(TPO) - Đôi hòn đá có hình dáng giống chú voi khổng lồ ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được biết đến như biểu tượng thần tình yêu trong nhận thức của đồng bào Tây Nguyên. Ngoài những dấu chân bí ẩn hằn sâu trên mặt đá, sự dịch chuyển lạ lùng của cặp đá voi tới nay vẫn chưa ai giải thích được.
Giai thoại Đá Voi nuốt mỹ nữ
Những ngày đầu năm trời mát dịu. Từ thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi vượt 60 km theo QL 27 về phía nam đến huyện Lắk. Cảnh sắc hai bên đường vòng vèo uốn lượn khiến người qua không khỏi mê mẩn bởi những rừng trúc xanh mượt, ngọn vút cong đung đưa theo gió. Thỉnh thoảng, xe phải giảm tốc độ bởi những đàn bò vài chục con đủng đỉnh qua đường. Tất cả như bức tranh sinh động về cuộc sống thanh bình giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
< Dưới chân dãy núi Chư Yang Sin, thuộc địa phận xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk có một tảng đá rất đặc biệt được người dân trong vùng gọi là đá Voi Mẹ. Nhiều người tin rằng, đây chính là tảng đá nguyên khối lớn nhất từng được biết đến ở Việt Nam.
Vừa chạm địa phận xã Yang Tao, huyện Lắk, trước mắt chúng tôi đã hiện ra tảng đá lớn sừng sững giữa bạt ngàn màu xanh cỏ cây. Đó chính là Đá Voi Cha được nhắc đến trong câu chuyện kỳ lạ của đồng bào bản địa xã Yang Tao. Dulichgo
< Dù được gọi là một tảng đá, nhưng "Voi Mẹ" gây choáng ngợp cho bất cứ ai được chiêm ngưỡng vì kích thước của nó lớn bằng cả một quả núi.
Định cư trong một thung lũng trù phú, cây cối xanh tốt quanh năm, cuộc sống của các buôn làng M’Nông nơi đây yên bình, no ấm với hai mùa gieo gặt. Người M’Nông rất mến khách. Khi được hỏi về thần đá hiển linh với hòn đá hình dáng khổng lồ giống chú voi, già Y’Ruê Ê Nuôl (73 tuổi) vui vẻ, cởi mở chia sẻ: “Chẳng ai biết Đá Voi Cha và Đá Voi Mẹ có từ bao giờ. Chỉ biết từ đời ông, đời cha của mình đã thấy nó ngự giữa cánh đồng. Hình dáng giống với những con voi nên dân làng gọi là Thần Đá Voi.
< Chưa có đo đạc cụ thể, nhưng theo ước lượng, tảng đá cao trên 30m, bao phủ diện tích hàng nghìn m2 và có thể nặng hàng vạn tấn.
Người dân trong vùng đối với đá voi luôn trân trọng, nâng niu, không bao giờ xâm hại. Nghe ông bà kể lại thì ban đầu, đá rất mềm, giống như một bãi đất bùn được đùn lên từ mặt đất. Mọi người thi nhau trèo lên mình đá chạy nhảy, đùa giỡn vô cùng thích thú. Sau đó, đá bỗng dưng cứng lại như bây giờ.
< Màu sắc và đường nét uốn lượn của tảng đá gợi liên tưởng đến tấm lưng của một chú voi khổng lồ.
Trên lưng đá vẫn lưu giữ dấu chân của những người đã từng vui đùa trên đó. Sau nhiều lần dịch chuyển, Đá Voi Cha đã tiến về sát chân núi. Còn Đá Voi Mẹ lúc đầu, nằm ở phía bắc, hướng mặt ra hồ Lăk. Nhưng chỉ sau một đêm, người ta đã thấy tảng đá khổng lồ này hiện ra sừng sững trên một cánh đồng bằng phẳng giữa thung lũng rộng mênh mông. Hiện nay, cạnh đó, vẫn còn hai mương nước chạy dài song song, được cho là bằng chứng xác thực về đường dịch chuyển của đá.
< Hố trên đỉnh đá Yang Tao được cho là nơi nuốt mỹ nữ.
Già kể cho chúng tôi nghe giai thoại: Ngày xưa, có hai chị em gái là H’Hoa và H’Thảo con nhà phú ông Y’ Thui Ê Đuôn thuộc hàng giàu có trong buôn. Một buổi chiều gió mát hiu hiu, hai chị em trèo lên mình Đá Voi Cha chơi say sưa không muốn về nhà. Đúng lúc thần đá chuyển mình sang thể cứng.
Hai bàn chân cô chị H’Hoa bỗng nhiên lún sâu vào đá, cố kéo lên mãi không được. Càng kéo càng lún chìm trong đá. Ông Y’ Thui huy động toàn bộ sức lực những lực điền, dùng đến cả voi, trâu làm sức kéo nhưng vẫn không có kết quả. Sau 7 ngày 7 đêm, cô gái 17 tuổi đẹp như tranh của buôn bị nuốt gọn vào trong mình đá không để lại dấu vết. Dulichgo
< Chinh phục đá Voi Mẹ không khó. Từ mặt đất, chỉ mất khoảng 15 phút để lên đến đỉnh cao nhất của tảng đá bằng cách leo qua những sườn dốc thoai thoải.
Đêm đó người nhà cô gái đồng loạt chiêm bao thấy H’Hoa vận váy đẹp lung linh nói với người thân rằng, cô đang sống rất hạnh phúc với Yang Tao (thần đá). Cô nhắn bà con không phải buồn đau, thần đá sẽ phù hộ cho dân bản. Câu chuyện đó cứ lung linh mãi theo tảng đá và theo dân bản cho đến bây giờ.
Những dấu tích kỳ lạ trên thân Đá Voi
< Dù vậy, bị nung nóng cả ngày dưới ánh mặt trời mùa hạ, nhiệt độ bề mặt tảng đá có thể lên đến 60-70 độ C, làm bỏng chân những ai có ý định leo bằng chân trần.
Đến gần hơn hòn đá huyền thoại, chúng tôi thấy hình dáng của Đá Voi Cha quả nhiên giống một con voi khổng lồ giữa thung lũng Yang Tao thơ mộng, mặt hướng về phía những dãy núi điệp trùng của Tây Nguyên hùng vĩ. Dưới chân tảng đá này là vô số những đóa hoa dại, bướm bay lượn xung quanh tạo nên khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời nơi hoang dã. Còn Đá Voi Mẹ nằm cách đó chừng 5 cây số giữa cánh đồng lúa mênh mông.
< Theo người dân địa phương: vào những ngày gió mạnh, việc leo lên đỉnh Voi Mẹ là điều khá mạo hiểm...
Bà H’Thoan (66 tuổi) sống ở cánh đồng Yang Tao, mưu sinh ngay cạnh “thần đá”. Những dấu tích của đá, bà tường tận từng chi tiết. Bà chỉ cho tôi xem những dấu chân bí ẩn nào đó còn in hằn trên mình đá, và nói: “Không biết đó là dấu chân của ai, có từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi thấy hòn đá, dân làng đã thấy các dấu tích đó rồi.
< ... vì trên tảng đá có rất ít chỗ bám, người leo có thể bị gió cuốn lăn khỏi vách đá. Do vậy, bạn hãy cẩn thận.
Tôi nhìn thấy rõ từng chi tiết dấu chân con người rải rác từ chân lên tới thân hòn đá. Ngoài ra, còn có dấu vết của các loại chân chim, chân chó, bò, dê… lác đác khắp nơi, khô khốc, sâu hoắm. Thấy tôi định leo lên, bà H’ Thoan vội ngăn lại: Mùa này gió to không nên trèo lên lưng Đá Voi Cha, gió sẽ quật ngã đó. Những người già trong làng bảo rằng, cái hố sâu màu trắng trên lưng Đá Voi Cha, chính là hố đã nuốt cô H’Hoa vô bụng đá.
< Từ trên "đầu" Voi Mẹ, có thể quan sát nhiều thắng cảnh trong vùng như hồ Yang Reh ở phía Bắc.
Thấy chúng tôi quan sát kỹ đá voi, anh Y Niên H’Brông (32 tuổi) chăn bò gần đó lại gần góp chuyện: Đá Voi Cha thiêng lắm, đối với các đôi trai gái của đồng bào mình thì đó là một vị Thần đầy quyền năng, có thể bảo vệ và che chở cho tình yêu của họ vượt qua mọi sóng gió trong cuộc đời, vững bền mãi mãi.
< ... hay dãy Chư Yang Sin, mái nhà của Tây Nguyên ở mạn Đông Nam.
Họ thường đến đá Voi Cha, kể cho Thần Đá nghe những câu chuyện tình yêu với niềm tin Thần thấu hiểu tất cả, sẽ mang người ấy đến cho mình. Chính Y Niên cũng đã từng ngồi hàng giờ kể lể với đá voi cha về cô gái mà mình đã đem lòng thầm thương trộm nhớ. Không ngờ “thần tình yêu” chỉ lối đưa đường cho cô ấy đến bên Đá Voi Cha nơi anh ngồi, “say nhau” từ phút ấy!
< Dù là một tảng đá "độc nhất vô nhị", nhưng cho đến nay Voi Mẹ chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới khoa học.
Câu chuyện ly kỳ không chỉ dừng lại ở những vết tích lồi lõm của thời gian trên mình đá. Già làng Y Ruê chỉ cho tôi những vết tích được cho là “vết máu” loang lổ trên thân hòn đá :”Trước đây đã có một số người mang dụng cụ đến với ý định khai thác Đá Voi Cha. Nhưng chiếc dùi đục bằng sắt vừa chạm vào đá, người ta đã thấy một dòng máu trào ra ngay chỗ vừa đục. Quá hoảng sợ, họ vội vã bỏ chạy và chẳng bao giờ dám quay trở lại đây nữa. Cũng kể từ đó, người ta thấy Đá Voi Cha không còn di chuyển nữa. Dulichgo
< Người dân địa phương cũng như du khách xa gần đang rất muốn biết, liệu Voi Mẹ có thật sự là tảng đá nguyên khối lớn kỷ lục của Việt Nam hay không.
Xung quanh những câu chuyện ly kỳ về Đá Voi Cha và Đá Voi Mẹ, ông Y Khương H’Long, Phó chủ tịch xã Yang Tao, cho biết: Hai tảng đá này rất gắn bó với người dân trong vùng qua những truyền thuyết nối từ đời này sang đời khác. Trước đây, người dân từng lập miếu thờ dưới chân tảng đá được cho là Đá Voi Cha, nhưng chính quyền vận động bà con tháo dỡ để tránh mê tín dị đoan. Từ đó, việc thờ cúng ở đây không còn nữa, nhưng người dân vẫn luôn tin vào sự linh thiêng của những tảng đá này.
< Nằm không xa con đường dẫn đến hồ Lăk - danh thắng nổi tiếng của Tây Nguyên, đá Voi Mẹ là một địa điểm rất đáng để dừng chân thưởng ngoạn.
Xung quanh chân đá, người ta không thể giải thích được vì sao lại có vô số những mạch nước ngầm trong vắt, mát lạnh ngày đêm chảy róc rách. Bà con đi làm đồng thường dùng nước đó uống, cảm giác như được Giàng đá bảo hộ và mang lại nhiều may mắn.
Nói về cặp đá thiêng của dân tộc mình, ông Y Khương, Phó chủ tịch UBND xã Yang Tao, khẳng định:
< Cách đá Voi Mẹ khoảng 5km về phía Nam là đá Voi Cha, cũng là một tảng đá nguyên khối có kích cỡ rất lớn. Nhỏ hơn Voi Mẹ, nhưng Voi Cha có phần bí ẩn hơn khi được gắn với những câu chuyện huyền thoại ly kỳ của vùng hồ Lăk...
“Đá Yang Tao là linh hồn của đồng bào M’Nông. Họ tín ngưỡng đá như một vị thần che chở và bảo vệ sự sống của buôn làng. Hòn đá không chỉ là chứng tích của lịch sử mà còn là dấu ấn bản sắc văn hóa buôn làng. Đá Yang Tao được bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng nhiều đời qua là nhờ bà con dân bản rất có ý thức. Chúng tôi mong muốn các nhà khoa học, nhà địa chất sẽ tìm đến để nghiên cứu về loài đá khổng lồ trên mình nó mang những vết tích như dấu chân hóa thạch này. Hy vọng sẽ tìm ra những lời giải, những căn nguyên chính xác về sự hình thành cũng như những dấu tích trên hòn đá, chứ không phải dựa vào truyền thuyết như bây giờ”. Vị trí đá Voi >
Theo Nguyễn Thảo (Báo Tiền Phong), ảnh Kiến Thức
toimedulich
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét