Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Một vòng SG - Bình Dương nhân ngày lễ Các Thánh (P2)

(Tiếp theo) - Xã Bình Mỹ thuộc huyện Củ Chi, cách TT Củ Chi 15 km về phía Đông - giáp ranh với Bình Dương mà ranh giới tự nhiên là con sông Sài Gòn. Gần về địa lý nên dân hai vùng qua lại trao đổi buôn bán gần gũi với nhau như cùng một tỉnh.

< Tỉnh lộ 9 chạy suốt xã Bình Mỹ từ cầu Rạch Tra.

Thời còn chiến tranh, đường đến Bình Mỹ có nhiều cách trở nên dân Bình Mỹ thường sang phía Thủ Dầu Một họctập, sinh sống. Đất Bình Mỹ so với các xã khác của huyện Củ Chi có phần mầu mỡ hơn, trồng lúa hay hoa mầu rất tốt.

< Nhiều cây xanh bóng mát, đất đai mầu mỡ tươi tốt.

Hiện nay TP đang thực hiện dự án xây mới các cây cầu trên tỉnh lộ, khi hoàn thành sẽ mở rộng TL9 - khi đó giao thông từ TP sang Bình Dương nhanh chóng thuận lợi đồng thời nâng cao kinh tế của miền đất này.

< Nhiều cây cầu trong dự án mở rộng TL 9 đã hoàn thành.

Hiện nay không còn mùa trái cây, nếu các bạn đi vào dịp hè sẽ thấy nhiều sản vật cây trái được người dân đem bày bán hai bên đường. Ngoài ra còn có cá, tôm, gà vịt, trứng gia cầm... cũng được chào bán. Bình Mỹ còn có Khu Du lịch Sinh Thái nằm bên bờ sông Sai Gòn từng được nhiều đoàn làm phim chọn làm bối cảnh.

< Ngã ba cuối TL9: cắt ngang là TL8, rẽ trái về TT Củ Chi, rẽ phải là cầu Phú Cường sang Bình Dương.

< Ngã ba Bến đò vì có bến đò sang chợ Thủ Dầu Một, dân tại đây thường sang chợ Thủ bằng đò gần hơn đi qua cầu Phú Cường.

Nếu đi thẳng là bến đò, đò ở đây xe máy đi được, qua sông là cập bến sau chợ, rất thuận lợi cho người dân tại đây. Queọ sang trái là đến cầu Phú Cường, cầu khá lớn .
< Cầu Phú Cường, bên kia có trạm thu phí. Nếu đi xế hộp từ SG sang Bình Dương chỉ phải nộp phí cầu đường 1 lần.

Cầu Phú Cường nối liền mảnh đất SG và Bình Dương, là đường huyết mạch từ Củ Chi sang Bình Dương. Thời chiến tranh, cầu nhiều lần bị phá sập gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của dân chúng. Tôi nói khó khăn cho dân là bởi vì không có cầu, họ phải đi đò qua lại hai bờ...

< Sông Sài Gòn chảy qua Thủ Dầu Một, từ trên cầu thấy rõ nhà thờ Chính toà Bình Dương mới được xây lại.

Còn đối với QĐ thì họ có nhiều phương tiện khác (mình còn nhớ cậu mình đã từng bơi qua sông khi không có đò, dễ nể thiệt). Thời đó do đánh nhau triền miên nên dân vùng Bình Mỹ phần lớn đều sang sinh sống tại Thủ Dầu Một hay lên SG, gia đình bên ngoại mình cũng nằm trong số đó. Mãi đến năm 73 mới có thể trở về.

Thế là đã đến Bình Dương, dưới cầu là trạm thu phí cầu Phú Cường và doanh trại Công Binh, phần này không thề có hình được!

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6

Phương Nguyên
toimedulich

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét