Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Lò lu đất 150 tuổi bên sông Sài Gòn

(DVO) - Có lịch sử phát triển và thăng trầm gắn liền với vùng đất phía Bắc sông Sài Gòn này nên không có gì lạ khi lò lu Đại Hưng (xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa, được đặt tên đường ở mảnh đất này.

< Do lịch sử hình thành lâu đời mà con đường đi qua trước cửa lò lu dài khoảng gần 2 cây số đã được chính quyền địa phương đổi tên thành đường Lò Lu.

Với tuổi đời trên 150 năm, có thể nói, không chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương mà cả vùng Đông Nam bộ rộng lớn này, không có một lò lu nào có tuổi đời lâu hơn còn hoạt động, kể cả một số lò ở vùng Tân Vạn (Biên Hòa, Đồng Nai), cái nôi của nghề nung đất vùng đất này.

< Một góc nhỏ với rất nhiều loại lu lớn nhỏ trong tổng số diện tích hơn 11.000 m2 của lò lu.

Điều đáng quý hơn nữa là mặc dù nhịp sống hiện đại đã ào ạt quét qua thành phố Thủ Dầu Một với rất nhiều công nghệ cùng những công ty gốm danh tiếng cả nước, nhưng lò lu từ cổ xưa, nay vẫn đứng vững với cách làm lu giữ nguyên từ hơn một…thế kỷ trước.

< Từ những miếng đất đỏ bình thường được lấy ở phía thượng nguồn sông Sài Gòn, qua bàn tay của những người thợ đang được làm nhuyễn đi để chuẩn bị lận lu.
Dulichgo
Theo đó, tất cả các công đoạn của việc làm lu đều được thực hiện bằng…tay.

< Đập lu để kiểm tra trước khi đem đi phơi và phết nhựa màu cũng là một công đoạn quan trọng của nghề làm lu. Theo những người thợ ở đây, do lu được làm tất cả đều bằng bàn tay thủ công nên không tránh khỏi tình trạng méo, không đồng đều nên phải có một người đập, nắn lại trước khi hoàn thành.

Bắt đầu từ khâu lấy đất. Thường là 3 loại đất, đất đỏ, đất bùn, đất sét ở thượng lưu sông Sài Gòn như vùng Dầu Tiếng, Củ Chi, Trảng Bàng… sau đó theo ghe chở về, đặt dưới trời mưa nắng khoảng hơn 3 tháng để đất tự rã các loại chất “độc” như các thành phần kim loại, phèn, tạp chất… Sau đó, các loại đất được đưa vào máy xay nhuyễn rồi dùng chân, tay nhào cho thật mịn.

< Làm nắp lu (dùng để đậy lên trên miệng lu) là công đoạn duy nhất có sử dụng máy móc ở lò lu cổ này. Theo bà Nguyễn Thị Hảo, một người từng có hơn 40 năm gắn bó với lò lu thì cách đây ít năm, lò lu mới sử dụng máy để làm lắp do máy tạo hình tròn phẳng đều và đỡ công sức hơn so với làm tay.

Từ lúc đất mịn cho tới lúc làm được một cái lu cũng rất vất vả bởi đây là công đoạn quan trọng, phải cần đến những tay thợ lành nghề.

< Những chiếc lu đã hình thành, được phơi trong nắng trời khoảng từ 2 đến 3 ngày để đạt độ cứng nhất định trước khi đưa vào lò nung.
Dulichgo
Được biết, lò lu này hiện nay đã trải qua đời chủ thứ 6, hiện được quản lý bởi ông Bùi Văn Giang, ngụ tại Tương Bình Hiệp.

< Nung lu, một công đoạn quan trọng nhất của quá trình làm lu vì thành bại được đặt cả vào đây. Thường, lu được nung trong ba ngày ba đêm liên tục với khoảng cách cứ 4 tiếng đồng hồ lại cho củi khô vào lò để duy trì nhiệt độ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lò nung luôn được dao động bởi nhiệt độ cỡ hơn 1000 độ C chứ không ít hơn.

Khi xưa, nó được khai sinh bởi một chủ tên là chú Ngâu (người gốc vùng Quảng Đông, Trung Quốc), trước khi chuyển lại nó cho một người ở Chợ Lớn tên là Tư Ty. Sau khi ông chủ Tư Ty chết, nó lại được giao lại cho các chủ người Việt ở vùng Thủ Dầu Một này.

< Những chiếc lu thành phẩm được vận chuyển đi bán. Ngày nay, có một số chủ đến chở lu bằng đường bộ do đường sá thuận tiện chứ nhiều năm trước, tất cả lu đều được vận chuyển bằng đường thủy, qua sông Sài Gòn nằm ngay cạnh lò lu này.
Dulichgo
Tuy nhiên, những năm 1980, tình hình kinh tế của lò bị suy giảm, không theo kịp những dòng gốm mới ra khác trên địa bàn tỉnh và đứng trước nguy cơ phải phá sản. Thật may, ông Năm Giang đã tiếp nhận và vực dậy nó, cũng với các sản phẩm truyền thống như từ hàng trăm năm trước là lu (gồm nhiều cỡ, có thể tích từ 5 lít nước cho tới 200 lít nước), chum, vại, khạp… Hiện tại, lò lu này góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm người dân quanh vùng.

Theo Dân Việt
toimedulich

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét