Nhắc đến huyện Phù Mỹ, người ta dễ dàng nhớ đến những địa danh lịch sử, thắng cảnh đẹp hay các món ăn đặc sản nổi tiếng cùng với các lễ hội lớn diễn ra quanh năm.
< Từ biển Mỹ Thọ nhìn về phía Tân Phụng, tít bên phải là Mũi Vi Rồng.
Phù Mỹ vốn nổi tiếng hoang sơ thơ mộng với những danh thắng cảnh như: chùa Hang, Giếng Tiên, Di tích Lịch sử Đèo Nhông - Dương Liễu... và một vùng biển đẹp nổi bật phía đông kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến cửa biển Hà Ra (Mỹ Đức). Ít ai biết, trong vùng biển này lại có một thắng cảnh tuyệt mỹ: Mũi Vi Rồng.
< Ghe của ngư dân làng chài Tân Phụng.
Cùng với bãi Ngang, bãi Bàng, hải đăng Hòn Nước thuộc thôn Tân Phụng, Mũi Vi Rồng đang trở thành điểm du lịch nóng của Bình Định, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Dulichgo
< Lăng Ông Nam Hải ở Tân Phụng.
Đến với vùng đất thôn Tân Phụng này, cảm nhận khác biệt đầu tiên của du khách là chút rít của hơi gió, chút mằn mặn vị của biển và một ít nồng nàn mùi cá khô phơi trên lán ngôi nhà của các ngư dân quanh vùng. Dulichgo Dulichgo
Ở đây, người ta chủ yếu sống bằng nghề bánh bắt cá. Vì là ngư trường phong phú bậc nhất vùng nên biển Tân Phụng luôn tấp nập những ghe thuyền đánh bắt cá lớn nhỏ, đem lại nguồn hải sản lớn cho cả nước.
< Từ làng chài đi ngược về hướng Đông - Nam qua bãi cát biển, ngắm những đoàn thuyền phía xa xa.
Từ thôn Tân Phụng đi về hướng Đông Nam qua bãi cát trước thôn sẽ đến một gành đá khá đặc biệt với nhiều loại đá màu sắc khác nhau. Nếu bạn may mắn có thể bắt gặp 'đá son' khi mài với nước thì cho ra màu đỏ thắm, cầm không dính tay, nên được xem là loại son trời cho bởi máu Rồng đọng lại. Gành đá này trải dài đến tận Mũi nên cứ men theo gành đá sẽ đến được Mũi Vi Rồng.
< Trèo lên đỉnh núi đá nhìn xuống Mũi Vi Rồng: bạn trông xem có giống đầu rồng không?
Thắng cảnh Mũi Vi Rồng là ngọn núi đá nhô ra biển, nằm cách thị trấn Phù Mỹ, Bình Định khoảng 20 km về hướng Đông. Mũi Vi Rồng hay còn gọi là 'Mũi Rồng' là ngọn núi có hình dáng trông như một đầu rồng khổng lồ được thiên nhiên chạm trổ qua nhiều ngàn năm.
< Men ra Mũi Vi Rồng bằng thuyền chài.
Ngồi trên những tảng đá nơi này ngắm núi, ngắm biển và bọt sóng đánh vào ghềnh đá trắng xóa, xa xa những con thuyền của ngư dân tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Rồi khi những ngọn sóng đánh xô vào rồi lại trào ra mũi đá, ta cứ ngỡ như miệng rồng phun nước trắng xóa - ấy vậy nên tên gọi Mũi Vi Rồng cũng chính là bắt nguồn từ đây.
< Miệng rồng: một khoảng trống do thiên nhiên kiến tạo, nơi mà khi triều cao thì sóng biển xô vào rồi trào ra như miệng rồng phun nước trắng xóa.
Theo truyền thuyết, Mũi Rồng xưa nguyên là một khối có hình giống vi cá chép, dân địa phương gọi là "Đá vảy Rồng". Dulichgo
Đời nhà Đường, Cao Biền - một thầy địa lý chuyên tìm những nơi có long mạch để yểm và ông đã tìm đến Mũi Rồng này. Cao Biền thấy Mũi Rồng có linh khí kết tụ bèn phù phép chém đứt để trừ hậu họa.
< Miệng rồng nhìn từ phía trong đất liền. Chỉ có thể đứng đây chụp khi triều thấp.
Long mạch núi bị chém đứt, vảy rồng rơi, máu rồng đổ đọng thành những hòn đá son nhỏ lẫn trong cát. Loại đá son này rất cứng, mài với nước thì lại thắm đỏ, cầm không dính tay nên còn gọi là 'son Trời cho'. Xưa, học trò khắp nơi hay về đây để lấy loại đá son về mài làm son cho thầy chấm bài.
< Mũi Vi Rồng nhìn từ bờ đá.
Nếu tinh ý ngày nay thỉnh thoảng ta vẫn có thể tìm thấy những hòn son màu đỏ nằm lẫn trong cát biển đấy. Khi chiều xuống, với quần thể những bãi đá như Bãi Bàn, Đá Dựng lô xô kỳ thú, khu vực Mũi Vi Rồng - Tân Phụng trông như một con rồng kỳ vĩ đang cất mình ra biển.
< Nơi mà truyền thuyết cho rằng Cao Biền (đời Đường) thấy có long mạch nên làm phép chém đứt, ngày nay trở thành vách đá chém.
Sóng lớn vào mùa Đông ở bãi Tân Phụng, do vậy nên Mũi Vi Rồng là một điểm lướt ván lý tưởng có một không hai của Việt Nam, phù hợp cho cả những người mới tập lướt và dân chuyên nghiệp.
< Trên triền núi đá nhìn thấy Hòn Tranh hay còn gọi là Hòn Quy.
Ngoài ra, Mũi Vi Rồng còn là một nơi leo núi lý tưởng với một con đường mòn hiểm trở như con rắn vắt mình ngang giữa núi. Mặc dù con đường này rõ ràng là một thử thách với nhiều du khách nhưng đối với những ngư dân ở Tân Phụng, đây chỉ là một lối đi hằng ngày như bao con đường bình thường khác. Dulichgo
< Bãi Ngang nhìn ra Hòn Tranh.
Lễ hội cầu ngư ở Mũi Vi Rồng thường diễn ra từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 5 (nhằm ngày 11 đến ngày 14 tháng 4 âm lịch) với những hoạt động thể thao dưới nước thú vị: Đua thuyền, Chèo hầu, và hát bội tại Lăng Ông Nam Hải.
< Hải đăng Hòn Nước buổi bình minh.
Non nước Mũi Vi Rồng là một sự kết hợp tuyệt vời của tạo hóa với phía trên là vách đá sừng sững với những cây dứa, cây gai... mọc vững chắc; phía dưới là một vực sâu với những tiếng sóng vỗ rì rào, nhìn xa xa về phía Đông là những đoàn thuyền đánh cá căng buồm cùng gió khơi. Ngang giữa núi là con đường mòn trông có vẻ hiểm trở nhưng là lối đi dẫn đến bãi Ngang và Hòn Tranh.
< Từ Mũi Vi Rồng nhìn về thôn Chánh Trạch.
Khách đến đây ngồi trên những tảng đá cheo leo, gió biển lồng lộng thổi hòa cùng vị mặn mà của biển. Ngắm núi, ngắm biển và bọt sóng đánh vào ghành đá trắng xóa. Xa xa là những con thuyền của ngư dân: tự nhiên thấy rõ một bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ khó quên.
Kết thúc hành trình, bạn đừng quên mang về một chút hương vị của người dân xứ biển, đó là hương rượu Mỹ Thọ. Đối với người dân nơi đây, thưởng thức rượu địa phương luôn đem lại cảm hứng đặc biệt bởi lắng sâu trong từng giọt rượu là truyền thống văn hóa, là ân tình của đất và người nơi đây. “Về thăm thắng cảnh Vi Rồng/Uống rượu Mỹ Thọ thơm nồng tình quê”.
toimedulich tổng hợp, ảnh internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét