Vòng xoay Lăng Cha Cả đông đúc hiện nay vốn là khu lăng mộ 2.000 m2 của giám mục người Pháp có công trong việc dựng nên triều Nguyễn.
< Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay.
Vòng xoay Lăng Cha Cả (phường 4, quận Tân Bình, TP HCM) là nút giao thông quan trọng của TP HCM. Đây là điểm giao cắt của các trục đường lớn như Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân. Vòng xoay nổi bật với quả địa cầu hai màu xanh, đỏ, đường kính khoảng 2 mét.
< Khung cảnh khu vực Lăng Cha Cả năm 1970.
Đây là khu vực duy nhất còn sót lại của khu lăng mộ rộng hơn 2.000 m2, nơi chôn cất và thờ cúng giám mục Bá Đa Lộc, người xưa gọi là "Cha Cả".
Ông quốc tịch Pháp, sinh năm 1741, tên là Pierre Pigneaux. Sau khi được sắc phong linh mục năm 1765, ông qua Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn.
< Toàn cảnh Lăng Cha Cả do nhiếp ảnh gia người Mỹ Frederick P Fellers chụp năm 1970.
Theo nhiều nghiên cứu, Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc có mối giao tình sâu nặng. Sau nhiều lần gom quân đánh nhà Tây Sơn thất bại, vua đầu tiên của nhà Nguyễn nhờ Bá Đa Lộc về nước cầu viện chính phủ Pháp.
Dulichgo
Để làm tin, Nguyễn Ánh còn gửi chiếc ấn và con trai Nguyễn Phúc Cảnh mới năm tuổi theo giám mục về Pháp. Một thỏa ước tiếp viện được ký kết, nhưng sau đó lại không được thực hiện nên Cha Cả tự lập lực lượng để cứu viện Nguyễn Ánh.
< Tuy là người Pháp nhưng lăng mộ Bá Đa Lộc mang kiến trúc Việt với mái ngói. Trụ lăng làm bằng gỗ quý.
Trong trận vây thành Quy Nhơn – Thị Nại năm 1799, Bá Đa Lộc qua đời, ông được đưa về an táng ở gần nhà cũ thuộc thành Gia Định, nằm khu Vườn Xoài - Tân Sơn Nhất, phía Tây Bắc Sài Gòn.
Do được trọng vọng, coi như bậc công thần nên Nguyễn Ánh cho xây khu lăng mộ Bá Đa Lộc bề thế. Dù ông này người Pháp nhưng kiến trúc mộ được xây lại theo kiểu truyền thống người Việt, kín như kiểu một cái đình với bình phong, nơi bái đường và hậu cung.
< Tấm bia ghi công trạng của giám mục Bá Đa Lộc đặt trước lăng.
Tổng thể Lăng Cha Cả gồm nhà lợp ngói, cột, vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn ghi công đức của giám mục. Chính mộ là cái sập đá to, xung quanh đặt các cửa gỗ bao kín.
Dulichgo
Theo nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, lúc mất Bá Đa Lộc có thể được chôn cất tại Nha Trang (Khánh Hòa). Khi người Pháp vào Việt Nam, họ mang hài cốt giám mục về lăng tại Sài Gòn, năm 1925. Nhà nghiên cứu này cho rằng, việc làm lăng giả ở Gia Định là cách để ngụy trang nơi chôn cất chính để tránh kẻ thù trong thời loạn lạc.
Sang thế kỷ 20, khu vực quanh Lăng Cha Cả dần phát triển, nhà được xây cất nhiều, khu trung tâm Sài Gòn mở rộng ra ngoại vi. Gần đó, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các bến xe dần mọc lên. Vị trí này cũng là nơi đóng đại bản doanh Bộ Tổng tham mưu của chính quyền Sài Gòn cũ nên dân cư tăng dần, đường xá được mở rộng. Khu lăng mộ vì thế bị thu hẹp lại thành điểm tròn nằm giữa đường.
< Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay nổi bật với quả địa cầu có kính khoảng 2 mét.
Sau năm 1975, lăng được giải tỏa để mở rộng lối đi, phục vụ phát triển đất nước. Đến năm 1983, việc cải táng hoàn tất, di cốt của giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho Tổng Lãnh sự Pháp đưa về nước. Khu lăng mộ biến mất nhường chỗ cho đường giao thông nên chỉ còn vòng xoay Lăng Cha Cả như ngày nay. Đầu năm 2013, TP HCM khánh thành cầu vượt bằng thép ở đây nhằm giải tỏa sức ép do lượng xe qua lại quá đông.
Ngoài công việc là nhà truyền giáo, theo vua Gia Long, giám mục Bá Đa Lộc còn biên soạn cuốn tự điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum, hiện còn giữ ở Thư khố Hội Truyền giáo Ngoại quốc tại Paris (Pháp).
Theo Sơn Hòa (Vnexpress)
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét