, đến khi được phân công về làm tư pháp ở Na Khê mới biết nơi đây có bánh đá. Chị cho biết, gạo để làm bánh đá thường là loại ngon, kém nhất phải là gạo Bắc Hương trộn cùng với gạo nếp. Làm bánh đá rất kỳ công và mất nhiều công sức nhưng sau mỗi vụ gặt, nhà nào cũng làm bánh đá để tích trữ.
toimedulich
Ban đầu người dân trộn hai loại gạo với nhau, sau đấy mang đi ngâm khoảng 4-5 tiếng, ngâm xong rồi lại phơi khô. Chờ cho gạo ngâm đã khô, bà con sẽ mang đi nghiền. Sau đó đồ bột gạo lên, chín nhừ thì mang ra giã, giã cho dẻo thì bắt đầu nặn thành chiếc bánh to như cục gạch. Nhưng thao tác nặn phải thật nhanh vì nếu để bột nguội thì chúng không dính quyện được vào nhau. Người nào khéo tay thì có chiếc bánh đẹp, vuông vức, nếu không thì bánh sẽ hụt trước, hụt sau. Mỗi chiếc bánh đá nặng khoảng 1kg.
Sau khi bánh đã thành khuôn thì để nguội rồi cho vào hộp (hoặc tải) ủ rơm 3 ngày. Khi nào ngửi thấy có mùi mốc thì bắt đầu mang bánh đá ra suối ngâm. Khi gia đình có nhu cầu ăn thì ra suối mò về. Chị Nghì cho biết, trước đây bà con thường mang xuống suối ngâm, nhưng nhiều lúc bị lấy trộm nên giờ người dân kéo nguồn nước về đến tận nhà để ngâm. Nếu không có nguồn nước suối thì ngâm nước tại nhà, khi nào ngửi thấy có mùi chua thì đổi nước, cứ liên tục như vậy, khoảng vài tháng, khi kho lương thực trong nhà cạn dần thì bắt đầu mang bánh đá ra ăn.
Bây giờ người dân dùng bàn chải để cạo rêu. Ngày xưa chưa có bàn chải thì bà con dùng xơ mướp để đánh rêu. Đánh cho đến khi bánh trắng tinh như gạo thì dừng lại, bắt đầu thái sợi như thái su hào xào. Sau đó mỗi người một cách ăn khác nhau, người thì ăn thay bún, người thì dùng nó như một món giải khát sau những giờ nhọc nhằn bên nương. Chị Nghì cho biết, người vùng cao không có đồ ăn vặt nên bánh đá được xem như một nguyên liệu để làm một món ăn vặt.
Hôm chúng tôi đến, trực tiếp chị Tráng Thị Nghì chế biến món bánh đá mò ở con suối cạnh nhà để đãi khách. Sau khi dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ ngoài, nữ cán bộ tư pháp xã phải dùng cả hai tay để cầm dao to bản, đặt vào khối bánh đá đã cứng như đá, thái từng lát bánh đá mỏng, sau đó mới thái bánh thành sợi. Rồi chị lấy gừng đập nát, cho vào nồi nước (đã có đường phên) đun sôi, sau đó thả từng miếng bánh đã được thái chỉ vào nồi, chờ nước sôi là múc ra bát ăn. Từng miếng bánh đá lúc này đã dẻo, quyện cùng mùi gừng và vị ngọt của đường phên trở thành một món ăn độc đáo của người vùng cao.
toimedulich
Chị Nghì cho biết, cũng có những gia đình sau khi thái chỉ bánh đá, chỉ cần luộc qua nước nóng một lần, trộn nước mắm vào, cả nhà cùng ăn như người dưới xuôi ăn bún rối chấm nước mắm chanh. Họ còn tự hào về món ăn của họ ngon, dẻo, nóng sốt... ăn đứt món bún nguội lạnh của người Kinh. Bánh đá là một món ăn được coi là đặc sản truyền thống của đồng bào nên mặc dù hiện nhiều gia đình đã sắm được tủ lạnh để bảo quản, dự trữ thức ăn nhưng đồng bào vẫn làm bánh đá để ăn dần.
Vừa từ từ cảm nhận từng sợi bánh đá dẻo, ngấm vị gừng, vị ngọt của đường phên, chúng tôi vừa mường tượng tới món bánh trôi, bánh chay của người dưới xuôi. Cũng cùng một cách chế biến, nguyên liệu gần giống nhau nhưng cảm giác những sợi bánh đá nuột nà, mềm mại chạy qua cuống họng, đọng lại vị gừng cay ngọt chắc hẳn sẽ khơi gợi cho người ăn cảm giác đặc biệt hơn nhiều...
Theo Nhật Thu (Báo Pháp Luật)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)