Đình Dương Lâm toạ lạc tại thôn Dương Lâm, xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang.
Làng Dương Lâm từ trước đến nay phía Đông giáp làng Đồ Bản và Cẩm Toại, tây giáp làng Cư Nhơn và An Tân, nam giáp làng Cẩm Toại, bắc giáp làng Tuý Loan. Nguyên trước đây làng có tên là Dương Lam, thuộc xã Dương Sơn, đến triều Bảo Đại (1925- 1945) mới đổi tên gọi thành Dương Lâm. Theo người dân ở đây cho biết thì những ngườii đầu tiên vào đây khẩn hoang, lập làng đầu tiên là hai vị thuỷ tổ của hai tộc Thi và tộc Phạm. Dân làng tôn hai vị này là “lưỡng lộc đồng tiền hiền”
Song song với việc lập làng, theo truyền thống văn hoá dân tộc, truyền thống tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân, đình Dương Lâm được dân làng dựng nên để thờ các vị Thần .
toimedulich
Ngôi đình hiện nay là một ngôi chùa thờ Quan Công.Trước đây ngôi đình được xây dựng cách đó 500m. Các bằng sắc, đồ thờ tự đều được để ở ngôi đình cũ này. Cách mạng tháng Tám thành công, ngôi đình cũ Dương Lâm được dùng làm nơi hội họp của nhân dân. Do đó tất cả các lư hương, đồ thờ tự, bằng sắc của đình đều được đưa sang ngôi chùa và từ đó dân làng dùng ngôi chùa làm đình làng Dương Lâm.
Đình Dương Lâm toạ lạc trên gò cao tại trung tâm làng Dương Lâm, cách chợ Tuý Loan về hướng đông hơn 1km . Kiến trúc của đình Dương Lâm được xây dựng khá đặc biệt, vật liệu xây dựng là gỗ,xi măng, mái lợp ngói âm dương, kiến trúc theo lối một gian hai chái với bốn cột chính cao 3m đường kính 28cm, vì kèo nóc được liên kết theo kiểu giao nguyên đỡ đòn đông. Một trụ trốn ăn mộng vào thnh trính với hai lá giang ra đỡ vì kèo giao nguyên này.
Từ cột chính, ba thanh kèo nhì, kèo đấm, kèo quyết ăn mộng vào cột này xoè hình rẻ quạt nối với cột cửa, cột đấm và cột quyết. Từ hàng cột cửa những thanh kèo uốn cong được nối với hàng cột hiên. Các thanh trính, thanh kèo đều được trạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo, hình đâù rồng, hình mây cuộn, hoa lá rất đẹp.
Một điểm có phần khác biệt ở đình Dương Lâm là không có sự chênh lệch rõ rệt về kích thước giữa các chiều ngang, dọc mà mặt bằng gần như là một hình vuông. Bởi vậy thoáng nhìn nó giống kiểu kiến trúc nhà tứ trụ rất phổ biến ở đình làng Nam bộ.
toimedulich
Đình không trổ cửa theo mái trước tam gian như thông thường mà trổ dọc theo đòn đông, đây là một kiểu duy nhất có ở đình Dương Lâm trong tất cả đình làng Đà Nẵng. Trang trí bên ngoài phía trên nóc có đắp tượng Quan Công trong khám nhỏ tượng trưng, dãy dưới được trang trí theo lối cuốn thư với hình ảnh long, ly, quy, phượng chạy suốt mặt ngang của mái. Bốn hàngcột hiên có bốn câu đối.
Hằng năm, ở tại đình, vào dịp tết Nguyên đán thường tổ chức hội chơi từ chiều mồng một đến mòng ba, mồng bốn tết. Đăc biệt là hội bài chòi lôi cuốn đủ mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Hằng năm dân làng tổ chức lễ hội vào các ngày:
- Tết Nguyên đán cầu cho năm mới được “bình an, khang thái, phúc lộc phong vinh”
- Lễ giỗ tiền hiền vào ngày 14-4 âm lịch
- Lễ chạp mả tiền hiền vào ngày 07- 11 âm lịch
Đình Dương Lâm,được UBND thành phố công nhận là di Lịch sử-Văn hoá tại Quyết định số 9859/QĐ-UBND ngày 23/12/2005.
Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét