Khi nói đến Quảng Ninh mọi người sẽ thường nghĩ đến vịnh Hạ Long, đến Vân Đồn, Cô Tô, đến Yên Tử hùng vĩ... nhưng ít ai biết được một Bình Liêu hoang sơ, đẹp đẽ với những cung đường uốn lượn quanh đồi núi, với những thảo nguyên đầy cỏ xanh và nắng ấm.
< Đường tuần tra biên giới phía tây Bình Liêu uốn lượn qua các đồi núi thơm nức mùi nhựa thông.
Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Sùng Tả và Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, phía tây giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà.
< Những cung đường mà chỉ nhìn thôi đã làm thổn thức biết bao kẻ thích phiêu lưu. Tại đây, ta vượt qua những con dốc cao, qua những khúc cua tay áo để được ngắm nhìn khung cảnh núi rừng bao la, hùng vĩ.
Huyện lỵ, trung tâm Chính trị và hành chính: thị trấn Bình Liêu gồm Thị trấn Hoành Mô (Cửa khẩu Hoành Mô), Húc Động, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Lục Hồn, Đồng Văn với 5 dân tộc anh em cùng chung sống chủ yếu là Tày, Dao, Sán chỉ, Kinh, Hoa.
< Cột mốc 1302 bên đường.
Dulichgo
Đến với Bình Liêu sẽ không có sự choáng ngợp bởi những cao nguyên đá hùng vĩ như Hà Giang. Sẽ không có sự sững sờ với những thửa bậc thang trải dài lên cao tít tắp như Sapa...
< Phóng tầm mắt ngắm nhìn núi non một cõi.
Đến với Bình Liêu chỉ có những lắng đọng êm đềm, sâu lắng của miền biên viễn với những xanh của núi rừng ngào ngạt hương hồi, hương quế; với những rì rào của suối, với những sắc màu thổ cẩm sặc sỡ trong buổi chợ phiên, với cuộc sống đậm chất nhân văn và giàu tình người.
< Con người thật nhỏ bé giũa “sống lưng khủng long” ngập tràn cỏ tranh.
Đường tuần tra biên giới phía tây Bình Liêu nằm trên độ cao 700m so với mực nước biển và là một đoạn đường trong tổng số hơn 10.000 km của đường tuần tra biên giới Việt Nam.
< Đỉnh núi cao vời vợi là nơi tọa lạc của cột mốc 1305.
Dulichgo
Cung đường này đi qua núi non trùng điệp, qua những đồng cỏ thơ mộng và phong cảnh hữu tình chắn chắn sẽ làm say đắm bao kẻ lữ khách qua đây. Men theo đồi núi, bạn sẽ thấy đường mòn nhỏ dẫn lên các cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
< Chụp ảnh lưu niệm tại mốc 1305 ở độ cao 1090 mét trên đỉnh núi Pắc Cương.
Sau khi hoàn thành việc phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, ở phía tây Bình Liêu có các mốc giới mang số hiệu từ 1300 đến 1316, các mốc giới đều có độ cao đặc trưng, đặc biệt là mốc giới 1305 ở độ cao 1090,24 mét được cắm trên đỉnh núi Pắc Cương (là 1 trong 2 mốc giới cao nhất tỉnh Quảng Ninh) thuộc xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
< Hoàng hôn buông trên cánh đồng lúa chín vàng trong làn khói. Bình yên đến lạ thường.
Dulichgo
Đường lên mốc 1305 được lát đá với hàng ngàn bậc thang, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được hệ thống núi non phía tây, quan sát đỉnh Cao Xiêm, Cao Ba Lanh và một số vùng dân cư thung lũng sông Bình Liêu.
< Thác Khe Vằn cao hơn 100m với không gian xung quanh thác khá rộng, có ba tầng mà mỗi tầng đều có hình thế khác nhau với tiếng tuôn chảy thác nước ào ào như âm thanh đặc trưng của núi rừng.
Bình Liêu có thể không có sự sững sờ của khách với những thửa ruộng bậc thang sóng sánh vàng như Mù Căng Chải, không có sự mênh mông của những thảo nguyên rợp sắc màu như Mộc Châu, không có sự hùng vĩ như cao nguyên đá Đồng Văn… nhưng Bình Liêu có sự yên bình,lắng đọng đến sâu lắng của vùng biên ải với những màu xanh của núi rừng thoang thoảng hương hồi, hương quế, với tiếng rì rào của con suối Pắc Hoóc, với sắc màu sặc sỡ của những bộ thổ cẩm, với cuộc sống đậm chất nhân văn và ấm áp tình người…
Du lịch, GO! tổng hợp từ iHay.Thanhnien, Esperantotus, Wikipedia...
Khám phá vùng biên giới Bình Liêu
Đường tuần tra biên giới tây Bình Liêu
Độc đáo phở Bình Liêu
Êm đềm Bình Liêu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét