Từ tháng 4/2015, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức khánh thành đường ven biển Ninh Thuận, giảm tải trên QL1A và mở ra con đường du lịch biển qua địa bàn tỉnh.
Tuyến đường ven biển tỉnh Ninh Thuận có tổng chiều dài 106,4 km, tổng mức đầu tư là 4.551,3 tỷ đồng. Dự án đường ven biển được chia làm 8 dự án thành phần - Trong đó, 7 dự án được bố trí bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và 1 dự án được bố trí bằng vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ.
Điểm đầu tuyến giao với đường QL1A tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, điểm cuối tuyến giao với QL1A tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam gần ranh giới tỉnh Bình Thuận; kết cấu mặt đường bê tông nhựa nóng.
< Đường vào Phước Diêm từ Cà Ná (đầu đường có bảng cảng Cà Ná) được mở rộng.
Với quyết tâm hoàn thành công trình, khẩn trương thi công đến cuối năm 2013 đã hoàn thành các dự án đường Vĩnh Hy - Bình Tiên và Phú Thọ - Mũi Dinh, Quý II/2014 hoàn thành đường Hiệp Kiết - Bình Tiên, Quý III/2014 đã khánh thành cầu Ninh Chữ; đường Vĩnh Hy-Ninh Chữ và đường Mũi Dinh-Cà Ná đã hoàn thành trước ngày 10/4/2015 để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Ninh Thuận.
Dulichgo
Hội đồng tư vấn đặt tên đường tỉnh Ninh Thuận tham mưu, đề xuất đặt tên tuyến đường ven biển phía bắc và phía nam như sau:
< Qua đồng muối bao la, qua cảng cá mới thì vào con đường ven biển (cũng mới luôn).
1. Đặt tên đường Nguyễn Tất Thành: Từ Km 00+000 đến Km 58+000 (đường ven biển phía bắc – từ vòng xoay ngã tư Ninh Chữ, huyện Ninh Hải đến nơi tiếp giáp với đường Quốc lộ IA thuộc xã Công Hải huyện Thuận Bắc).
2. Đặt tên đường Võ Nguyên Giáp: từ Km 00+000 đến Km 44+700 (Đường ven biển phía nam - từ đường dẫn phía bắc cầu An Đông - nơi tiếp giáp với đường Yên Ninh - đến Cà Ná, huyện Thuận Nam, nơi tiếp giáp với Quốc lộ 1A).
< Đường có 2 làn rộng rãi, có đèn đường...
Tuyến đường ven biển là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và chiến lược biển của địa phương.
Dulichgo
Du khách gần xa đã biết tới huyện Thuận Nam với những địa danh trữ tình gợi đầy chất thơ Cà Ná, Mũi Dinh. Nằm ven quốc lộ 1A- con đường huyết mạch Bắc- Nam, từ xa xưa bãi biển Cà Ná đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng của các vị vua Chăm. Và trên con đường Thiên Lý xuôi Nam ngược Bắc, các vị vua chúa nhà Nguyễn cũng đã dừng chân bãi biển thơ mộng này để dưỡng tướng, an quân.
< ... với tầm nhìn bao quát ra vùng biển rộng mênh mông.
Sách xưa kể lại rằng vào những đêm trăng thanh gió mát, các vị vua Chăm thường đưa bầu đoàn thê tử vào Cà Ná vui hưởng không khí trong lành của trời đất. Các nàng công chúa Huyền Trân và Ngọc Khoa đã từng tắm thân ngọc ngà giữa làn nước biển Cà Ná trong suốt thuỷ tinh. Bờ biển thoai thoải trải đầy cát trắng mịn màng. Biển xanh ngày đêm êm đềm vỗ sóng trắng xoá lên những phiến đá đen hun màu đồng. Đá bị sóng và gió bào mòn qua triệu năm mưa nắng tạo thành hình dáng hòn cò, hòn cá nhảy, hòn phu tử, thấp thoáng trong màu trăng bàng bạc. Xa xa trong làn sương khói mịt mùng của hơi nước là cù lao Câu được bàn tay tạo hoá an bày làm bức bình phong chắn sóng tạo nên sự an lành cho bãi biển Cà Ná.
< Mũi Dinh đây.
Rời vùng biển Cà Ná theo lộ trình Nam- Bắc, du khách đến Mũi Dinh cách quốc lộ 1A (tại km 1572, gần ga Hoà Trinh) khoảng 10 cây số về hướng Đông. Nhìn trên bản đồ hành chính, mũi Dinh như chiếc mỏ đại bàng mà hai cánh sải rộng giáp với vùng biển Cà Ná và đồi cát Vĩnh Trường.
Dulichgo
Có thể nói vùng đất Mũi Dinh là sa mạc của Việt Nam. Với hàng trăm hecta đất cát vàng óng màu nắng mềm mại như tấm lụa tơ vàng mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho vùng đất xã Phước Dinh.
Lượng mưa trung bình hàng năm 600-700 mm (thấp nhất nước) là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sa mạc trong tương lai. Với độ cao 177 mét so với mặt biển, Mũi Dinh được người Pháp chọn làm nơi đặt đài khí tượng và ngọn hải đăng trên toà nhà cao 4 tầng.
Truyền thuyết kể lại rằng do biển Mũi Dinh có sức quyến rũ lạ thường nên ngày xưa các tiên ông thường đến đây ngồi ngắm biển hoàng hôn, câu cá và đánh cờ. Tại các hang động ở Mũi Dinh hiện nay còn lưu lại nhiều chiếc chén đá uống rượu của các tiên ông được dính chặt vào những phiến đá. Mũi Dinh có một tảng đá lớn gọi là Hòn Trống khi ta gõ vào mặt đá sẽ phát ra âm thanh vang rất xa.
< Cuối đường là cầu An Đông bắt ngang của sông Dinh.
Đi men theo bờ biển Mũi Dinh, du khách được thưởng ngoạn nét đẹp biến hoá huyền ảo của hiện tượng cát bay. Có lẽ do tác động của khí hậu khô hạn từ thuở khai thiên lập địa nên cát ở đây trắng mịn vào loại bậc nhất Việt Nam.
Gió cuốn cát bay làm thay hình đổi dạng đồi cát Mũi Dinh rộng đến mút tầm con mắt. Rừng dương xanh biếc, xương rồng nở hoa trắng muốt, biển xanh dạt dào sóng vỗ gợi cho lòng người có cảm giác thanh thản quẳng gánh lo âu để vui sống giữa lòng non nước Mũi Dinh an lành.
toimedulich tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét